Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bảo Lữa


Bảy Mươi Tuổi Đời - Năm Mươi Tuổi Lính
1960 - 2010

















* * * *
Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa


Phạm Tín An Ninh


Mùa hè Cali có những cơn mưa bất chợt. Riêng buổi chiều nay dù ngoài trời chói chang nắng hạ nhưng trong lòng tôi mơ hồ như đang ngập những cơn mưa. Trước mặt tôi hôm nay là những cánh đại bàng đã phải trải qua một cơn bão lửa. Cái hình ảnh bi tráng ấy thực sự đã gây trong tôi bao điều cảm xúc.
Tôi được một người đàn anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước, mời đến tham dự Buổi Họp Mặt Khóa Võ Bị Đà Lạt của anh. Buổi họp măt được đặt tên: Bảy Mươi Tuổi Đời – Năm Mươi Tuổi Lính. Chỉ mới nghe qua cái tên thôi, cũng đủ cảm thấy ngậm ngùi. Bởi ở tuổi bảy mươi, liệu các anh còn được gặp lại nhau bao nhiêu lần nữa, để cùng nhắc nhớ một thời trẻ trung, trận mạc. Thời mà hầu hết các anh đã từng là những cánh chim đại bàng xoải cánh trên các trận chiến hào hùng, oanh liệt nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận một kết cuộc tức tưởi, oan khiên.
Cách đây vừa đúng năm mươi năm. Buổi sáng ngày 11.11.1960, hai trăm mười người trai trẻ, xếp bút nghiên chọn đời binh nghiệp, nhập học Khóa 17 VBQGVN. Vì nhu cầu chiến trường, họ đã ra trường sớm hơn dự định. Chỉ sau các niên trưởng Khóa 16 ba tháng. Ngày 30.3.1963, đúng một trăm tám mươi Tân Thiếu Úy tốt nghiệp, hành trang văn võ song toàn, như những cánh chim non rời tổ với đôi cánh sẵn sàng thử thách trước phong ba, theo những mũi tên từ chiếc cung của vị thủ khoa Vĩnh Nhi, bay đi khắp bốn phương trời lửa đạn.
Hôm nay, sau bao vinh nhục, thăng trầm, những chàng trai trẻ ấy giờ đã trên dưới bảy mươi. Từ khắp nơi qui tụ về đây với những mái đầu đã bạc. Nếu không phải vì cái tình đồng môn Võ Bị, có lẽ hầu hết đều đang sống lặng lẽ ở đâu đó, như những cánh đại bàng sau cơn bão lửa, xếp mảnh tàn y giữ lấy cho mình một chút hào khí ngày xưa, dư âm của một thời tung hoành ngang dọc, sống chết cùng đồng đội anh em, để tạm quên bớt phần nào đau đớn từ những vết thương không lành được trong lòng.
Gặp lại nhau, gọi tên nhau mừng rỡ. Ngỡ mình như những chàng sinh viên sĩ quan trai trẻ, ngày nào đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nhưng rồi sau khi hướng về lá Quốc Kỳ cùng hát bài Quốc Ca năm xưa, tất cả đều thấy lòng chùng xuống. Bởi còn có một điều gì đó làm họ đau đớn hơn vết thương trong lòng họ: Quê Hương và Bạn Bè đã mất. Chương Trình được bắt đầu bằng Buổi Lể Tưởng Niệm Truyền Thống Võ Bị, tưởng nhớ và tạ tội cùng Núi Sông, đồng đội, đặc biệt những đồng môn Võ Bị đã hy sinh, mà họ đã chưa trả được món nợ máu xương này. Những mái đầu bạc lại cúi xuống ngậm ngùi, thổn thức theo từng lời bi hùng như phảng phất đâu đây bao oan hồn tử sĩ, của bài truy điệu mà tác giả là vị Chị Huy Trưởng lỗi lạc vang tiếng một thời












"Lúc bấy giờ...


Nơi cánh đồng chiêm Bắc Việt
Bên con rạch nhỏ Cà Mau
Trong cánh rừng sâu Trung Việt
Phút chốc... Liệt vị... đã trở nên người thiên cổ
Ôi! sự nghiệp đan tâm đeo đuổi
Nay phải đành gián đoạn nửa chừng
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y...
Chí tuy còn mong hăm hở
Nhưng sức không kham nổi đoạn đường."


Trên bàn thờ, tám mươi hai ngọn nến được thắp lên, tượng trưng cho tám mươi hai vị đồng môn đã lần lượt hy sinh lẫm liệt ngoài chiến trường, hay bị giết dã man trong các trại tù Cộng Sản.
Con chim đầu tiên gãy cánh, Thiếu úy Phan Tất Trí, chỉ mới bảy ngày sau khi trình diện Sư Đoàn 2 BB, đã anh dũng hy sinh. Thiếu úy Đặng Ngọc Khiết, trưởng toán Biệt Kích Delta, nhảy xuống miền Bắc, sa vào tay giặc, bị xử tử tại chợ Ninh Bình năm 1964. Vị thủ khoa Vĩnh Nhi, với biết bao hào quang đón chờ trước mặt, cũng đã bỏ mình bên bờ sông Bảo Định, Mỹ Tho, vào buổi chiều mồng ba Tết Mậu Thân. Người mang cấp bậc cao nhất, Đại Tá Võ Toàn, vị Trung Đoàn Trưởng nổi danh của SĐ1BB, đã mất theo cùng vận nước vào ngày cuối cùng của Quân Đoàn I. Xác thân ông nằm lại ở một nơi nào đó trên quê nhà. Và người tử trận cuối cùng, vào giờ thứ 25 cuộc chiến: Trung Tá BĐQ Đoàn Đình Thiệu, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 30.4.75 tại Mặt Trận Phú Lâm, khi quyết tử chiến cản đường địch quân tiến chiếm Sài Gòn. Sau ngày cuộc chiến kết thúc trong tức tưởi, Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi danh ngay từ lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, bị bọn CS giết một cách man rợ và hèn mạt tại trại tù Kỳ Sơn, Quảng Nam. Trung Tá Huỳnh văn Lượm, vị Lữ Đoàn Phó của binh chủng TQLC hào hùng, cũng đã chết một cách đau lòng trong trại tù Z30A Xuân Lôc. Tôi cũng thấy đau nhói trong lòng khi được nghe các anh kể lại một đồng môn tài ba, sống anh hùng và chết hiên ngang: Trung tá Phan ngọc Lương, một tiểu đoàn trưởng nổi danh ở SD 1 BB bị trọng thương, cụt chân và phải giải ngũ năm 1972. Sau đó anh làm quân ủy trung ương của đảng Đại Việt, được Tướng Ngô Quang Trưởng mời làm cố vấn chính trị cho Ông. Sau ngày miền Trung mất vào tay giặc, anh tổ chức và tham gia hoạt động quân sự chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Không may, anh cùng một số chiến hữu lãnh đạo sa lưới và bị tử hình vào ngày 9 tháng 9 năm 1979. Đúng vào một ngày gió mưa tầm tã. Cái chết oai hùng của anh gây rất nhiều xúc động cho nhân dân thành phố Huế.
Hôm nay, cũng có mặt bà quả phụ Võ Vàng và cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, đến họp mặt cùng với những đồng môn của phu quân, thân phụ, mang theo nỗi niềm cùng ánh mắt u uẩn của người thân đã mất. Tiếng chiêng trống cùng âm vang não nùng của bài truy điệu làm nhiều người rơi lệ, dẫu nước mắt của họ có lẽ đã khô cằn cạn kiệt. Trong hội trường, hầu hết những vị đã từng là Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, Liên Đoàn Phó Biệt Cách Nhảy Dù, Phi Đoàn Trưởng Không Quân và một số vị Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh trên trận mạc. Tôi hình dung tới những cánh đại bàng từng một thời oai phong lẫm liệt trên khắp các chiến trường mịt mù lửa đạn. Sau ngày mất nước, hầu hết đều bị kẻ thù giam cầm hành hạ hơn 13, 14 năm trong các trại tù Nam-Bắc. Ngày trở về, cũng có bao gia đình chia lìa tan tác. Vậy mà trong gần hai ngày được ở bên cạnh họ, tôi không hề nghe một ai tự ngợi ca thành tích, chiến công, hay có một lời oán trách các vị chỉ huy, những Tướng Lãnh đã bỏ họ ra đi trong giờ phút tử sinh.
Đứng trước họ, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Thoáng xấu hổ về những chiến công, tù tội, cùng sự mất mát đã từng kể lể với bạn bè. Tôi cũng đã từng bị thương tích trong chiến tranh, tù đày ở các trại tù Nam- Bắc. Cha tôi cũng đã bị chết trong một trại tù khi ở tuổi 70. Vợ con tôi cũng đã phải sống cảnh nheo nhóc khốn cùng sau ngày mất nước. Nhưng so với họ, các điều ấy trở nên quá đỗi bé nhỏ, tầm thường. Ngày xưa, tôi đã từng ngưỡng mộ họ, khi họ là những con đại bàng lẫm liệt tung cánh trên khắp miền trận mạc, thì hôm nay, tôi vô cùng cảm phục, dẫu cung kiếm không còn, họ chỉ là những con đại bàng thương tích, mỏi mòn với năm tháng tha hương. Nhưng ở đâu đó trong họ, tôi vẫn bắt gặp hào khí của người lính chiến, lòng vị tha và nhất là tư cách của một cấp chỉ huy.
Tôi lại nhớ tới cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi nghiệp cho điều mong ước và những dự tính của của Ông đã phải đứt đoạn nửa đường. Khi quyết định thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia, Ông luôn kỳ vọng vào những sĩ quan trẻ tuổi, xuất thân với đầy đủ khả năng văn võ để trở thành những vị Tướng Lãnh liêm khiết tài ba, lãnh đạo Quân Đội, Đất Nước sau này. Tiếc là vận nước điêu linh quá sớm. Chỉ cần vài ba năm nữa, trong số những người đứng trước mặt tôi hôm nay, sẽ có nhiều vị Tư Lệnh tài đức vẹn toàn, giữ vững được giang sơn.
Khóa 17 được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên Lê Lai. Có lẽ cái tên này đã quyện vào số mệnh của họ. Dù tài ba thao lược đến đâu, cuối cùng họ cũng chỉ là những Lê Lai, mà không bao giờ có thể trở thành Lê Lợi được.
Người đàn anh của tôi hôm nay, cũng từng là một vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi, thao lược can trường. Chiến thắng Kontum và giữ vững được Cao Nguyên trong Mùa Hè Đỏ Lửa , anh đã góp một phần không nhỏ. Ngày 13.03.75, khi cùng toán quân đầu tiên của Trung Đoàn từ Hàm Rồng, Pleiku đổ xuống Phước An, biết tình hình không thể nào cứu vãn được Ban Mê Thuột, nơi có vợ con mình ẩn trốn trong trại gia binh, anh vẫn hiên ngang đi đầu cùng những người lính khinh binh. Từng đoàn xe tăng T 54 và đại quân Cộng Sản theo QL 21 tràn xuống Khánh Dương, bao vây Bộ Chỉ Huy nhẹ của anh trên đỉnh đèo Chu Cúc, anh cùng vị Sĩ Quan Hành Quân thoát được vòng vây. Nhưng đó cũng chính là lúc anh cảm thấy tuyệt vọng nhất trong suốt cả đoạn đời binh nghiệp. Bị tù đày hơn 13 năm. Sang Mỹ muộn màng theo diện HO, nhờ trình độ Anh Văn khá, anh kiếm được việc làm sớm đủ để lo lắng cho các con ăn học. Bây giờ anh sống lặng lẽ cùng với gia đình ở ngoại ô thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm và nghiên cứu về Thiền Học. Gặp lại anh em đồng đội cũ, anh luôn dang rộng hai tay như muốn ôm lấy hết cái tình huynh đệ, một thời cùng sống chết bên nhau. Và chỉ có những lúc ấy, chúng tôi mới nhìn thấy đôi mắt anh sáng lên cùng với nụ cười rạng rỡ.
Nếu trong sách sử, có những trang từng ca tụng những người lính chiến bại, thì hôm nay, tôi xin được viết thêm những dòng nhỏ nhoi này để xin ca ngợi các anh, những cánh đại bàng hào hùng sau một cơn bão lửa, vẫn luôn giữ được hào khí và cung cách của mình. Cho dù, đối với các anh, bất cứ một lời ca tụng nào cũng đã trở thành phù phiếm, thừa thải tự lâu rồi.
Đất nước đang ngày một tan tác điêu linh trong tay của đám người bất lương chiến thắng. Nhất định có lúc, dân tộc sẽ viết lại những bản hùng ca dành cho những người bại trận oan khiên tức tưởi năm xưa.




Phạm Tín An Ninh
                       Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân


                                   Tổ Quổc Ghi Ơn



Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân:Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa


HỌ TÊN
Cấp bậc - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Nghĩa, tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.




