Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Một nén hương cho những người nằm xuống

                       Một nén hương cho người nằm xuống



BĐQ Đỗ như Quyên

________________________________________

Trong những lúc rảnh rỗi, tôi hay mò mẫm vào internet để tìm hiểu thêm về cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, vì vào năm 1975, tôi chỉ mới vừa 20 tuổi mà thôi. Qua những lần lang thang trên mạng, tìm kiếm lung tung, may mắn tôi đã tìm được các thông tin về những cái chết của 15 vị tướng QLVNCH từ 1955 đến 1975.
Quân lực Mỹ có 11 vị tướng tử trận từ 1967 đến 1972. Riêng các cố vấn cho những đơn vị Biệt Động Quân thì tôi đã tìm được danh tánh 55 người. Đặc biệt, đối với các cố vấn BĐQ bị tử thương trên quê hương chúng ta, Trung Đoàn 75/BĐQ Mỹ chỉ cung cấp họ, tên, ngày tháng, đơn vị BĐQ/ QLVNCH họ đã phục vụ mà không có ghi cấp bậc của mỗi người.
Tôi có hỏi về lý do nầy thì được cựu cố vấn BĐQ Dennis Kim trả lời như sau: “Theo truyền thống của BĐQ Mỹ, lúc còn sống thì các chiến sĩ BĐQ tuy mang cấp bậc khác nhau, nhưng khi đã nằm xuống thì từ binh sĩ đến sĩ quan đều bình đẳng trước cái chết.” Đó là lý do mà các tử sĩ BĐQ Mỹ không có ghi cấp bậc trên bia mộ, cũng như trong các bản thông tin lưu hành nội bộ của Trung Đoàn 75/ BĐQ Mỹ.

BĐQ Đỗ như Quyên.

                                                      NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình minh Thế làm ông chết tại chổ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về “thủ phạm” bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v… Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng T.M.T. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng T.M.T. để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng T.M.T. tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình minh Thế.
…“Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.
Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.
Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.
Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn “Le Mal Jaune”, bản tiếng Anh là “Yellow Fever”).
…Chính tôi đã giết Trình minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale * quả có mặt tinh đời khi chọn Thế … *(Đại Tá Edward Lansdale, 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)


TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ:

Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Thành), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.
Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.


THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:


Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.
Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).
Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.
Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để “giết người bịt miệng” lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.

                                                          CÁI CHẾT ĐAU LÒNG

CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:


Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.

                                                  NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH:


Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.


CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN:


Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.


CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH:


Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.


CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam .


                                                       NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT

CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ:

Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.


THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ:


Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.


CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI:

Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).
Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.


CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG:

Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973).
Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.


THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :

Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.
Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.


                                               CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN

THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG:

• Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .
• 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)
• 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.
• 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.
• 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.
• 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.
• 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.
• 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.


CHUẨNTƯỚNG BÙI VĂN NHU


Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.
• Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.
• 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG
• 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA
• 1960-1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS
• Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng và đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
• 1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha
• 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.



CÁC VỊ TƯỚNG MỸ TỬ THƯƠNG TẠI VIỆT NAM




THIẾU TƯỚNG WILLIAM JOSEPH CRUMM:

Sinh ngày 20-9-1919, Scarsdale New York, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược, Mỹ. Ngày 7-7-1967, tướng W. J. Crumm đích thân lái một chiếc B.52 dẫn đầu một hợp đoàn gồm 3 chiếc B.52 đến yểm trợ chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Lúc còn cách ngoài khơi tỉnh Vĩnh Bình (vùng 4 chiến thuật) khoảng 32km, tai nạn xảy ra khi hai chiếc B.52 chạm cánh vào nhau và rớt xuống biển đông VNCH. Có sáu người bị chết (không tìm được xác) và bảy người được cứu sống. Trong số người tử nạn có thiếu tướng W. J. Crumm. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên của quân đội Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .


THIẾU TƯỚNG ROBERT FLANKLIN WORLEY:


Sinh ngày 10-10-1919, Riverside California . Nguyên Tư Lệnh Phó Không Lực 7, Không Lực Thái Bình Dương. Ngày 23-7-1968, tướng R.F. Worley tự mình lái chiếc máy bay phản lực loại RF-4C Phantom, đến yểm trợ một đơn vị bạn ở hưóng tây-nam Huế thì máy bay bị trúng đạn phòng không của Cộng sản Bắc Việt. Chiếc Phantom được ghi nhận đâm vào một sườn núi, khoảng 85km tây-bắc phi trường Đà Nẳng.