---------------------------------------------------------------------------------

Bảy Tay Súng Oai Hùng


Một vụ cướp súng công an đào thoát thật ly kỳ xảy ra tại trại tù A.20 Xuân Phước.


Trại tù A.20 Xuân Phước của Việt Cộng toạ lạc tại một địa điểm cách ga xe lửa Lahaye khoảng 15 cây số thuộc tỉnh Phú Yên (Trung phần). Đây chính là nơi mà trong thời chiến tranh trước 1975 VC dùng làm Mật Khu an dưỡng cho các cán binh CS của chúng. Sau khi chiếm được miền Nam tháng Tư 1975, chúng biến nơi này thành trại tù lớn, chia làm hai khu, Khu A và Khu B. Và mỗi Khu còn chia ra thành nhiều Phân trại. Phân trại E giam giữ các anh em Sĩ quan QLVNCH. Bọn VC đã đưa toàn bộ số đàn ông di tản qua Mỹ trở về từ con tàu Việt Nam Thương Tín nhốt tại đây, rồi sau biến các tù nhân này thành những phu hồ để xây dựng những ngôi nhà ở và nhà giam bằng xi măng cốt sắt. Đồng thời chúng áp dụng một quy chế đối xử với tù nhân vô cùng khắt khe. Bọn cai tù tuyên bố rằng, nơi đây chúng sẽ "biến sắt thành bùn", bất cứ tù nhân nào dù ngoan cố tới đâu cũng phải bị khuất phục. Nhưng ngược lại, chúng đã luyện cho các tù nhân trở thành Gang Thép !
Các anh em tù gọi đây là "Trại Kiên Giam".
Ở đây chúng tôi không nói về các sinh hoạt của trại tù, vì đã có 2 quyển sách nói về Trại tù A.20 Xuân Phước rồi. Một, là quyển "Trại Kiên Giam" của nhà văn Nguyễn Chí Thiệp, cựu sinh viên quốc gia hành chánh, hiện ở Texas. Và hai, là quyển "Cuối Tầng Địa Ngục" của nhà văn Đỗ Văn Phúc, cựu đại úy CTCT, hiện cũng ở Texas.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tường thuật lại vụ cướp súng công an rồi đào thoát của 7 cựu Sĩ quan QLVNCH, đó là :


1.- Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Anh Ngữ Quân Đội)
2.- Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3.- Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu (TQLC Khoá 25VBĐL)
4.- Tr/úy Trần Lưu Úy (Phi công F5E)
5.- Tr/uý Nguyễn Hồng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6.- Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC)
7.- Đại úy Lê Thái Chân (Pháo binh Dù)


Tại trại A-20 Xuân Phước, Phân trại A, các tù nhân được chia ra thành từng đội, mỗi đội có khoảng trên dưới 30 người. Hàng ngày các đội được hướng dẫn đi ra ngoài trại để làm lao động như đào ao nuôi cá, cuốc đất trồng hoa màu, v.v... Mỗi lần dẫn tù từ trại đi "lao động" luôn luôn có 1 quản giáo mang súng ngắn và 2 vệ binh mang súng dài đi kèm.
Nhưng vào ngày 13 tháng 11 năm 1980, đội của các anh em 7 Sĩ quan trên chỉ có một quản giáo và 1 vệ binh đi kèm. Vì đã có chuẩn bị từ trước, cho nên thấy đây là cơ hội tốt. Bởi vậy, thừa lúc giải lao, chỉ có một tên vệ binh đứng gần, một anh bèn dùng xẻng đập vào đầu tên vệ binh lăn ra bất tỉnh. Các anh em cướp súng rồi hè nhau tẩu thoát về phía chân núi. Tên quản giáo ở đàng xa thấy động định chạy lại... thì anh em liền nổ một phát súng chỉ thiên, tên quản giáo hoảng sợ quay đầu hướng về trại chạy thục mạng.
Thực ra, trong toán tổ chức trốn trại lần này chỉ có 6 anh em thôi, không có Đại úy Đặng Ly Thông. Nhưng khi anh em bỏ chạy thì Đại úy Thông chạy theo luôn miệng la ơi ới... đợi tui với ! Những anh em trong đội còn lại thì ngồi yên tại chỗ. Mấy tiếng đồng hồ sau, trong trại mới báo động, bọn công an trong trại kéo ra mở cuộc truy lùng có dẫn theo cả chó, đồng thời đưa những anh em trong đội còn lại trở về trại.
Hơn tuần lễ trôi qua, anh em trong trại rất vui mừng tưởng đâu vụ trốn trại trên đã thành công. Nào hay mấy tuần sau có điện từ Tuy Hoà gọi trại cho người tới nhận diện 6 cái xác chết của tù nhân trốn trại. Một anh tù hình sự đi theo đám công an có nhiệm vụ chôn cất đã kể lại rằng, một toán du kích người Thượng phát hiện có 6 người, một người đang ngồi trên bờ, bên cạnh để 2 khẩu súng, một CKC và một AK, còn 5 người thì đang tắm dưới suối. Toán Du kích này đoán ngay là tù trốn từ trại A.20 Xuân Phước vì chúng đã được báo động từ trước. Lập tức chúng liền nổ súng bất ngờ làm anh em không kịp trở tay.
Toán công an trại tới nhận xác, nhận diện từng người, thấy Đại úy Lê Thái Chân lọt sổ. Nhưng một thời gian sau Đại úy Lê Thái Chân cũng bị bắt trở lại và bị kêu án 18 năm tù. Sau đó Chân được thả ra năm 1995 và qua Mỹ năm 1999, định cư tại thành phố Utica, tiểu bang New York, là một nơi hẻo lánh ít thấy người Việt.
Khi hay tin tới Mỹ, chúng tôi liền liên lạc với anh ngay. Chân bèn kể vắn tắt câu chuyện như sau :
Sau khi chạy được vào chân núi, anh em không dám đi đường lộ mà phải vượt đường rừng, men gần các buôn Thượng để kiếm thực phẩm như đào trộm khoai để mưu sinh. Dọc đường anh em cướp được thêm một khẩu AK của một tên du kích người Thượng tên Ma Lan.
Toán của anh đi hơn 1 tuần lễ thì giáp với biên giới Cam Bốt. Có đêm anh em đứng trên ngọn núi Ban Mê Thuột nhìn qua phía Cam Bốt thấy lửa đỏ trời và tiếng súng đại bác vang rền. Trong thời gian này quân VC tràn qua Cam Bốt. Vì Chân nguyên là Sĩ quan đề-lô pháo binh, anh có nhiệm vụ đi trước thám sát địa hình. Một hôm, anh bỗng nghe có nhiều loạt súng nhỏ nổ, anh quay lại chỗ anh em đợi thì không thấy ai cả. Do đó, anh bị lạc mất anh em, nên không biết chuyện gì đã xẩy ra cho các bạn đồng đội.
Cho đến mấy ngày sau, ngày 18-12-1980 anh chạm trán với một toán bộ đội VC, chúng chận hỏi giấy tờ. Anh chối quanh, chúng làm dữ đòi bắn bỏ. Sau anh đành nhận đại là tìm đường vượt biên. Chúng đưa anh về đồn tạm giam. Qua hôm sau chúng điều tra ra anh trốn trại, nên đánh anh một trận suýt chết, rồi giải giao anh trở về trại Xuân Phước. Tới lúc đó, anh mới được anh em đồng tù thuật lại về cái chết của 6 đồng đội. Tất cả 6 cái xác được chôn chung một cái huyệt, san bằng, không để lại chút dấu vết gì !
Sau khi Chân vắn tắt kể cho nghe câu chuyện, chúng tôi còn muốn biết thêm nhiều chi tiết nữa, nhưng Chân hẹn lại dịp khác. Lần khác gọi lại thì Chân lại bận. Chúng tôi yêu cầu Chân viết ra giấy, hoặc thâu vào băng gởi cho chúng tôi cũng được. Chân đồng ý.
Một mặt chúng tôi viết bài "Bảy Tay Súng Oai Hùng" này gởi cho Chân xem. Chân có đính chính vài chỗ, nhứt là tên họ và cấp bậc của 6 người bạn. Đồng thời kèm theo mấy dòng :
- Anh Sáu,
Chuyện vượt ngục của Em dài dòng và chi tiết nhiều lắm. Thuận tiện Em sẽ thâu băng và nhờ Anh góp ý. OK nhé ! Bây giờ chỉ gởi thêm một ít chi tiết và tùy Anh định liệu.
Nhưng đó là lần liên lạc cuối cùng. Gọi điện thoại không được. Báo gởi đi bị trả về. Không biết bây giờ Chân ở đâu ?
Tin vui : Sau khi bài này được Post lên Net hôm 30-12-2008, anh em Nhảy Dù đã giúp tìm được địa chỉ của Anh CHÂN.

Quang Phục Võ Văn Sáu
12-2008



---------------------------------------------------------------------------------

*Sáu trong bảy anh hùng của trại A 20:



1. Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Sinh Ngữ Quân Đội)
2. Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3. Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu ( Khoá 25VBĐL,Đại đội trưởng ĐĐ 1, TĐ 18, TQLC)
4. Tr/úy Trần Lưu Úy (Phi công F5)
5. Tr/uý Nguyễn Hùng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6. Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC )


---------------------------------------------------------------------------------






                          Nguyễn Ngọc Bửu TQLC trung úy ĐĐT-1,TĐ18
                                            27-03-1948 Tây-Ninh
                                            1980 A 20 Phú-Khánh







                          Nguyễn Hùng Quân Th úy Phóng viên Chiêu Hồ
                                 Hy Sinh năm 1980 tại A 20 Phú Khánh




---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Những A20 đã gửi xác trong trại:

- Bùi Ngọc Phương (chết năm 1983)
- Kê Văn Kéo
- Khúc Thừa Văn
- Lê Danh Chấp (Thiếu tá)
- Lê Kiên (Bùi Lượng)
- Lê Quang Minh (trưởng ban thi đua)
- Lê Văn Thương
- Lương Thiện
- Lý Thành Cầu (Đại Tá Quốc Dân Đảng)
- Nguyễn Quang Minh (chết ở A20)
- Nguyễn Đáo
- Nguyễn Minh Châu (Châu Campuchia) Th/T TQLC
- Nguyễn Văn Của (ông già Của) tự tử chết trong xà-lim C1 - T20
- Phạm văn Be (án chung thân, bị xử bắn ở A20)
- Phan Văn Cải
- Quách Văn Trung (chết ở phân trại B, nhà 3)
- Thơ (Dược Sĩ Thơ)
- Trần Văn Sáng
- Trần Vĩnh Đắc ( Đại Tá)
- Võ Hiếu Nghĩa
- Võ Văn Hải
- Bùi Hữu Nghĩa (Thiếu tá truyền tin, chết trong trại kiên giam A20)


* Và sau đó:


- Bùi Mạnh Bái (chết cách đây 7, 8 năm ở Trung Mỹ Tây, Hốc Môn.)
- Cao Văn Khanh (Đại tá Khanh chết ở Mỹ)
- Đỗ Trọng Thư (chết vì stroke ở Pháp)
- Đỗ Văn Minh (cà chua) (chết ở Mỹ)
- Dương Cự (luật sư) (chết ở VN)
- Dương Đức Mai (trợ thủ của chúa trại) chết ở Mỹ
- Hoàng Tứ Quí (chết)
- Huỳnh Cự (chết ở Bình Thạnh.VN 1991)
- Huỳnh Văn Công (chết ở Bình Thạnh VN 1990)
- Lê Quang Trinh (chết)
- Lê Thanh Hồng Vân (chết ở Seattle WA)
- Lê Thanh Thức (cụ Thức) (chết đã 3, 4 năm ở VN)
- Lê Văn Tính (chết)
- Nay Luett (Tổng Trưởng Sắc Tộc, có tin chết tại Phú Bổn)
- Ngô Khắc Tịnh - Tổng Trưởng Tư Pháp (chết tại Saigon)
- Ngô Khắc Tĩnh - Tổng Trưởng Giáo Dục (chết tại San José 2005)
- Nguyễn ĐìnhTú (Nguyễn Tú) nhà báo, chết tại Virginia Hoa Kỳ, 7/2010
- Nguyễn Hữu Giao - Luật sư (chết ở Pháp)
- Nguyễn Hữu Nghề (mất tại Houston ngày 6/8/2010)
- Nguyễn Ngọc Nhung (bác Nhung chết ở Bình Long)
- Nguyễn Nhung (chúa đảo Côn Sơn) (chết ở Sài Gòn)
- Nguyễn Quang Minh (chết ở A20)
- Nguyễn Tấn Chức BS (chết ở VN )
- Nguyễn Thanh Nhàn (Nhàn cụt) chết ở Sài-Gòn
- Nguyễn Văn Đèn (chết tại Vũng Tàu V-N 1995)
- Nguyễn Văn Đoan (chết ở VN)
- Nguyễn Văn Phước (cỏ kiểng) chết về bịnh ung thư máu ở Houston
- Nguyễn Xuân Thanh (mất ở Atlanta)
- Nhiêu Tô (chết)
- Phạm Ngọc Đông (Đông rỗ) (vượt biên chết trên biển)
- Phạm văn Mùi (chết ở nhà) Gia đình Đại úy Mùi ở ngay chợ La Hai
- Phan Lạc Giang Đông (chết ở Mỹ 2001)
- Phan Thành Trường (chết ở Pháp)
- Phú (Phú sụp) (chết ở VN)
- Tạ Văn Hườn (Quờn) (chết)
- Tăng Khánh Niên (chết ở Saigon khoảng năm 93, 94)
- Trần Công Linh (chết ở Đức 2010)
- Trần Văn Lợi (mắt kiếng) Th/t CS bị lao phổi về chết ở quê tỉnh Bến tre )
- Trịnh Đình Lâm (chết ở VN)
- Trương Anh Dũng (Dũng ba đuông) (chết ở Las Vegas)
- Vũ Bội Ngọc (ông đại sứ) (chết ở V-N)
- Vũ Đức Vọng (Th/T Trưởng Khối CTCT Tiểu khu Quảng Trị)
- Vũ Mạnh Dũng (sinh viên Văn Khoa, chết ở VN)
- Yong Phi Phan (trung úy KQ)
- Võ Sư Lê Sáng (Chưởng môn Vô Vi Nam) chết ngày 27-9-2010





















                       Phan Lạc Giang Đông





                                Huỳnh Cự
             Trung tá hồi chánh chết tại V-N 1991






             Ký giả lão thành Nguyễn Tú
                      (1924 - 2010)





      A 20 Chưởng môn VOVINAM Lê Sáng
   chết tại 31 Sư vạn Hạnh Q 10-Sài-Gòn 4 giờ sáng ngày 27-09-2010

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Một Lần Chào Cuối Cùng Cuả Đời Quân Ngũ


Trương Quang Chung


Sau 30.4.1975, người Việt tản mát trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Ðại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Ðoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.
Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Ðà Nẵng.

***
Tám giờ sáng ngày 28.3.1975, Tiểu Ðoàn tôi được lệnh rút về tuyến ‘’vàng’’ phòng thủ, giữ phía Tây Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I và bảo vệ Pháo Ðội 105 ly của Sư Ðoàn 3. Mở bản đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Ðiện Bàn đi Ðại Lộc, Thượng Ðức thuộc Tỉnh Quảng Nam. Tiểu Ðoàn chịu trách nhiệm từ Tháp Bằng An đến Phong Thử (khoảng 2 km). Tiểu Ðoàn di chuyển đến địa điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh Lộ 14C khoảng 50 mét.
Sau khi liên lạc với vị Pháo Ðội Trưởng để bàn hoạch phương thức bảo vệ Pháo Ðội, tôi ra lệnh, giao nhiệm vụ, chỉ định vị trí cho từng Ðại Ðội. Bộ Chỉ Huy của Tiểu Ðoàn ở gần Pháo Ðội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Ðại Úy Pháo Ðội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc mắc vì Pháo Binh luôn luôn ở sau để yểm trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 của tôi gọi về Tiểu Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo vệ súng không?
Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã thông báo là dời về Non Nước.
Lúc này, tôi có phần bi quan vì theo dõi tin tức qua máy trên các tầng số của các Ðơn Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền tin.
Bốn giờ chiều, tôi hoàn toàn không liên lạc được với Liên Ðoàn 911 do Trung Tá Lê Văn Thành Chỉ Huy mà Tiểu Ðoàn tôi trực thuộc. Tiểu khu cũng biệt vô âm tín.
Tôi gọi về Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn I cũng như của Sư Ðoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Ðơn Vị nên khó chen vào được.
Tôi mời các Ðại Ðội Trưởng và Sĩ Quan Tham Mưu đến cho biết tình hình và bàn kế hoạch. Bây giờ tôi không còn ai Chỉ Huy nữa nên tôi quyết định rút Tiểu Ðoàn về Hội An để vào Tiểu Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương đối an toàn và gần nhất để ra Ðà Nẵng.
Ðơn Vị ra Quốc Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Ðà Nẵng quá sức tưởng tượng. Họ đang chạy giặc. Tình hình quá bi đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Ðơn Vị về lo cho gia đình.
Tôi tiến sát Quốc Lộ 1 để xem tình hình thì gặp Trung Tá Nguyễn Tối Lạc, Quận Trưởng Ðức Dục. Ông ta cho biết tất cả các Chi Khu của Quảng Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu Khu thì về Ðà Nẵng không liên lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực thuộc Ðại Tá Vũ Ngọc Hướng, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 3.
Ðại Tá Hướng chỉ huy luôn các Tiểu Ðoàn của Tiểu Khu Quảng Nam nữa. Trung Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền tin, một người Lính bảo vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Ðại Tá Hướng ngồi trên pháo tháp.
Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu Khu Phó Quảng Nam và hỏi tôi:
- Tiểu Ðoàn của mày đâu mà mày đứng đây?
Tôi trả lời:
- Tiểu Ðoàn tôi còn nằm trong Làng này, Ðại Tá.
Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.
- Có còn đủ không?
- Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du kích thôi. Bảo đảm Ðại Tá, chắc Ðại Tá biết Tiểu Ðoàn này rồi mà.
- Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Hinh chưa?
- Tôi chưa nhận lệnh trực tiếp của Thiếu Tướng nhưng đã nghe Trung Tá Lạc nói rồi.
- Tốt, bây giờ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung Ðoàn tao, mày có tầng số của tao chưa?
- Có đầy đủ ở đặc lệnh truyền tin rồi Ðại Tá. Bây giờ Ðại Tá cho lệnh thế nào?
- Theo lệnh Thiếu Tướng, mày cho Tiểu Ðoàn về Hội An phòng thủ với Trung Ðoàn. Ðến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để nhận lệnh chi tiết.
Tôi từ giã Ðại Tá Hướng trở lui Tiểu Ðoàn trình bày cuộc nói chuyện và lệnh của Ðại Tá Hướng cũng như Trung Tá Lạc cho các Sĩ Quan nghe. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói: Bây giờ chúng ta về Hội An như ý định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân sự, chúng ta đặt dưới quyền của Ðại Tá Hướng,nếu hữu sự, chúng ta có Lực lượng quân sự cùng chiến đấu. Về đó tùy tình hình ta xử trí sau.
Tại Hội An chúng ta có các điểm lợi sau:
- Về địa thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.
- Có kho vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của Trung Tâm Tiếp Vận Quảng Nam của Tiểu Khu, chúng ta xử dụng nếu chiến đấu nhiều ngày.
- Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh Viện Hội An có phương tiện cấp cứu, có Bác sĩ Trung Ðoàn 2 và Y tá.
Liên Tỉnh lộ 13C từ Ðà Nẵng đi Hội An tương đối an toàn để chúng ta về Ðà Nẵng.
Tôi đã trình bày những điểm lợi hại cho các Sĩ Quan rõ,tôi nói tiếp:
-Nếu phải bỏ Ðà Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình diện Quân Ðoàn để được giúp đỡ vì Tiểu Ðoàn mình còn nguyên chưa bị tổn thất thì thế nào Quân Ðoàn cũng lo cho mình vào Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân số đông để áp đảo Hải Quân, yêu cầu được chở vào Nam chiến đấu.
Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh Sĩ chạy về Ðà Nẵng quá nhiều nên di chuyển Ðơn Vị lớn như thế rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Tôi ra lệnh cho các Ðại Ðội Trưởng, Trung Ðội Trưởng phải bám sát Binh Sĩ của mình đừng cho thất lạc. Nếu thất lạc, họ phải đến điểm tập trung là Ty Công Chánh Hội An. Ðó là điểm tập trung của Tiểu Ðoàn, đừng vào Tiểu Khu. Tôi căn dặn thật kỹ các Ðại Ðội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập họp.
Sáu giờ 30, Tiểu Ðoàn bắt đầu hướng về Hội An. Lính Sư Ðoàn 2 Bộ Binh Tiểu Khu Quảng Ngãi, Quảng Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ Huy nên hoàn toàn vô trật tự, vô kỷ luật, chỉ cần một hành động vô ý thức làm chạm tự ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.
Tôi đến được Hội An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập trung, hai Ðại Ðội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng thủ và đợi Tiểu Ðoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu Khu để gặp Ðại Tá Hướng nhận lệnh.
Mười hai giờ, Tiểu Ðoàn đã đến đầy đủ. Ðại Úy Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn, cho tôi biết quân số lúc đó là 470 người. Các Sĩ Quan có đủ, có 20 thường dân là thân nhân của các Quân Nhân của Tiểu Ðoàn theo họ (họ hy vọng nếu có vào Sài Gòn thì họ cùng Tiểu Ðoàn vào Nam được dễ dàng hơn) vì lúc ở Ðiện Bàn, các gia đình này ở đó nên họ biết có Tiểu Ðoàn về nên đem theo luôn.
Có 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác thuộc Tiểu Khu Quảng Nam đã thất lạc Ðơn Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân Nhân này, tôi chấp thuận cho họ ở với Tiểu Ðoàn với điều kiện phải tuyệt đối tuân hành lệnh của các Sĩ Quan Tiểu Ðoàn, nếu bất tuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Ðơn Vị gốc khi tôi gặp Ðơn Vị đó. Tất cả họ đồng ý và tôi phân chia cho các Ðại Ðội tác chiến ngay.
Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận tiện), Tôi ra lệnh cho Trung Sĩ I Thoảng chịu trách nhiệm vì Trung Sĩ I Thoảng là Hạ Sĩ Quan Ban 5 của Tiểu Ðoàn (Trung Úy Trưởng Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói: ‘’Bà con là thân nhân của Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo vệ bà con như bảo vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung Sĩ I Thoảng để được an toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu Ðoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó’’. Họ hiểu ý tôi nên rất hoan hỉ.
Thành Phố Hội An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Ðà Nẵng lánh nạn. Tiểu Ðoàn rời Ty Công Chánh Quảng Nam để đến vị trí phòng thủ theo lệnh Ðại Tá Hướng. Ðó là hướng Bắc Hội An trên đường ra Ðà Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu Ðội, một máy truyền tin do một Trung Sĩ của Ban 2 Chỉ Huy để đón nhận những người đến muộn.
Tại vị trí phòng thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh thần căng thẳng. Tôi đang ngồi suy nghĩ thì Hạ Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà phê sữa đang nóng và nói:
-Mấy ngày nay Thiếu Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu Tá ốm đó nghe. Thiếu Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà phê để có sức đánh giặc chứ. Tôi đang lo lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:
- Mấy ông kia ăn chưa? Bồ câu đâu mày có?
- Thưa Thiếu Tá, lúc nãy ở Ty Công Chánh có chuồng bồ câu có lẽ của ông Trưởng Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Ðại Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt cộng chứ Ðại Bàng.
- Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe. Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân Ðoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung Úy Bình, Sĩ Quan Truyền Tin mở máy qua tần số Quân Ðoàn liên lạc xem sao. Không liên lạc được mặc dù Bình đã có tất cả đặc lệnh truyền tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần số và nhiều giới chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân Ðoàn, nhưng không biết giới chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Ðại Ðội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh trở về Tiểu Ðoàn. Tôi còn ra lệnh Ðại Úy Hà Thúc Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo vệ đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu xem Ðại Tá Hướng thế nào mà không liên lạc được.
Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.3.1975. Ðại Úy Thuyên báo Trung Ðoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Ðà Nẵng. Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh đã đến Tiểu Ðoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Ðại Ðội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu Ðoàn có 479 Quân Nhân tham chiến chưa kể 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn thảo của Sĩ Quan Tham Mưu và các Ðại Ðội Trưởng, tất cả quyết định rút về Ðà Nẵng, vào trình diện Quân Ðoàn.
Tôi hoàn toàn đồng ý và trình bày:
-Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non Nước sẽ gặp Ðơn Vị phòng thủ Quân Ðoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết định 4 giờ sáng chúng ta xuất phát theo đội hình Ðại Ðội 1 đi dẫn đầu, Ðại Ðội 3 bên trái, Ðại Ðội 4 bên phải, Ðại Úy Thuyên Tiểu Ðoàn Phó đi với Ðại Ðội này vì có Trung Ðoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Ðại Ðội 2 đi sau, Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đi giữa, gia đình đi sau Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm trợ nhau đưa nhau về Ðà Nẵng. Tất cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Ðơn Vị chuẩn bị lên đường khi có lệnh.
Ðúng 4 giờ sáng ngày 29.3.1975, Tiểu Ðoàn bắt đầu di chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng cự nào, chỉ gặp vài du kích bắn lẻ tẻ,vô sự, các Ðại Ðội phản ứng nhưng vẫn tiến quân. Gần 9 giờ sáng, Ðại Ðội đầu do Trung Úy Thành Chỉ Huy báo cáo đã đến Non Nước, gặp Ðơn Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện vời nhau. Trung Úy Thành nói chuyện đã gặp một Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang ngồi trên chiến xa nói là họ được lệnh không cho một Quân Nhân nào vào Ðà Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.
Tôi nói cho Trung Úy Thành ra lệnh cho Binh Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý là các Ðại Ðội thu hẹp gần Tiểu Ðoàn, bố trí tại chỗ chờ lệnh và nói Ðại Úy Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi suy nghĩ: Tình hình an ninh Ðà Nẵng rất xấu, đã có việt cộng cải trang thành lính xâm nhập rồi, nên mới có lệnh đó.
Tôi gặp vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và trình bày sự việc để xin được vào Ðà Nẵng. Ông ta dứt khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân Ðội, tôi nói tình lý cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và gần như năng nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên.
Tôi tìm hiểu Thiếu Tá Ðịnh là cấp trên của ông ta vì Thiếu Tá Ðịnh học chung một Khóa Bộ Binh cao cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu Tá Ðịnh, Tiểu Ðoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, vị Ðại Úy này xác nhận là Thiếu Tá Ðịnh là Tiểu Ðoàn Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu Tá Ðịnh sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu Tá Ðịnh cho tôi biết Quân Ðoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy Quân Lục Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến.
Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý gọi tất cả Sĩ Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.3.1975 tại Chùa Non Nước, Ðà Nẵng. Vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự do vào Ðà Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến xa nổ máy quay đầu chạy lui về Ðà Nẵng có tùng thiết Thủy Quân Lục Chiến theo. Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến cũng cho tôi biết không còn phương tiện vào Sài Gòn nữa, chính Ðơn Vị ông ta cũng phải tự lo liệu lấy. Không ai Chỉ Huy nữa. Hải Quân ở Tiên Sa cũng nhổ neo hết rồi.
Tất cả Sĩ Quan có mặt. Tôi trình bày tình hình Quân Ðoàn, Hải Quân do Thiếu Tá Ðịnh cho biết chính ông ta cũng không biết xử trí thế nào. Tôi nói:
- Tôi đã cùng Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn chiến đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình hình chiến sự sôi động, gian lao khổ cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình hình, cố gắng đưa Tiểu Ðoàn về đây để được cùng nhau vào Sài Gòn tiếp tục chiến đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.
Tôi cũng kể về sự tiếp xúc của tôi và Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến, sự suy luận của tôi, sự hiểu biết về tình hình của tôi cho tất cả nghe và nói tiếp:
- Không nên tập trung cả Ðại Ðội, sợ bị tấn công bất thường, chỉ từng Trung Ðội giải thích cho họ hiểu, thông cảm tìm cách vào Sài Gòn hoặc về gia đình tùy ý. Quyền Chỉ Huy bây giờ tùy nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt cộng. Các bạn tự do thi hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an ủi, giải thích cho Lính hiểu tâm trạng của chúng ta bây giờ.
Có nhiều người lưỡng lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản ứng của Quân Nhân các cấp của Tiểu Ðoàn như thế nào. Các Sĩ Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.
Mười giờ 30 sáng ngày 29.3.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung Ðội Tình Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân.
Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:
- Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu Tá. Cả Quân Ðoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.
Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã,tôi nói:
- Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Ðơn Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.
Vợ Trung Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Ðoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:
- Em chúc Thiếu Tá lên đường bình an vào cho được Sài Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt cộng đến cỡ Thiếu Tá nó giết chứ không tha đâu.
Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản ứng lịch sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:
- Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến tranh chính trị ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.
- Cám ơn Thiếu Tá, chúc Thiếu Tá thượng lộ bình an. Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa.
Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:
-Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống chắc không can gì đâu. Anh ta đến chào Ðại Úy Hà Thúc Thuyên Tiểu Ðoàn Phó, Ðại Úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 Tiểu Ðoàn và Ðại Úy Huỳnh Văn Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn rồi từ giã ra đi. Ðến lúc này chỉ còn những Sĩ Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung Ðội Tình Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Ðại Úy Thuyên đến nói:
-Thôi mình cứ về Ðà Nẵng rồi hãy tính. Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn sàng tác chiến.
Tôi nói:
-Minh, mày ra xem cái gì đó? Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui,trả lời:
- Thiếu Tá ơi! Ông Trung Sĩ I Thoảng tự tử bằng lựu đạn với vợ con ông ta rồi.
Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối trăn của thuộc cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi hỏi:
- Nó chết ở đâu.
- Ông chết ở nhà kia.
Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các Binh Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.
Bây giờ là 11 giờ ngày 29.3.1975. Một Trung Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng ‘’thằng’’, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông, Ông Thoảng với lòng tôn kính vì đây là một Vị Anh Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản. Hôm nay tôi viết để vinh danh một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho con cháu sau này biết đến. Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Ðà Nẵng.