THIẾU TƯỚNG BRUNO ARTHUR HOCHMUTH:


Sinh ngày 10-5-1911 Houston, Texas, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến, hoạt động trong hai tỉnh Thưà Thiên và Quảng Trị. Vào ngày 14-11-1967, tướng B.A. Huchmuth đang trên đường đến thăm chuẩn tướng Ngô quang Trưởng, Tư Lệnh SĐI/BB thì trực thăng của ông bổng dưng phát nổ trên không tại hướng tây bắc thành phố Huế. Trong số những quân nhân Mỹ tử nạn trên chiếc trực thăng còn có thiếu tá Nguyễn ngọc Chương là sĩ quan liên lạc SĐI/BB cạnh Bộ Tư Lệnh SĐ3/ TQLC Mỹ.
Thiếu tướng B.A.Hochmuth là vị tướng duy nhất của TQLC Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .


THIẾU TƯỚNG KEITH LINCOLN WARE:


Sinh ngày 23-11-1915, Denver Colorado , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Sư đoàn Anh Cả Đỏ, The Big Red One Division). Ngày 13-9-1968, trong lúc đang chỉ huy đơn vị cơ hữu chạm súng với VC, chiếc trực thăng chỉ huy của ông bị trúng đạn phòng không của VC, và bị rơi ở địa điểm khoảng 6km tây-bắc Lộc Ninh tỉnh Bình Long.


CHUẨN TƯỚNG WILLIAM ROSS BOND:


(Chúng tôi tạm dịch chức vụ Brigadier General, tướng một sao của quân đội Mỹ là chuẩn tướng) Sinh ngày 4-12-1918, Portland , Maine , nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 199 Bộ Binh. Ngày 1-4-1970, lúc nhận được tin một đơn vị của mình là Chi đội 2, Chi đoàn D, Thiết đoàn 17 Kỵ Binh bị địch tấn công khi đang hộ tống một đoàn xe tiếp tế trên tỉnh lộ 15, phía nam Võ Xu tỉnh Long Khánh. Tướng W.R. Bond đã đáp trực thăng của mình xuống ngay trận địa để đôn đốc chiến sĩ. Khi ông chạy khỏi máy bay độ vài thước thì bị trúng đạn ngay vào ngực. Trực thăng khẩn cấp đưa ông khỏi trận địa, nhưng ông đã tắt thở lúc còn trên không. Chuẩn tướng W.R. Bond là vị tướng thứ nhất của quân đội Mỹ tử trận ngay trên mặt đất Việt Nam , không phải trên máy bay.

THIẾU TƯỚNG ALBERT BROADUS DILLARD, JR:


Sinh ngày 1-9-1919, Lake Charles , Louisiana , nguyên Tư Lệnh Công Binh Mỹ ở Việt Nam . Ông bị tử thương ngày 12-5-1970 lúc từ Pleiku bay trực thăng dến trại Biên Phòng Plei D’Jreng để thám sát Tỉnh lộ 509. Trực thăng của tướng J.B. Dillard bị trúng đạn phòng không của CS và phát nổ. Địa điểm xảy ra khoảng 16 km hướng tây-nam thị xã Pleiku.


THIẾU TƯỚNG GEORGE WILLIAM CASEY:

Sinh ngày 9-3-1922, Allston Massachusetts , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn I Không Kỵ (The First Air Calvary Division). Ngày 7-7-1970, tướng G.W. Casey từ Phước Vinh tỉnh Tuyên Đức, dự tính đến thăm thương binh ở bệnh viện dã chiến Cam Ranh. Trên đường bay, trực thăng chở ông bị trúng đạn phòng không của CS Bắc Việt và đâm xuống đất.