--------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Thân Phận Người Lính Gãy Súng


Vĩnh Khanh

Viết cho những người đã âm thầm ngã xuống

Đoàn xe Motolova chở đám tù cải tạo bắt đầu đi vào khu rừng tre rậm rạp thì chạy chậm lại. Con đường đất lồi lõm đầy những ổ gà. Chốc chốc những người ngồi sau và đồ vật bị xóc nhảy tung lên khi xe vấp phải một ổ gà lớn... Hùng vén tấm bạt che hai bên thân xe nhìn ra bên ngoài. Ánh đèn của cả đoàn xe quét ngang dọc tạo thành những vệt sáng nhấp nháy phía trước đủ để anh thấy khá rõ. Đoàn xe đi được một khoảng nữa thì ngừng lại nhưng máy xe vẫn để nổ. Đám tù cải tạo được cho phép xuống xe từng hai người một thay phiên nhau đi tiểu. Nhờ đèn xe Hùng có thể thấy rõ hai bên đường san sát những bụi tre gai, phía trên cao những tàn tre đan vào nhau dày đặc thành hình một cái vòm lớn, đoàn xe đi lầm lủi trong cái vòm này có vẻ như đi vào một khu âm u, tử địa không lối ra. Âm thanh của những nhánh tre đu đưa trên cao theo gió tạo ra một nhạc điệu buồn như tâm trạng lo lắng, hoang mang của những người tù trên đường đến nơi lưu đày mới chưa biết là đâu?
Buổi chiều hôm nay, từ Đồng Pan tất cả tù cải tạo ở trại nhốn nháo lên hết với những lệnh lạc hò hét từ các cán bộ quản giáo hối thúc mang hết đồ đạc ra ngoài sân tập họp khẩn cấp. Những tên sĩ quan bộ đội lạ mặt cầm sổ sách lăng xăng đi tới đi lui đếm đầu người điểm danh. Kinh nghiệm của lần chuyển trại trước từ Trảng Lớn, đám tù đứng trong hàng xầm xì: "Chuyển trại rồi. Chuyển đi chổ khác nữa rồi."
Hùng quay qua nói nhỏ với mấy người bạn thân:
- "Tụi mình nhớ đứng sát bên nhau nghe chưa? Nếu có lập thành tổ, thì cũng ráng chen chung vô một tổ. Lạng quạng là tụi nó tách rời ra mỗi thằng đi một nơi đó."
Sau một hồi điểm danh tới điểm danh lui, tất cả đám tù tập họp trên sân bị chia ra làm hai nhóm. Nhóm của Hùng khoảng gần 200 người bị lùa lên những chiếc xe Motolova phủ vải bạt hai bên hông và sau đó di chuyển ngay. Còn nhóm kia cũng khoảng gần 200 không biết sẽ bị đưa đi đâu? Một điều an ủi là nhóm bạn bè thân của Hùng là Cương, Tân, Cường, Khoẻ, Hoàng và Thu không bị tách rời và cùng đi chung trong một nhóm. Nhìn gương mặt lo âu, căng thẳng của những người bạn đồng cảnh ngộ, Hùng thở dài. Không cần nhìn vào gương, anh cũng đoán biết bộ mặt của mình lúc này ra sao rồi! Từ sau ngày miền Nam bị bức tử một cách tức tưởi. Những sĩ quan cấp úy chế độ cũ đã bị chính quyền CS lừa dối với chính sách gọi là "khoan hồng nhân đạo" và việc tập trung đi "học tập 10 ngày". Thế rồi như những sĩ quan khác, Hùng và các bạn đã trình diện với hy vọng sau 10 ngày sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình, làm lại cuộc sống mới. Nhưng hởi ơi! Kể từ ngày đó tất cả đã bị giam giữ triền miên. Ở Trảng Lớn khoảng một năm rưỡi, sau đó bị chuyển trại đưa lên Đồng Pan lao động cũng hết 7,8 tháng nữa, và bây giờ lại sắp bị đưa đến một nơi nào khác chưa biết được!
Xe ra tới địa phận Tây Ninh, trong khi đoàn xe chậm lại ở ngả ba rẽ ra đường quốc lộ thì thật là bất ngờ, bánh kẹo thuốc lá… được dân chúng từ hai bên đường quăng lên xe cho đám tù như mưa. Mặc cho mấy tên bộ đội vệ binh hò hét xua đuổi, những người dân mua gánh bán bưng, những bà mẹ, những đứa em… vẫn chạy theo đoàn xe ném lên đó những món quà tình nghĩa như tỏ chút lòng của người dân còn có thể làm được, đưa tiễn những đứa con của đất nước đang trên đường ra nơi đày ải. Đám tù cải tạo thật xúc động với những món quà bất ngờ đầy tình người này. Như vậy cũng đủ an ủi cho người lính đã một thời đổ xương máu ra bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào. Hùng nhìn xuống đường qua kẽ hở của tấm bạt che bên hông xe. Dân chúng hai bên đường vẫn còn chạy theo cố gắng quăng cho hết mấy món bánh trái cuối cùng còn trong thúng rổ… Một vài người đàn bà kéo vạt áo chậm nước mắt, tay còn vẩy vẩy khi đoàn xe đã chạy khuất từ xa. Hùng xúc động lẩm bẩm: "Cám cơn Mẹ, cám ơn chị. Cám ơn các em… chúng tôi không làm tròn trách nhiệm bảo vệ các người được, thật là có lỗi với các người."
Bên ngoài trời bắt đầu sụp tối. Những người tù ngồi chen chút chật ních phía sau lòng xe, hoang mang nhìn qua những kẽ hở, cố định phương hướng xem mình đang bị đưa về đâu, nhưng cuối cùng cũng chỉ có thể đoán già đoán non xe đang chạy về hướng Bình Dương mà thôi. Đoàn xe tiếp tục lầm lủi đi trong đêm tối, tránh né sự tò mò chú ý của dân chúng. Sau một lúc hoang mang nhốn nháo, sự yên tỉnh trở lại trong lòng xe. Đám tù mệt mỏi, thích nghi dần với vị thế chật hẹp, bắt đầu ngủ gà ngủ gật theo nhịp lắc lư và tiếng máy xe nổ đều đều, mặc cho số phần đưa đẩy tới đâu thì tới.
******
Sau một lúc dừng lại nghỉ ngơi trong khu rừng tre, đoàn xe lại tiếp tục chạy. Trời bắt đầu mờ mờ sáng thì đến ngả ba đường 10. Từ đây rẽ vào không bao lâu thì tới một nơi gọi là Trại 3148. Trại còn rất thô sơ chưa được xây cất gì nhiều, chung quanh chỉ lèo tèo vài ba căn nhà dùng làm bộ chỉ huy doanh trại với mái lợp bằng vỏ tre lồ ô. Đám tù bị hò hét hối thúc xuống xe tập họp. Mấy tên vệ binh cầm súng đứng chung quanh giữ trật tự với khí thế đằng đằng, trong khi mấy tay cán bộ quản giáo lăng xăng đi tới đi lui đếm đầu người phân ra từng tổ. Hùng đứng trong hàng, ngao ngán nhìn khung cảnh chung quanh:
- "Tao thấy chỗ này coi bộ hắc ám hơn ở hai trại trước rồi, tụi bây thấy sao?"
Không ai trả lời câu hỏi của Hùng, nhưng cả bọn ai nấy đều có cảm giác như vậy. Khung cảnh hoang vắng thô sơ nơi đây hứa hẹn với đám tù cải tạo mới tới sẽ đổ nhiều công sức, mồ hôi trong những ngày sắp tới! Sau khi sắp xếp xong Hùng và các bạn Tân, Thu, Khoẻ, Cương, Hoàng, Cường lần này bị phân tán ra ở những tổ khác nhau. Cũng may mấy anh em cũng chỉ ở rải rác trong một cùng một khu vực gần đó thôi.
Trại 3148 này là tên của một Tiểu Đoàn bộ đội trú đóng ở đây. Nhưng mọi người đều quen gọi là trại Bù Gia Phúc lấy theo địa danh ở nơi này. Dọc theo con đường 10, cứ cách khoảng 2, 3 cây số lại có một trại tương tự như: Trại 3146, trại 3149, trại 3150… Trại Bù Gia Mập nơi có sóc Bom Bo nổi tiếng của dân tộc thiểu số, cũng ở cách đó không xa. Những trại này nằm trong khu vực của hai huyện Bù Đăng, Bù Đốp thuộc tỉnh Phước Long. Mỗi trại ở đây đều có cấp số Tiểu Đoàn. Trước đây chỉ chuyên về mặt quân sự trấn giữ biên phòng, nhưng nay kiêm thêm nhiệm vụ quản lý các sĩ quan chế độ cũ từ cấp Đại Úy trở xuống. Cho tới thời điểm này, bộ đội thuộc Ủy Ban Quân Quản vẫn còn cai quản đám sĩ quan tù cải tạo. Mới đầu họ còn có vẻ dễ chịu, nhưng vì tình hình ngày càng lộn xộn, con số tù cải tạo trốn ngày một nhiều, nên sự quản lý của bộ đội đối với các sĩ quan tù cải tạo bị siết lại gắt gao hơn trước nhiều. Mỗi lần đi ra ngoài làm việc lúc nào cũng có hai vệ binh súng ống kè kè canh chừng hoặc khi đi đốn cây, gánh tranh, chặt tre cũng có vệ binh đi theo hướng dẫn. Tuy nhiên, cứ hể sơ sểnh ra là lai rai cũng có người trốn hoài.
Quả đúng như đám tù mới tới dự đoán, những ngày tháng đầu ở trại Bù Gia Phúc họ đã chịu sự quản lý rất nghiêm ngặt. Hể làm không xong công việc được giao trong ngày là bị kiểm điểm, hoặc bị nhiều hình thức kỷ luật khác ngay. Chổ ở chưa có gì cả nên việc xây dựng nhà ở, doanh trại được đặt ra gấp rút vì mùa mưa sắp đến. Ngay sau ngày đến trại, đám tù cải tạo phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối mịt để khai phá, xây cất thêm doanh trại, khu nhà ở… bếp núc… Mấy đám cán bộ quản giáo suốt ngày cứ hò hét đốc thúc: "Nếu không cố gắng cất nhà kịp, mùa mưa đến các anh sẽ phải ngủ ngoài mưa". Điều này thấy rõ không phải là điều hù dọa suông. Bởi vì từ khi mới tới trại đến nay, đám tù cải tạo đã phải ngủ võng rồi! Chưa làm xong nhà thì phải chịu tiếp tục ngủ võng ngoài gió mưa là cái chắc. Do đó không cần đợi cán bộ quản giáo hò hét đốc thúc, với tình hình này mấy người tù cải tạo cũng phải tự mình làm gấp rút để có chổ che nắng mưa. Từ từ chung quanh trại Bù Gia Phúc nơi Hùng ở, rừng tre và cây cối dần dần được phát quang hết để khai thác đất trống cất nhà ở, doanh trại… và trồng trọt hoa màu. Cứ thế dưới bàn tay của đám tù khốn khổ, rừng càng lúc càng bị lấn thụt lùi sâu về phía sau.
Trại Bù Gia Phúc này là một trong nhiều doanh trại san sát nhau giữa những vùng rừng núi bạt ngàn của hai tỉnh Bình Long, Phước Long. Rừng núi ở đây đa số là những khu rừng tre lồ ồ khổng lồ xen kẽ với rừng già trùng trùng điệp điệp kéo dài cho tới giáp ranh biên giới Campuchia. Trước đây những khu rừng này là mật khu của Việt Cộng. Thỉnh thoảng đi lao động, Hùng và các bạn vẫn còn thấy dấu vết của những hố bom B52 để lại. Tuy nhiên bom đạn trước đây hình như đã không làm suy suyển gì được những cánh rừng già bát ngát ở đây. Phải đợi đến khi tù cải tạo chuyển về thì rừng mới chịu lép vế, nhượng bộ và bị đẩy lùi vào một phần! Số lượng khai thác gỗ, tre và cỏ tranh mang về xây cất doanh trại, nhà ở cho tất cả các trại ngày một nhiều. Vì thế cây cối đúng kích thước, những trảng tranh lớn và những đám tre đúng tiêu chuẩn… ở những nơi gần bị đám tù cải tạo của tất cả các trại từ từ khai thác hết. Càng lúc Hùng và các bạn phải đi thật xa mới có thể tìm được tre, cỏ tranh hoặc cây đúng kích thước tiêu chuẩn được giao. Đi từ sáng sớm, nhưng mang được những thân cây lớn, những bó tranh khổng lồ hoặc những cành tre dài ngoằn về tới doanh trại thì trời đã bắt đầu sụp tối rồi! Đã vậy Nguyễn Văn Thu, người bạn tù cùng khóa Thủ Đức trước đây với Hùng, là một người nhỏ con yếu đuối, không vác nổi những cây lớn được giao phó. Hai đứa lại ở cùng tổ thường được phân công đi lao động chung, Hùng không giúp cho anh ta thì ai giúp bây giờ. Cứ mỗi lần nhận công việc đốn cây, Hùng luôn luôn vác ở phần gốc, để cho bạn mình vác khúc ngọn nhẹ hơn. Suốt thời gian ở đây, Hùng lúc nào cũng dành làm phần nặng nhọc hơn để bạn vẫn hoàn thành công tác mà không bị rắc rối với đám cán bộ quản giáo. Mãi tới bây giờ Nguyễn Văn Thu vẫn nhớ ơn và nhắc hoài về người bạn Diệp Phi Hùng tốt bụng này.
Công việc phân phối trong ngày nặng nề, cực nhọc hơn ở hai trại trước, tuy nhiên khẩu phần ăn được phân phối không thấm đâu vào đâu. Chưa bao giờ người tù cải tạo hiểu ý nghĩa chữ "đói" một cách sâu sắc và thấm thía như khoảng thời gian ở những trại tù cải tạo như thế! Anh em nào có gia đình thăm nuôi, tiếp tế hàng tháng còn đỡ. Những ai kém may mắn không có ai thăm viếng, tuy được bạn bè san sẻ giúp đỡ, nhưng chắc chắn cũng không bao giờ đủ no được.
Người tù cải tạo bị cấm hoặc hạn chế tối đa những liên lạc với người dân bên ngoài và cả những người bạn tù ở khác trại. Nhiều lần đám tù cải tạo của Hùng ra ngoài lao động gần khu dân chúng cũng chỉ được phép ghé mua vội ít bánh trái, đồ dùng lặt vặt ở những quán ven đường rồi đi ngay chứ không nói được gì nhiều. Hoặc đôi khi đi vào rừng đốn cây, gặp những anh em đồng cảnh ngộ ở các trại khác lao động gần đó, canh lúc vệ binh lơ đểnh hai bên lén trao đổi vội vàng với nhau những câu thăm hỏi tin tức những người mình quen biết xem có ở cùng trại bên kia hay không? Rồi thôi! Ai nấy đều phải quay lại tiếp tục công việc nặng nhọc của mình để còn lo về kịp trong ngày…
Sự tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài của người tù cải tạo một cách chính thức hầu như chỉ qua những chuyến thăm nuôi hàng tháng mà thôi. Những cái siết tay, nụ cười méo mó, vòng tay trẻ thơ của đứa con thiếu cha… nụ hôn vội vàng trên môi người vợ hiền hay ánh mắt thương cảm của người yêu... cùng món quà chứa đầy tình thương của Mẹ già… một vài tin buồn, năm ba tin vui trao đổi nhau… tất cả gói ghém hết trong những lần thăm nuôi gặp mặt đó. Đối với người tù cải tạo, đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời của họ vào lúc bấy giờ. Đôi khi có một số tin tức do người thân bên ngoài mang vào đã trở thành những đề tài để anh em bàn tán sôi nổi, hoặc những suy đoán, bàn luận thời cuộc căn cứ vào những tin đồn mơ hồ không biết xuất phát từ đâu, tuy nhiên nhờ đó ít nhiều cũng đã giúp hun đúc niềm tin của đám tù cải tạo và làm tinh thần mọi người phấn chấn hơn lên.
Cứ thế người tù cải tạo vẫn lầm lủi sống, lầm lủi chịu đựng với một hy vọng mong manh không lấy gì làm chắc lắm… Và cứ thế ngày tháng âm thầm trôi… Người tù cải tạo mệt mỏi, hy vọng lụi tàn dần theo những lần nhìn cây rừng thay lá!
******
Với điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ từ dinh dưỡng đến thuốc men. Bệnh tật không thể nào tránh khỏi. Nhất là bệnh sốt rét rừng, căn bệnh đáng sợ nhất ở vùng rừng núi Phước Long này! Những ai bị vướng vào căn bệnh này, thì cầm như chết chắc. Vừa đến trại không bao lâu, đã có một vài người bị dính ngay sốt rét và chết ngay trong trại. Khiến cho những người còn lại không khỏi rúng động. Một đôi lần, Hùng cũng bị bệnh nhưng chỉ là cảm mạo nên lướt qua được hết. Tuy nhiên nghĩ tới đến cơn bệnh sốt rét rừng hiểm nghèo này, anh cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai rồi sẽ ra sao?
Chứng bệnh Hùng lo sợ cuối cùng đã may mắn không xảy ra cho anh, nhưng lại rơi ngay vào một trong những người bạn thân trong nhóm của anh. Đó là Cương. Thiếu Úy Mai Xuân Cương. Tiểu Đoàn16/TQLC. Xuất thân khoá 4/71 SVSQTB Thủ Đức. Người chiến sĩ đã trãi qua biết bao trận đánh lớn nhỏ kể cả lần nhận nhiệm vụ tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Xông pha biết bao trận đánh dữ dội như vậy mà anh cũng không hề hấn gì. Nay trong lúc buông tay súng, cam phận làm tên tù cải tạo, số phần lại không tha cho anh! Giữa núi rừng Phước Long, chứng sốt rét rừng đã quật ngã người sĩ quan kiêu hùng ngày nào dễ dàng! Sau hơn một tuần nằm liệt ở trại với tiêu chuẩn được phát để chống lại cơn bệnh nguy hiểm này là 1 viên ký ninh mỗi ngày không thấm thía vào đâu cả! Bệnh tình càng lúc càng trầm trọng hơn! Mai Xuân Cương tuy thấp người nhưng rất to con, thế mà chỉ qua một tuần lễ, người anh gần như chỉ còn phân nửa so với lúc trước, cộng thêm làn da vàng vọt và một thể chất bạc nhược không tả được. Anh em trong trại quyên góp nhau lại những viên thuốc ký ninh hiếm hoi của gia đình gởi vào để mong cứu sống anh, nhưng cũng không được nhiều. Nguyễn Minh Hoàng đã đưa cho bạn hết tất cả mấy viên thuốc chống sốt rét để dành phòng ngừa cho riêng mình, hy vọng cứu được mạng sống bạn, nhưng cũng chỉ giúp Mai Văn Cương cầm cự chống đỡ thêm được mấy ngày! Bệnh tình của Mai Xuân Cương suy nhược đến nổi anh không còn đứng vững nữa. Hể đứng lên bước mấy bước là té xuống liền. Cuối cùng ban quản giáo trại chấp thuận cho anh lên bệnh xá điều trị. Tiếng là nằm bệnh xá cho có vẻ, nhưng thực ra thuốc men cũng chẳng có gì nhiều nên anh cũng không hồi phục được. Thấy tình thế không xong, trưởng trại mới cho phép Mai Xuân Cương viết thơ nhắn gấp về gia đình mang thuốc lên cấp cứu.
Mấy ngày anh nằm trên bệnh xá, Hùng có tìm cách lén lên thăm được 2 lần. Nhìn thân hình của bạn, Hùng không khỏi mủi lòng. Thân thể tráng kiện của Mai Xuân Cương ngày nào giờ đây chỉ là một xác thân gầy yếu, mệt mỏi nằm một chổ chờ chết với chút hy vọng mong manh là thuốc từ nhà sẽ gởi đến kịp. Không còn biết phải nói gì để an ủi bạn trong lúc này. Hùng chỉ còn biết nắm chặt tay bạn như muốn truyền hết sức mạnh của mình vào thân thể gầy gò để mong bạn có đủ nghị lực vượt qua cơn bệnh quái ác này. Những lúc tỉnh táo nhìn thấy Hùng gần bên, Mai Xuân Cương cứ luôn miệng nhắn nhủ: "Tao muốn về nhà. Đừng để tao ở đây. Tao muốn về với gia đình Mày nhắn dùm gia đình tao mang tao về nghe?" Nghe bạn trong cơn hấp hối lập đi lập lại nhiều lần như vậy, Hùng chỉ biết ứa nước mắt gật đầu, hứa cho bạn yên lòng.
Thời gian Mai Xuân Cương nằm bệnh xá, mưa lớn liên tục suốt ngày. Nước lũ từ rừng đổ về ngập lênh láng. Lần chót Hùng tìm cách lên bệnh xá thăm anh cũng là ngày nước lụt bắt đầu dâng lên khắp các con đường từ thị trấn đi vào. Từ trong trại nhìn ra ngoài bìa rừng xa xa đã có thể thấy nước ngập loang loáng trên mặt những trảng tranh rộng lớn. Tù nhân không thể đi công tác xa bên ngoài như thường lệ, đa số chỉ làm những việc lặt vặt trong trại. Nhân cơ hội này, Hùng lén lên bệnh xá thăm Mai Xuân Cương. Lần này nhìn bạn, Hùng biết là đã quá trể rồi! Trước mặt Hùng giờ chỉ là một thân xác còn thoi thóp với chút hơi thở yếu ớt. Sự chết đã hiện ra trên gương mặt vàng vọt, méo mó và hai con mắt của nguời tù khốn khổ đã lạc hết thần khí!! Mai Xuân Cương nằm đó chờ cái chết đến với mình từ từ. Trong một khoảng im lặng thật lâu, Hùng đứng nhìn bạn với cái cảm giác đau đớn và bất lực vì không biết làm gì giúp được bạn trong lúc này.
Mai Xuân Cương trở mình, giương cặp mắt lạc thần lên nhìn Hùng một hồi mới nhận ra được bạn. Giọng của anh yếu ớt đến độ Hùng phải nghiêng đầu, cúi sát tai vào miệng bạn mới có thể nghe được tiếng thì thào đứt quảng. Bệnh sốt rét rừng này quả đáng sợ thật. Trong vòng một thời gian ngắn, chứng bệnh quái ác này đã làm thay đổi bề ngoài của con người đến độ nếu không gặp người bệnh trong vòng một tuần lễ chắc khó lòng nhận ra được! Ngay cả những cử động của người bệnh cũng rất khó khăn. Với tất cả sinh lực còn sót trong thân thể bạc nhược của mình, Mai Xuân Cương cố gắng thều thào:
- "Tao… không xong rồi… Hùng ơi!... Mày cho tao… gởi lời thăm… mấy anh em. Ráng giữ gìn… sức khoẻ. Đừng giống… như tao…"
Mai Xuân Cương giật giật tay Hùng nói thêm:
- "Mày nhớ… nhắn gia đình… mang tao về…. Bao lâu cũng được… nhưng ráng… mang tao về nghe."
Hùng chỉ biết nhìn bạn gật đầu, ứa nước mắt.
Người nhà của Mai Xuân Cương cũng đã nhận được tin nhắn, cấp tốc mang thuốc lên. Nhưng đúng là trời trêu lòng người. Những nẻo đường từ Phước Long đi vào trại đều bị lụt lội khắp cả. Khi từ Saigon lên, Mẹ và em của Mai Xuân Cương không cách gì vào trại được đành phải tìm nơi tá túc qua đêm ở bên ngoài thị trấn, qua hôm sau chờ nước rút bớt mới mướn người đưa đi. Đến nơi hai mẹ con cũng chỉ được phép gởi thuốc vào chứ không cho gặp mặt người thân, mặc cho Mẹ và em của Cương khóc lóc van xin mấy cũng không được. Sau một hồi năn nỉ khóc lóc không kết quả, hai mẹ con tuyệt vọng đành gởi ít quà và thuốc vào cho Mai Xuân Cương rồi lủi thủi ra về. Nhưng hởi ơi! Người Mẹ và người em tội nghiệp đó có biết đâu anh đã qua đời ngày hôm trước rồi!
Mai Xuân Cương mất ngay đêm sau khi Hùng lên thăm anh lần cuối. Nghe người ở bệnh xá kể lại, nửa đêm khát nước anh ráng đứng dậy đi lấy nước uống thì bị vấp té không gượng dậy nổi nữa và nằm đó chết luôn. Anh ra đi chắc còn tức tưởi lắm. Trong khi Mẹ và em đang ở bên ngoài thị trấn đêm hôm đó, nôn nóng chờ nước rút để kịp mang thuốc vào cứu, thì anh đã không thể chờ được nữa! Anh ra đi mà Mẹ và em cuối cùng vào được đến nơi cũng không thể nhìn thấy mặt anh lần cuối! Thân xác anh nằm đó trong khi hai người thân ở ngay ngoài cổng trại vẫn tưởng anh còn sống và cả hai vẫn nuôi hy vọng thuốc mang lên kịp sẽ cứu được mạng anh!!
Một buổi sáng khoảng giữa năm 1978, một ngày như mọi ngày ở trại tập trung cải tạo. Khi những bạn tù khác nhận dụng cụ và công việc được giao, chuẩn bị phân tán khắp nơi đi ra ngoài lao động, thì có một số người giơ tay tình nguyện nhận một công tác bất thường: Mai táng người chết! Những người tình nguyện được chia làm hai toán:
Toán thứ nhất trong đó có Đại Úy Hải Quân Phạm Thanh Tân và một số người nữa, được giao cho công việc đào huyệt.
Toán thứ hai lo việc tẩn liệm và khiêng người chết gồm 6 người: Th/Úy Diệp Phi Hùng (TQLC), Th/Úy Trần Văn Khoẻ (TQLC), Th/Úy Nguyễn Minh Hoàng (Nhảy Dù), Th/Úy Ngô Văn Cường (Nhảy Dù), Th/Úy Hoàng Lập Thành (TQLC) và một Tr/Úy Hải Quân tên Hoàng (Khóa 20 HQ, không nhớ họ)
Những thớ đất trên ngọn đồi nơi Mai Xuân Cương sẽ yên nghỉ còn ẩm nước và khá mềm nhờ vào mấy trận mưa lớn vừa qua, đã giúp cho toán đào huyệt mộ hoàn thành nhiệm vụ không khó khăn lắm. Buổi sáng sớm rừng núi Phước Long vẫn còn sót lại cảm giác lành lạnh của hơi sương đêm rồi. Gió mang đến những tiếng lao xao đều đều từ cánh rừng xa xa nghe như một điệu nhạc trầm buồn tiễn đưa người tù vắn số. Đám bạn chống xẻng nhìn huyệt mộ có vẻ an ủi lắm. Không nói ra nhưng chắc ai nấy đều nghĩ thầm: "Ít ra đây là những gì tụi tao còn có thể làm được cho mày lần cuối đó Mai Xuân Cương ơi!"
Xác Mai Xuân Cương được bó trong một cái áo mưa quân đội cũ, bên trong liệm chung với mấy món vật dụng cá nhân ít ỏi của anh. Hùng và đám bạn còn cẩn thận viết tên Mai Xuân Cương trên một mảnh giấy, bỏ vào cái lọ thủy tinh đậy nút thật kỹ liệm chung với xác anh ta, để sau này dù có bị mối đục khoét hết đồ vật, vẫn còn có thể nhận dạng được. Trước khi đặt anh nằm vào trong bọc áo mưa, Hùng không quên đeo sợi dây có cây thánh giá vào cổ bạn. Đây là món quà Mẹ anh gởi vào theo thuốc chống sốt rét vừa rồi. Đó cũng là điều an ủi cho Mai Xuân Cương, còn mang được món quà của người Mẹ thân yêu theo bên mình trước khi đi vào lòng đất.
Xác anh được khiêng từ bệnh xá ra, đặt xuống lòng huyệt mộ một cách nhẹ nhàng bởi những người bạn tù thân thiết. Trước khi lấp đất, không ai bảo ai tất cả đám tù hiện diện cùng đứng cúi đầu trang nghiêm thầm cầu nguyện trước cặp mắt của tên bộ đội vệ binh và cán bộ quản giáo đứng nhìn lom lom gần đó. Cặp mắt của họ hôm nay hình như cũng biểu lộ chút dễ chịu hơn mọi ngày. Dầu gì thì người cũng đã nằm xuống rồi! Đâu ai nỡ khó khăn với người chết làm chi.
Hùng nhìn quanh, gần nơi huyệt mộ của bạn mình đã có từ hồi nào 11 ngôi mộ của những người tù cải tạo khác không may nằm xuống trước đó. Tất cả các ngôi mộ đều không có một tấm bia nào khắc ghi tên tuổi, ngày tháng để lại sau này cả! Trong khi xúc đất phủ lên xác bạn, Hùng không ngớt suy nghĩ. Không biết phải làm sao để có thể ghi dấu lại ngôi mộ của bạn sau này? Làm cách nào để nhiều năm sau còn hy vọng kiếm lại được? Trước đó Hùng có nghe mấy tay quản giáo nói chuyện với nhau, trong tương lai người ta sẽ khai phá những khu rừng chung quanh ngọn đồi này để trồng cao su. Với sự thay đổi như vậy, việc nhận dạng lại dấu vết nhiều năm sau này sẽ càng khó khăn hơn. Đám bạn tù bàn với nhau tìm một cành cây dài với hình thù đặc biệt dễ nhớ và cố gắng chôn cây đó càng sâu càng tốt trước ngôi mộ. Sau đó tất cả đồng ý lấy cây cổ thụ thật lớn nổi bật ở bìa rừng làm chuẩn và từ đó nhắm hướng đếm bước đến nơi chôn vùi bạn. Đám bạn còn cẩn thận đếm bước hai ba lần để chắc chắn có được con số chính xác nhất định. Sau đó họ cố gắng ghi nhớ địa thế ngọn đồi cùng vị trí của các ngôi mộ khác để phân biệt với nơi bạn nằm. Đâu đó xong xuôi trước khi từ giả trở về trại, tất cả đứng bùi ngùi van vái thầm: "Mai Xuân Cương ơi! Số mày không may ra đi sớm, tụi tao cũng chỉ biết cầu xin vong hồn mày hãy yên nghỉ. Như vậy cũng yên ổn phần mày rồi. Còn số phần tụi tao chưa biết mai đây sẽ ra sao? Nếu mày có linh thiêng hãy về phù hộ cho tụi tao chống chọi được tất cả các khó khăn, bệnh tật. Phù hộ cho tụi tao luôn khoẻ mạnh và sớm được thả về với gia đình. Tụi tao hứa sẽ báo tin và chỉ dẫn chỗ nằm của mày để gia đình mang mày về. Thôi mày hãy an nghỉ, tụi tao đi đây!"
Hôm đó trời đã ngừng không mưa nữa, nhưng mây vẫn còn u ám lắm. Cả bầu trời hình như chỉ có mỗi một màu xám, nên mặc dù chưa trưa khung cảnh chung quanh trông có vẻ như đã xế chiều lâu lắm rồi vậy! Xuống tới dưới chân đồi Hùng ngoái nhìn lên chỗ bạn nằm. Cành cây lớn cả bọn cắm trước mộ bạn làm dấu, nhìn từ xa hình dáng nó trông giống y như một cây súng gãy cắm ngược xuống đất. Hùng thở dài. Phải rồi! Trông nó thật là giống một cây súng đã gãy, đang đứng chơ vơ một mình giữa nền trời u ám.