Hải Quân Đề Đốc (THIẾU TƯỚNG) REMBRANDT C. ROBINSON:

Sinh ngày 2-10-1924 Clearfield Pennsylvania . Nguyên Hạm Trưởng (Soái Hạm) Khu Trục Hạm USS Flotilla 11, kiêm Tư Lệnh Chiến Đoàn Khu Trục Hạm thuộc Hạm Đội 7. Vào buổi tối ngày 8-5-1972, sau khi dự họp trên một chiến hạm gần đó, ông dùng trực thăng trở về soái hạm thì tai nạn xảy ra lúc máy bay không đáp đúng vị trí trên tàu. Trực thăng lao xuống biển và vở tan làm chết tất cả những người trên trực thăng. Nơi xảy ra tai nạn nằm ngoài khơi biển đông Việt Nam , gần bán đảo Đồ Sơn thành phố Hải Phòng, Bắc Việt. Đề đốc R.C. Robinson là vị tướng Hải quân duy nhất của quân đội Mỹ bị chết trong chiến cuộc Việt Nam .


CHUẨN TƯỚNG RICHARD JOSEPH TALLMAN:


Sinh ngày 28-3-1925, Honesdale Pennsylvania , nguyên Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Yểm Trợ (Third Regional Assistance Command: TRAC). Ngày 9-7-1972, tướng R.J. Tallman đáp trực thăng xuống An Lộc, tỉnh Bình Long để họp với thiếu tá Joe Hallum thuộc toán cố vấn Trung đoàn 48/BB và đại uý Willbanks, toán cố vấn Trung đoàn 43 SĐ 18/BB. Cuộc họp bàn thảo về sự phối hợp yểm trợ cho lực lượng phòng thủ ở thị xã An Lộc. Lúc trực thăng sắp cất cánh thì quân VC tập trung pháo kích dữ dội vào khu vực bải đáp làm chết tại chổ bốn người. Chuẩn tướng Tallman bị thương nặng, được tản thương về bệnh viện 3 dã chiến tại Saigon, và chết lúc còn trên bàn mổ.

Có tất cả 11 vị tướng Mỹ chết ở Việt Nam . Ngoài ra còn 2 vị tướng chết vì bạo bệnh.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với các bạn thuộc thế hệ kế tiếp

Tống Phước Hiến

Cho phép tôi được tâm-tình với các bạn, những người chưa kịp tham gia vào cuộc chiến trước năm 1975và phải mang thân phận ly-hương tủi-nhục; hoặc phải bị nhìn về một phía bởi đôi lá chắn.
Vâng, chế-độ Cộng-sản tự cho mình là tên xà-ích và buộc các bạn làm thân ngựa phải gò lưng kéo cỗ xe chĩu nặng tội ác với hai miếng da chắn tầm ước vọng tuổi trẻ. Chút tâm tình nầy không mang ý nghĩa “Nói với tuổi 20” ( tên một tác phẩm của Thượng-Tọa Thích Nhất-Hạnh ) và thiết tha xin các bạn đừng có thái-độ “Nói với kẻ 40”(Trích từ lá thư trong tác phẩm“Ý-thức mới trong văn-nghệ và triết học của Phạm-Công-Thiện).
Các bạn trẻ thân kính,
Dù tuổi của các bạn còn trẻ, nhưng tôi vẫn kính trọng, bởi tương lai quê-hương chúng ta do chính các bạn định đoạt; và cũng chính các bạn là những người đang viết tiếp giòng lịch-sử gần 5.000 năm giống nòi Lạc-Việt.
Thành thật, tôi không dám ở vị-trí mà nói theo thuật ngữ lịch sử là thế hệ bàn giao. Vì chúng tôi có gì để bàn giao, nếu không muốn nói chúng tôi đã bàn giao thân phận của một Dân Tộc có Tổ Quốc kiêu hùng, có giang sơn gấm vóc, có lịch sử bất khuất, có nền Văn Hiến từng rực rỡ Phương Đông, nay trở thành những kẻ mất Quê hương, cho dù lưu vong hay còn tại quê nhà ! Vì dù ở nơi đâu mà người được quyền thừa tự nay bị biến thành kẻ chỉ được nhận sự ban cấp từ giai cấp thống trị thì có khác gì nhau.
Chúng tôi vẫn biết một Miền Nam nhỏ bé dù dũng mãnh đến đâu cũng không thể đương đầu với cả hệ thống Cộng Sản Quốc Tế, nhưng nếu toàn thể Miền Nam nhận thức rõ hơn về ác họa hiểm độc cộng sản thì với gươm súng và lẽ phải, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào khả năng lật ngược tình thế như đã từng xảy ra ở biến cố Mậu Thân 1968.
Hôm nay, với tấm thân tàn tạ bởi thời gian và nỗi ray rức không nguôi, chúng tôi khắc khoải, lấy hết sức mình thổi ánh than hồng mong thành ngọn lửa làm ấm lại niềm tin, thắp lại tương lai; cầu xin tạ tội với Tiền nhân oanh liệt và hậu bối ngoan cường.Vì vậy, chút tâm tình nầy không mang ý nghĩa trần tình mong cầu sự cảm thông. Chút tâm tình nầy chỉ nhằm khẳng định lại hiện trạng xã hội Việt Nam, nơi đồng bào ta đang lầm than, dân tộc bị suy đồi, và tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm chung vai, góp sức lật nhanh trang sử bi thương nhơ bẩn, hầu tạo ra vận hội mới cho quê hương dấu yêu của chúng ta. Chúng tôi - những mái đầu điểm bạc, trắng màu khổ hận mang niềm đau nỗi khổ Đặng Dung:


Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,


Kỹ độ long tuyền đái nguyệt ma.


(Tù Nước chưa xong đầu đã bạc,


Gươm mài bao độ dưới trăng tà.)


Ngày xưa, khi chúng tôi vào lứa tuổi các bạn bây giờ, tâm hồn còn trinh thơm mùi giấy trắng, và giòng máu kiêu hùng của giống nòi Lạc Việt chảy ấm tim gan, khi khối óc còn dạt dào, ngào ngạt hương sắc ước mộng, chúng tôi đã từng tâm nguyện sẵn sàng lấy máu mình tưới xuống cho quê hương bền vững. Và cũng như Đặng Dung, chúng tôi đã từng mong ước :
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn Thiên hà
(Phò chúa những mong xoay cuộc diện,
Binh đi tràn ngập đến sông Trời).
Chiến tranh gây nên bởi nhũng con người nhân danh chủ nghĩa, nhân danh tự do, nhân danh phẩm giá để tước đoạt nhân phẩm và quyền tự do thiêng liêng tối thiểu của con người. Vì tham vọng quyền lợi, vì mưu bá đồ vương; Việt Minh Cộng sản đã tạo ra bao thảm cảnh thê lương tang tóc, lòng chúng tôi đã xót xa chùng xuống !
Khởi đi từ những bài học về lịch sử, về đạo nghĩa Dân Tộc. Chúng tôi yêu lắm những câu thơ, điệu hò, tiếng hát. Chúng tôi yêu con sông, ngọn núi, lũy tre, bờ ruộng, khóm trúc, đình làng, trống trường, sân chùa, ao cá, mả mồ lăng tẫm. Tất cả những thứ ấy, gom lại gọi là Quê-Hương. Bởi chính Quê-Hương mới làm chúng tôi xao xuyến. Nhịp xao xuyến ấy thúc đẩy chúng tôi phải kiên quyết bảo vệ những cái mà chúng tôi yêu quý vì đó là Tổ Quốc chúng ta.
Các bạn ạ,


Không có con đưòng nào đúng hơn con đường hoa gấm mà Tổ-Tiên đã chỉ lối. Với chúng tôi, không bao giờ có vị bí-thư, chủ-tịch nào hơn Đức Quốc-Tổ Hùng-Vương và chuyển giao qua bao bậc anh-hùng hiệt-kiệt như Trưng-Vương, Ngô Quyền, Đinh-Tiên-Hoàng, Lý-Thường-Kiệt, Hưng-Đạo-Vương. Rồi Lê-Lợi, Nguyễn-Trãi, Quang-Trung, Nguyễn-Thái-Học... Còn chủ-nghĩa nào hơn chủ-nghĩa Việt ! Chủ-nghĩa ấy đã Bắc bình, Nam tiến, Tây trấn, Đông định qua bao thời đế-chế của ta, từ Trưng Triệu, Ngô, Đinh, Lê đến Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn. Vậy ta cần gì cái chủ-nghĩa ung-thối ngọai lai mà đảng cộng-sản Việt-Nam vì cầu sinh đã ký-sinh nó vào giòng sinh-mệnh Dân-Tộc.
Chắc các bạn muốn biết về chủ-nghĩa cộng sản vì các bạn vẫn nghe nhận-định rằng: Về lý-thuyết thì Cộng sản hay, nhưng thực-tế thì không tưỏng!. Lời phê-bình ấy chỉ đúng ở vế sau, vế trước hoàn toàn sai-lạc. Chúng ta hãy nghe Hà-Sĩ-Phu (tức Nguyễn-Xuân-Tụ) người được xem là nhà trí-thức xã-hội chủ-nghĩa nhận định về chủ nghĩa cộng-sản : “Không phải như Cộng-sản thường nói rằng chủ nghĩa luôn luôn đúng, chỉ có con người thi hành sai. Ý thức hệ Cộng sản sai lầm ngay từ căn bản. Phải từ bỏ ý thức hệ đó thí mới xây dựng được đất nước”.(Trích “Chia tay ý thức hệ”).
Từ tình-trạng xã-hội làm xuất-phát chủ-nghĩa cộng sản đã không còn tồn-tại, mà cộng sản lại khư khư ghì chặt lấy cái xã-hội đó để đòi nó phải biến đổi. Tỷ như một người nhắm mắt chê một cỗ xe mà cỗ xe ấy đã bao lần đổi thay thăng-tiến mà người phê-bình cứ mãi nhắm mắt hô-hào dùng bạo-lực chuyên-chính, thù-hận giai-cấp để đổi thay. Vậy họ đòi đổi thay cái gì? Phải chăng đó chỉ là cái cớ cho họ dùng bạo-lực sắt máu, gây kinh hoàng tang tóc hầu dễ bề leo lên chiếc ghế chủ-nhân ông, buộc nhân dân thành đám tôi-đòi, nô-lệ.
Thực-tế xã-hội Việt Nam đã chứng-minh tội-ác tày trời của bọn quỷ dữ, bọn tư-bản đỏ chễm-chệ truy-hoan trên nỗi ngút ngàn khổ-hận, thăm thẳm uất-hờn của dân Việt. Chính Hòang-văn-Hoan lãnh tụ trọng yếu đảng cộng-sản Việt-Nam xác nhận rằng “Quyền Con Người, Quyền Công Dân trong chủ nghĩa xã hội đã không có quan điễm kế thừa giá trị Nhân-quyền” (Trích “Quyền Con Người, Quyền Công Dân - Khái lược Lịch sử và Lý luận” Hòang-văn-Hoan, Chu-Thanh) Và Hà-Sĩ-Phu khẳng định “Thực chất, Việt-Nam là một Nước đã chọn nhầm phải con đường“ xã hội chủ nghĩa” và đã tuyên bố dứt khóat rằng: “Nay đã đến lúc bắt buộc phải từ bỏ con đường ấy để trở về hội-nhập với nền văn-minh nhân lọai”. Ông ngậm ngùi ân hận:”Lòng yêu Nước và khát vọng Tự Do - Hạnh-Phúc đã đưa Nước ta vào qũy đạo cộng-sản với sự trả giá khá đắt” (Chia tay ý thức hệ).
Hồ-chí-Minh, thủ lãnh đảng ma đầu cộng-sản Việt-Nam đã chỉ vào Quê-hương yêu dấu mà Tổ-Tiên ta khai-phá, đắp bồi, bảo-vệ bằng máu xương công-khai tuyên-bố: ” Đây sông Lê, kia núi Mác”. Bằng lời mãi quốc ấy, Hồ-chí-Minh khẳng định với mẫu quốc Liên-sô rằng Việt Nam là một phần trong cái gọi là “Thế-gíới đại-đồng” dưới quyền thống-trị của cộng sản Liên-Sô.
Tố-Hữu, tên ác quỷ văn-nô, thủ-phạm giết chết nền văn-học Việt Nam . Chính y đẩy không biết bao nhiêu Văn-Nhân tài-hoa khí-tiết vào tù đầy man rợ, triệt-tiêu ý-chí tự-hào dân-tộc, đạo-lý làm người, khí-phách kẻ sĩ Việt Nam . Khi những Trần-Dần, Phùng-Quán, Phan-Khôi, Nguyễn-Chí-Thiện, Bác-sĩ Nguyễn-Đan-Quế, Hòa-thượng Thích-Huyền-Quang, Thích-Quảng-Độ, Cụ Lê Quang-Liêm, Linh-Mục Nguyễn-Văn-Lý, Bác-sĩ Phạm-Hồng-Sơn, nhà báo Nguyễn-Vũ-Bình, Luật-Sư Lê-Chí-Quang...anh dũng lẫm-liệt viết tiếp giòng Văn-Học-Sử tiết-tháo chính nhân. Thì Tố-Hữu ra lệnh cho bọn bồi bút phải tuyên xưng y là ngôi sao Bắc-đẩu của cái gọi là nền văn-học xã-hội chủ nghĩa. Tố-Hữu tự phơi bày bộ mặt thật bằng những dấu vết nhơ bẩn nhất trong lịch-sử giống nòi :