******
Cái chết của Mai Xuân Cương đã để lại trong lòng những người bạn tù nhiều thương cảm và suy nghĩ về số phận mong manh của kiếp tù đày. Không lâu sau đó, một số tù cải tạo tìm cách trốn trại. Trong số mấy người ít ỏi thoát được từ trại 3148 Bù Gia Phúc có Th/Úy Trần Văn Khoẻ, người bạn thân cùng đơn vị với Mai Xuân Cương và Diệp Phi Hùng. Tin trốn trại loan ra dấy lên làn sóng xôn xao trong đám tù còn lại, đồng thời càng làm cho ban quản giáo siết chặt kỷ luật gắt gao hơn. Nhưng có khó khăn gì nữa thì cũng thế thôi. Người tù cải tạo không phải hàng ngày vẫn đối diện với khó khăn từ sáng sớm đến tối mịt đó sao? Chỉ tiêu lao động đưa ra nhiều hơn ư? Đàng nào thì người tù cải tạo cũng quen với sự chịu đựng rồi. Ráng thêm chút nữa, rồi cũng xong thôi.
Tuy thế tận trong đáy lòng, Hùng cảm thấy nỗi buồn chất chứa thêm lên. Trong một thời gian ngắn, hai người bạn thân thiết nhất đã xa rời: Một ra đi vĩnh viễn, một chưa biết số phận thế nào sau khi trốn trại. Những ray rức dằn vặt, lòng buồn nhớ thương bạn, nỗi cảm khái cho chính thân phận của mình và gia đình bên ngoài… khiến Hùng suy tư nhiều và trở chứng mất ngủ hồi nào không hay. Nhiều khi đốn cây, róc vỏ xong chờ vác về. Hùng và các bạn ngồi nghỉ mệt. Nhìn thân cây đã bị đốn ngã nằm trên mặt đất chờ khiêng về, Hùng không khỏi cảm khái nhớ tới một bài thơ được người tù nào đó làm ra và được một người khác phổ nhạc. Tác giả nhìn thân cây bị đốn ngã, ví von với thân phận của mình và làm ra bài thơ sau đây mà các người tù cải tạo lúc bấy giờ gần như ai cũng thuộc lòng:

Thân Phận .