Vui biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu đời con gọi Sta-line.
Hay:
Hoan hô ông Sta-line,
Đời đời cây đại thọ.
Rợp bóng mát hòa-bình.
Và rồi gào khóc:
Hôm qua loa gọi ngoài đồng,
Tiếng loa xé ruột đau lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã làm sao mất rồi?
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi
Hỡi ơi Ông mất ! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.
Có phải những Trần-Ích-Tắc, Trần-Di-Ai, Trần-Thiêm-Bình, Mạc Đăng Dung, Lê-Chiêu-Thống, Trương-quang-Ngọc, Nguyễn-Thân... đã đầu thai trở lại thành những Hồ-chí-Minh, Phạm-Văn-Đồng, Võ-nguyên-Giáp, Tố-Hữu, Đỗ-Mười, Võ-Văn-Kịêt, Lê-khả-Phiêu, Phan-văn-Khải, Nông-đức-Mạnh, Trần-đức-Lương, Nguyễn-tấn-Dũng... để thực-hiện lời thề: “muôn kiếp mãi Quốc cầu vinh”, mà hôm nay tên giám-đốc bưu-điện của thành-phố phải chịu đau nhục mang tên của tội-đồ Dân-tộc Hồ-chí-Minh trả lời trên báo Thanh-Niên của Huỳnh-Tấn Mẫm ( tên sinh-viên háo-danh, lợi dụng chế-độ tự-do của Việt-Nam Cộng-Hòa làm lợi cho cộng sản, đến khi bị trao trả cho Việt cộng thì gào khóc chối mình không phải là Cộng sản. Bây giờ cúi rạp mình trước mũi giày của bọn thất học Đổ-Mười cầu xin chút lợi danh dư thừa bợn cặn) rằng: Sở-dĩ chúng không phát hành tem bưu-điện có in hình các Anh-Hùng Dân-Tộc vì “sợ “ mất lòng Trung-Quốc” Bạn hãy thử dõi mắt tìm từ đô thành đến thôn quê hẻo lánh xem có công-trình, tượng-đài hay một bức phù điêu nào được dựng lên để vinh-danh các Anh-Hùng Dân-Tộc không? Thế mà mỗi lần hút máu dân đen, bao giờ chúng cũng dùng những từ-ngữ thiêng-liêng đượm nét tìnht tự như : “Dân-Tộc, Tổ-Quốc, đồng bào...”.
Ngay trong sách giáo-khoa về bộ môn Lịch-sử Văn-Minh Việt Nam , đảng cộng sản chỉ cho lướt đoạn rồi bóp méo, sửa-chữa, làm sao tuyên-xưng cho bằng được cái chủ-thuyết:”Huyết hận giai-cấp”. Thực sự, thì chúng cũng chẳng huyết hận gì vì Hồ-chí-Minh, Phạm văn Đồng thuộc giai-cấp phong-kiến, Trường Chinh tức Đặng-Xuân-Khu thuộc giai-cấp địa-chủ, Võ-nguyên-Giáp thuộc giai-cấp trí-thức tiểu tư sản. Nếu theo đúng khẩu-hiệu đẫm máu do chúng đề ra: “Trí, Phú, Địa, Hào - đào tận gốc, trốc tận rễ” ( Khẩu hiệu trong cuộc bạo lọan cướp bóc do cộng-sản thực hiện dưới cái gọi là “Sô-Viết Nghệ-Tỉnh”), thì trước tiên phải chặt đầu bọn nầy. Nhưng có hề gì chuyện ấy! Bởi mục-đích duy nhất của chúng là chiếm đọat cho bằng được địa-vị, quyền-lực để hưởng-thụ.