Rừng hoang… Xào Xạc…
Một thân cây đốn ngã.
Như đời mình.
Buông thả tương lai.
Này đây là tóc là tai.
Cành khô nằm đó.
Ai mang anh về?
Thân anh khốn nổi ê chề
Tháng năm vẫn đợi. Lời thề còn chăng?
Lòng anh khốn nỗi giá băng
Anh ray rức mãi vết hằn khổ đau.
Thôi em. Vơi bớt ưu sầu.
Bước đi bước nữa, tan mau nửa đời.
Rừng hoang chôn chặt một thời.
Tương lai đâu có lời nào cho em.
Mắt sâu hun hút đêm trường,
Anh ca khúc hát nhớ thương vô vàn
Rừng hoang kết lá úa tàn
Thân cây đốn ngã. Anh thương phận mình.

(Không rõ tên tác giả)

Lời thơ bình dị mà cảm động quá. Đã nói lên được tâm trạng chung của tất cả anh em tù cải tạo. Mặc dù Hùng chưa có gia đình, nhưng anh cũng có người yêu nên hiểu rõ những suy tư khắc khoải của những bạn tù khác có vợ con, gia đình ở nhà. Người tù cải tạo giờ đây có khác gì một thân cây đã bị đốn ngã. Nhưng cây bị đốn ngã còn có người đưa về, còn người tù cải tạo nếu chẳng may nằm xuống giữa rừng già này, thì ai sẽ đưa anh về? Vợ và người yêu ở nhà, có còn bền chặc lời thề ngày xưa hay chăng? Thôi thì em ơi. Hãy vơi đi bớt ưu sầu. Cứ bước đi bước nữa đi em. Bước đi bước nữa cho nửa đời còn lại của em tan mau. Em không cần phải chờ đợi anh đâu… Sao mà thấm thía và chua xót quá! Lần đâu tiên Hùng và các bạn được nghe một bạn tù ôm đàn hát bài này. Ai cũng ứa nước mắt. Đúng rồi! Thận phận của người tù cải tạo bây giờ đâu còn gì để hứa hẹn mai sau cho người mình yêu thương nữa!!... Từ đó nhiều lần trong đêm khuya, nơi trại tù im vắng giữa núi rừng Phước Long, mỗi khi buồn không ngủ được, anh thường nhớ tới bài hát này và hay khe khẽ hát một mình: "… Mắt sâu hun hút đêm trường. Anh ca khúc hát nhớ thương vô vàn. Rừng hoang kết lá úa tàn. Thân cây đốn ngã. Anh thương phận mình!"
Giọng hát nghe đã buồn! Lời nhạc nghe sao còn não lòng hơn!
******
Ở trại 3148 Bù Gia Phúc đến cuối năm 1978 thì tất cả lại bị chuyển trại một lần nữa. Lần này nhóm bạn thân của Hùng bị phân tán ra, đi đến những trại tù cải tạo khác nhau. Hai năm sau, khoảng cuối năm 1980, Diệp Phi Hùng, Nguyễn Minh Hoàng, Phạm Thanh Tân, Nguyễn Văn Thu và Ngô Văn Cường lần lượt được thả về hết. Sau những ngày vui mừng đoàn tụ với gia đình. Nhớ đến lời hứa với Mai Xuân Cương trước đây. Hùng rủ Cường đến nhà Mai Xuân Cương thăm viếng, đồng thời kể chi tiết về cái chết và lời trối trăn trước giờ lâm chung của anh. Gia đình Mai Xuân Cương đã biết tin về cái chết của con mình lâu rồi, nhưng những chi tiết thì chưa biết được rõ ràng. Nay nghe Hùng kể lại, cả nhà anh khóc như mưa. Ba của Mai Xuân Cương nói qua giòng nước mắt:
- "Các cháu đã là bạn của thằng Cương thì cũng như con cháu của Bác thôi. Nay em nó không may vắn số mà xác thân còn lưu lạc giữa núi rừng như vậy, quả thật Bác đau lòng quá. Bác xin các cháu vì tình bạn ngày xưa với nó mà chỉ dẫn cho Bác chỗ để Bác đưa cháu nó về với gia đình, ngày nào nó chưa về được thì Bác không thể ăn ngon ngủ yên được. Bác muốn tận tay mình mang hài cốt của con về. Bác chỉ cần các cháu hướng dẫn cho Bác đến chổ của nó nằm là Bác đã mang ơn lắm rồi. Đêm nằm Bác cứ thấy nó mà chảy nước mắt hoài." - Ông nói xong lại khóc nức nở..
Hùng và Cường nhìn thấy cảnh đó cũng cảm động vô cùng. Cả hai hứa sẽ hướng dẫn Ba của bạn đi tìm mộ và mang hài cốt anh về. Thời điểm đó tính từ ngày chôn cất Mai Xuân Cương thì mới chỉ khoảng gần 2 năm mà thôi. Nhiều người bà con của Cương bàn với gia đình anh là thời gian 2 năm còn quá sớm, phải đợi đến khoảng ít nhất từ 3 đến 5 năm sau, xác thịt tiêu hủy hết thì hốt cốt mới tốt hơn. Nghe ai cũng nói như vậy nên gia đình Mai Xuân Cương đồng ý nán lại đúng 5 năm mới thực hiện chuyện đó.
Nhưng xưa nay người tính là một chuyện, còn trời tính lại là một chuyện khác! Trong khoảng thời gian chờ đợi đó Ba Mẹ của Mai Xuân Cương phần vì nhớ thương con, phần vì lớn tuổi nên đau yếu hoài. Đến khi đúng 5 năm kể từ ngày anh chết thì cơn bệnh của Ba anh bị trở nặng không đi được, cuối cùng đành phải hoãn việc này lại.
Bẵng đi mấy năm sau, bệnh tình của người cha cũng cứ như vậy hoài, không thuyên giảm chút nào. Khổ nỗi ông cứ nằng nặc yêu cầu ráng đợi ông hết bệnh sẽ đích thân đi lo cho con mình mới thoả lòng! Trong khi đó Hùng và các bạn bè thân thuộc lo chuyện trốn đi vượt biên nhiều lần vẫn không thành, ngoài ra còn lo chuyện sinh kế gia đình nên đầu óc đâu còn để ý gì tới những chuyện khác nữa. Mãi đến khi bệnh tình Ba của Mai Xuân Cương trở nặng, ông biết là không xong, hết hy vọng tự tay mang con về như tâm nguyện được nên cho người mời Hùng và Cường đến. Ông nắm tay hai người vừa khóc vừa nói:
- "Tâm nguyện của Bác chưa hoàn thành được, chắc là Bác chết không nhắm mắt được hai cháu ơi."
Nói xong ông lại ngậm ngùi khóc. Hùng và Cường nhìn ông rất thương cảm nhưng không biết phải nói làm sao. Cuối cùng ông nói với hai người bạn của con mình:
- "Bác biết là yêu cầu này hơi quá đáng, nhưng ngoài hai cháu ra, Bác bây giờ không biết phải cầu xin ai nữa cả."
- "Thưa Bác. Xin Bác đừng nói vậy. Bác có điều gì yêu cầu, nếu trong khả năng làm được, hai cháu sẽ cố gắng làm cho Bác."
- "Xin hai cháu hãy thương cho thằng Cương của Bác mà thay Bác mang nó về với gia đình dùm Bác. Bác tâm nguyện sẽ tự tay lo cho nó, nhưng với tình hình sức khoẻ như thế này, chắc là Bác không qua khỏi để làm chuyện đó rồi. Thôi thì xin hai cháu hãy cố gắng giúp cho em Cương lần nữa, coi như hai cháu làm phước cho gia đình Bác vậy. Bác thật không dám quên ơn sâu này."
Hai người bạn không cầm được nước mắt, cả hai nắm tay người cha tội nghiệp và hứa với ông:
- "Bác cứ yên tâm. Hai đứa cháu sẽ ráng làm hết sức để đưa anh ấy về với gia đình. Cháu chỉ sợ sau nhiều năm, nhiều chuyện thay đổi, không biết tụi cháu có tìm được đúng chổ anh ấy nằm xuống hay không, nhưng hai cháu sẽ cố gắng."
Ba của Mai Xuân Cương qua đời sau đó không lâu. Khi đưa đám của ông, nhìn người Mẹ bệnh tật và những đứa em còn lại của bạn. Hùng và Cường bảo nhau nhất quyết thực hiện lời hứa mang hài cốt Mai Xuân Cương về nằm kề bên Ba anh ấy cho bằng được.

Cuối năm 1990, mười hai năm sau khi Mai Xuân Cương mất. Sau khi sắp xếp mọi việc đâu đó xong xuôi, Diệp Phi Hùng và Ngô Văn Cường cùng một em rễ và một em ruột của Cương chở nhau trên hai chiếc Honda đi ngay lên Phước Long. Mục đích chuyến đi lần này chỉ là dò đường tìm lại ngọn đồi năm xưa và cố gắng tìm vị trí ngôi mộ bạn trước. Nếu tìm được thì chuyện hốt cốt không thành vấn đề nữa. Điều lo sợ nhất của hai người là trãi qua bao năm tháng, vật đổi sao dời chỉ sợ ngôi mộ thất lạc không thể tìm thấy được nữa thì đúng là phụ đi tâm huyết của nhiều người. Riêng Hùng, nếu không làm tròn được ước nguyện của bạn và người cha trước khi chết thì anh thật sự đau lòng lắm.

Đến Phước Long, thì trời đã chiều lắm rồi. Trời lại mưa quá lớn. Những con đường đất dẫn vào rừng đều ngập nước hết cả. Lượng mưa ở vùng rừng núi Phước Long này hình như quá nhiều, lúc nào cũng có thể mưa được. Đã vậy nạn khai thác rừng lấy gỗ một cách bừa bãi, vô tổ chức mấy năm sau này đã khiến cây rừng không còn giữ được nước. Lũ từ các nơi đổ về mỗi khi có cơn mưa lớn gây lụt lội khắp nơi. Bốn người không còn cách nào khác hơn là vào nhà dân ở thị trấn tìm chỗ trọ qua đêm, đợi hôm sau hỏi thăm đường vào trại cũ. Tất cả bây giờ đã đổi thay hoàn toàn. Những cánh rừng ngày xưa thụt sâu ở hai bên đường và những trảng tranh lớn còn nhớ trong ký ức của Hùng, bây giờ không còn nữa. Thay vào đó là những cánh rừng cao su bát ngát. Hùng và Cường không còn nhận ra đâu là đâu. Hỏi thăm dân chúng về những trại tù cải tạo Bù Gia Phúc, Bù Gia Mập, Trại 3148, trại 3146… thì nhiều người không biết. Cuối cùng hai người đến bến xe đò hỏi thăm những tài xế và lơ xe, hy vọng ngày xưa những thân nhân đi thăm nuôi tù đã sử dụng phương tiện xe đò, như thế chắc phải có người biết chỉ dẫn dùm. Quả nhiên lần này gặp được mấy tài xế và lơ xe kỳ cựu ở đó biết đường đi vào những trại cải tạo cũ.

Sau khi ghi nhớ cẩn thận những lời chỉ dẫn, hai chiếc Honda lại lên đường theo những con đường đất lầy lội do trận mưa lớn hôm qua còn để lại, cộng với những ổ gà lởm chởm càng làm cho khó đi thêm. Mấy khu rừng Hùng nhớ mang máng trước đây nay đã bị khai phá thụt sâu vào bên trong nhường chổ cho hàng dãy đồn điền cao su chạy dài đến mút mắt. Thỉnh thoảng gặp một vài chiếc xe bò, Hùng dừng lại hỏi thăm. Sau nhiều lần lạc lên lạc xuống và hỏi thăm đường như thế… cuối cùng bốn người cũng đến được ngả ba đường 10 và nơi quẹo vào trại 3148, Bù Gia Phúc cũ. Đứng trước doanh trại, Diệp Phi Hùng và Ngô Văn Cường nhìn nhau cảm khái vô cùng. Không ngờ có ngày hai người lại trở về chốn này. Giờ đây doanh trại này không còn là nơi chứa tù cải tạo nữa, mà đã trở thành một doanh trại thuần túy do bộ đội biên phòng trú đóng.
Hỏi thăm dân chúng ở những ngôi nhà bên phía ngoài xem có ai biết ngọn đồi nơi chôn những người tù cải tạo bị chết ngày xưa thì không ai biết cả. Tuy nhiên có người chỉ dùm đường cho bốn người của Hùng đi vào rừng tìm một người đàn ông đang cất nhà chòi làm rẫy trong đó, người này chắc chắn biết tin tức bọn Hùng muốn tìm.
Lần theo sự chỉ dẫn, bốn người lại lên xe Honda men theo con đường mòn dân chúng thường đi làm rẫy, cuối cùng cũng tìm gặp được người muốn gặp. Đó là một người đàn ông trạc độ 55-60 tuổi, là bộ đội từ Bắc vào, trước đây đã từng là cán bộ quản giáo trong trại Bù Gia Phúc. Sau nhiều năm phục vụ, ông này lên đến cấp bậc Đại Úy và đã giải ngũ mấy năm gần đây. Ông ta lập gia đình với một người địa phương và lập nghiệp luôn ở nơi này, ngày ngày cùng gia đình làm rẫy sinh sống. Khi biết được ý định của bốn người. Ông cựu Đại Úy bộ đội này sốt sắng nhận lời chỉ đường giúp đến nơi chôn cất tù cải tạo trước đây. Thật không còn gì mừng rỡ hơn đối với bọn Hùng lúc này. Lúc đó ngay trong rẫy, không có hàng quán Hùng định trở ra ngoài khu dân cư mua nhang đèn, nhưng ông cựu Đại Úy bộ đội này kiếm được một bó nhang cho bọn Hùng luôn. Trong khi đi đường, ông ta cho biết thỉnh thoảng khi làm rẫy gần ngọn đồi, ông có ra thăm và thắp nhang trên những phần mộ vô chủ đó. Ông nói rằng người đã nằm xuống rồi thì không còn hận thù gì nữa. Cả bốn người của Hùng đều rất cảm động với lời nói chân tình xuất phát từ một sĩ quan bộ đội mà ngày xưa có lúc đã là kẻ đối nghịch với họ. Phải rồi! Người đã nằm xuống rồi, hãy để họ yên nghỉ. Không nên nói hận thù với người đã chết nữa!
Khi lên đến ngọn đồi ngày xưa nơi hai người đã tự tay chôn cất bạn, Hùng và Cường ngơ ngác không thể nào nhận ra đây là đâu! Tất cả đã hoàn toàn thay đổi và khác hẳn với những gì còn sót trong ký ức của hai người. Kể cả những cánh rừng xa xa trước đây bây giờ cũng trồng toàn cao su! Không có dấu tích gì về những ngôi mộ ngày xưa. Mười hai năm qua rồi còn gì nữa!! Cũng may nhờ có người đàn ông dẫn đến ngay chỗ trước đây chôn những người chết trong trại. Tuy mặt đất trông có vẻ như bằng phẳng, nhưng khi đến nơi nhìn kỹ cây cỏ mọc ở bên trên những ngôi mộ, thì thấy nơi đó vẫn hơi nhô cao lên một chút nếu so với các nơi bằng phẳng khác. Điều này mang lại cho Hùng và Cường một tia hy vọng. Nhưng trước đây khi chôn bạn, chung quanh có 11 ngôi mộ thì bây giờ đã có thêm nhiều người nằm xuống ở đây nữa rồi! Việc tìm đúng ngôi mộ của bạn không phải là một chuyện dễ. Hùng đứng quan sát kỹ chung quanh cố nhận dạng một điểm quen thuộc nào đó có thể gợi nhớ cho mình. Đầu óc của anh thật là mơ hồ, không một điểm nào có thể làm cho anh nhớ lại được hết! Cành cây có hình thù giống cây súng gãy mà trước đây cả đám cố gắng chôn sâu trước mộ bạn đã biến mất không để lại một dấu tích nào! Còn cây cổ thụ ngày xưa ở ven rừng dùng làm chuẩn, nay cũng bị đốn đâu mất tiêu! Hỏi ý kiến của Cường thì cũng thế, anh ta cũng không nhớ được điều gì rõ ràng cả!!
Hai người hỏi thăm ông cựu Đại Úy bộ đội về sự thay đổi khi người ta khai phá rừng để trồng cao su, thì được biết con đường đất ven khu rừng ngày trước cũng vẫn còn đó và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay không thay đổi. Hùng hỏi ông ta về cây cổ thụ ngày xưa ở ven rừng thì ông cựu Đại Úy bộ đội này nhớ ra ngay. Lúc đó cả vùng chỉ có cây cổ thụ đó là lớn nhất nên hầu như ai ở khu này cũng đều biết nó cả. Ông ta chỉ hướng nơi có cây cổ thụ trước đây. Hùng mừng quá cùng với Cường đi ngay về phía bìa rừng cao su tìm kiếm dấu vết; thì quả nhiên dù cây cổ thụ đó đã bị đốn đi, nhưng vì gốc của nó quá lớn, người ta không thể nào bứng đi hết gốc rễ của nó được. Trên mặt đất vẫn còn nhô lên dấu tích một vài phần rễ khổng lồ còn sót lại như một xác nhận cho sự hiện diện của cây cổ thụ trước đây. Cả bọn mừng quá, thầm cám ơn Phật Trời và cầu nguyện vong hồn của Mai Xuân Cương và Ba anh hộ độ cho bốn người tìm được đúng nơi anh nằm. Sau đó từ điểm chuẩn vừa tìm được, hai người nhắm ngược về hướng những ngôi mộ đếm đều bước. Cả hai muốn chắc ăn nên đếm từng bước như vậy 2, 3 lần và đều đến cùng một nơi. Cả bọn xúm lại lấy một cành cây dài đóng xuống thật sâu dò thử, thì sau khi qua khỏi lớp đất cứng, cành cây sụp xuống dễ dàng có vẻ như trúng ngay vào một lỗ hổng. Mọi người biết nơi đây đúng là một ngôi mộ rồi. Tuy nhiên có đúng là mộ của bạn hay không thì chỉ còn biết cầu nguyện thôi. Sau đó để y nguyên cành cây dài cắm trong mộ làm dấu. Bốn người cám ơn và từ giả người cựu bộ đội tốt bụng đi về để lo bước kế tiếp làm thủ tục xin giấy phép hốt cốt Mai Xuân Cương.
Mấy ngày sau, khi có được giấy tờ hợp lệ đầy đủ. Bọn Hùng trở lại chổ cũ trình giấy tờ xin phép hốt cốt thân nhân với trưởng trại của đơn vị bộ đội đang trú đóng. Họ hỏi bọn Hùng về những di vật khi tẩn liệm Mai Xuân Cương, làm sao có thể nhận dạng chắc chắn đó là hài cốt của anh ta sau khi quật mồ lên… Hùng khai rõ những gì mình còn nhớ được khi tẩn liệm cho bạn với trưởng trại. Sau đó họ chấp thuận cho phép mấy người của Hùng được quật mồ. Một số bộ đội được cử đi theo giám sát.
Hùng hồi hộp van vái không ngừng khi mộ huyệt được đào lên:"Mai Xuân Cương ơi Mai Xuân Cương! Hôm nay tụi tao lên mang mày về với gia đình đây. Mày có linh thiêng thì giúp tụi tao đào đúng chổ. Mày sắp được về nằm gần Ba mày rồi. Ráng linh thiêng hướng dẫn cho tụi tao đào đúng chổ nghe." Hùng cứ lẩm bẩm khấn vái như vậy liên tục. Đến khi những nhát xẻng đầu tiên xúc hết đất lòi ra một khoảng nylon lớn mầu olive sậm của chiếc áo mưa quân đội, thì Diệp Phi Hùng và Ngô Văn Cường thấy hy vọng lắm. Cái áo mưa còn y nguyên. Sau khi khiêng lên trên, mở áo mưa ra thì không còn nghi ngờ gì nữa. Bộ đồ bà ba đen khi tẩn liệm cho Cương tuy mục nát vài chỗ nhưng hình thù vẫn còn. Cây thánh giá của Mẹ Cương mà Hùng đeo vào cho bạn khi tẩn liệm cũng kiếm ra được, cộng thêm lúc còn sống Cương có một vết thẹo khá lớn trên trán, bây giờ xương sọ của anh vẫn còn một vết mờ nhạt ngay vị trí vết sẹo đó. Ngoài ra cái lọ thủy tinh chứa mãnh giấy để tên anh còn đó đã xác nhận rõ ràng.
******
Hài cốt của Mai Xuân Cương sau mười hai năm, cuối cùng được đưa về nhà đúng như ước muốn của anh trước giờ lâm chung. Sau đó được hỏa thiêu và mang vào nằm cạnh Ba anh trong ngôi nhà thờ họ Đạo của gia đình. Sự ra đi tức tưởi của anh là một điều đau đớn cho riêng anh và gia đình cũng như bạn bè thân thuộc. Tuy thế vẫn có cái kết cuộc may mắn là anh có được những người bạn tốt như Diệp Phi Hùng, Trần Văn Khoẻ, Nguyễn Minh Hoàng, Ngô Văn Cường, Phạm Thanh Tân, Hoàng Lập Thành… đã lo lắng cho anh vào những giây phút cuối. Đặc biệt là Diệp Phi Hùng và Ngô Văn Cường đã hết lòng hoàn thành ước muốn của anh. Cũng như may mắn có được một gia đình thương yêu, quyết tâm mang anh về cho dù sau bao năm tháng. Vấn đề sức khoẻ của Ba anh có làm trì hoãn chuyện này, nhưng quyết tâm đó vẫn được nung đúc và cuối cùng vẫn thực hiện được. Anh lại còn có cái may mắn xui khiến các bạn anh gặp được một cựu Đại úy bộ đội tốt bụng, biết chỗ hướng dẫn đến đúng nơi anh nằm, từ đó mới có thể đưa anh về nhà được.
Nhưng khắp chiều dài đất nước, chúng ta còn biết bao Mai Xuân Cương khác đã âm thầm ngã xuống. Thân xác còn chôn vùi đâu đó nơi rừng sâu núi thẳm mãi cho đến giờ này vẫn không được biết và không ai đoái hoài tới. Đất nước thân yêu của chúng ta đã trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng phải nói chưa có giai đoạn lịch sử nào lại bi thương bằng giai đoạn vừa qua! Thân phận của hàng trăm ngàn người tù cải tạo và gia đình của họ sau cuộc chiến sao mà đau đớn quá!! Công lý nào, quyền lực nào mai sau sẽ có thể đòi lại công bằng cho họ được đây??
Tôi đã xúc động vô cùng khi nghe người bạn cùng khóa và cũng là người trong cuộc, anh Diệp Phi Hùng, kể lại câu chuyện thương tâm trên. Cái thân phận của người lính gãy súng như Mai Xuân Cương và biết bao sĩ quan VNCH khác trong những trại tù cải tạo rải rác khắp mọi miền đất nước sao mà bi thảm quá! Bài viết này được viết qua cảm xúc đó để kính dâng lên các anh, những người đã bỏ mình âm thầm trong những trại tù cải tạo xa xôi, như chút tâm tình riêng của một cựu quân nhân VNCH tưởng nhớ đến những chiến hữu của mình đã âm thầm ngã xuống tức tưởi ở một nơi nào đó. Các anh đã ngã xuống không phải trong một trận đánh kiêu hùng, mà ngã xuống chỉ vì ốm đau, bệnh tật… kết quả của sự đày ải và lòng hận thù hèn mọn.
Với ý nghĩ đó, cá nhân tôi xin được vinh danh và chào kính các anh.

Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, giữa tháng 11 năm 2006

- Những nhân chứng có tên trong câu chuyện trên đây:

Cựu Th/úy Diệp Phi Hùng, TĐ16/TQLC hiện đang định cư tại Austin, Texas.
Cựu Th/Úy Nguyễn Minh Hoàng, TĐ3 Nhảy Dù hiện định cư tại Virginia
Cựu Th/Úy Ngô Văn Cường, TĐ8 Nhảy Dù hiện định cư tại Philadelphia
Cựu Đại Úy Phạm Thanh Tân, Hải Quân hiện định cự tại Houston, Texas
Cựu Th/Úy Trần Văn Khoẻ TĐ16/TQLC, hiện định cư tại San Jose, California
Cựu Th/Úy Hoàng Lập Thành, TĐ6/TQLC hiện định cự tại San Diego, California
Cựu Th/Úy Nguyễn Văn Thu, Địa Phương Quân/PCK hiện định cư tại Houston, Texas.
Cựu Tr/Úy Hoàng (không nhớ họ), Khoá 20 Hải Quân, hiện định cư tại San Jose, CA (?)
… Và người nằm xuống nơi núi rừng Phước Long, Trại 3148, Bù Gia Phúc:
Cựu Th/Úy Mai Xuân Cương, TĐ16/TQLC.

























Lưu trữ Blog