Muốn sự cai-trị được bền chắc, chúng phải dựng lên chủ-thuyết duy-vật. Và để bảo-vệ cái chủ-thuyết oan-nghiệt ấy, chúng ra tay tàn phá tôn-giáo, nhất là đạo-lý dân-tộc. Bởi đạo-lý dân-tộc là chất keo cho sự đoàn-kết, là sức bật dũng-mãnh đánh tan ngoại-xâm. Và tôn-giáo làm con người xa dần ác độc bạo-tàn, giúp con người gần với nhân-cách, bác-ái, công-bằng, vị tha. Vì vậy, đạo-lý dân-tộc và tôn-giáo bị cộng sản liệt vào phạm trù duy tâm. Phạm-trù nầy bị tiêu-diệt thì duy-vật thấp hèn mới có cơ-hội phô-trương, xử-dụng nanh vuốt ác thú.
Bằng mọi thủ-đọan gian manh tàn độc và ty tiện hèn hạ nhất, cộng-sản Việt-Nam quyết diệt ý-thức tồn sinh Dân-Tộc. Vũ-khí muôn đời của chúng vẫn là bạo-lực. Bằng đói nghèo, túng quẫn, tù đầy, chết chóc đe-dọa, đảng cộng sản ép buộc mọi người phải đổ xương máu, mồ-hôi, nước mắt, tan-tác, sinh ly, tử biệt cho chúng hưởng đủ mọi lạc thú đế vương. Chúng thủ-tiêu bất-cứ ai mà chúng nghĩ rằng bất lợi cho chúng. Thời chiến-tranh thì chiếc mũ “Việt-gian”, hết chiến-tranh đổi qua mũ “Phản-động”. Biết bao danh-tài, tinh-hoa dân-tộc và người dân vô tội ngã gục trước bạo-lực cộng sản. Danh tính nầy không biết bắt đầu từ đâu và bao giờ kết-thúc ! Chỉ biết Khái-Hưng, Tạ-Thu-Thâu, Võ-Tam-Anh, Lương-Trọng-Tường, Hòa thượng Thích-Thiện-Minh và gia-đình kịch tác gia Lưu-Quang-Vũ đã nằm trong danh-sách ấy. Hòa-Thượng Thích-Huyền-Quang, Thích-Qụảng-Độ, Bác sĩ Nguyễn-Đan-Quế, cụ Lê-Quang-Liêm, Linh Mục Nguyễn-văn-Lý, Mục Sư Nguyễn-Hồng-Quang. Cựu đảng-viên, cán-bộ cộng sản như Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu, Hà Sĩ Phu, Bùi-Minh-Quốc, Trần Khuê, Phạm-Quế-Dương… và lớp trí thức trẻ như Bác-sĩ Phạm-Hồng-Sơn, Luật-sư Lê-Chí-Quang, nhà báo Nguyễn-Vũ-Bình đang chờ chuyển qua danh-sách. Lúc trước thì dùng chính-sách “quản lý hộ khẩu” loại vũ-khí “bao tử trị” tinh-vi, nguy-hiểm. Và hôm nay, với khẩu-hiệu : “Kinh-tế thị-trường” chúng công-khai dùng luật rừng, một thứ luật “sớm nắng chiều mưa” hầu nâng cao và bảo-vệ cho quyền-lợi của đảng thảo-khấu bất-lương cộng-sản. Những khẩu hiệu trên đầu môi đảng viên cộng-sản như: “Bảo vệ Tổ-Quốc, Giải phóng Dân-Tộc, Xây dựng Dân chủ, Kiện tòan ấm no hạnh phúc cho nhân dân..”.Thực chất chỉ là những cái bẩy để: Hoặc vì người dân có tấm lòng tha thiết với quê-hương, hoặc vì bị phĩnh lừa, đe dọa, ép buộc đành phải hy sinh hay cúi đầu chấp nhận số phận cho chúng được tận hưởng mọi vinh hoa sang giàu ngất ngưỡng với ngút ngàn vật chất và bất tận quyền uy. Trong khi người dân khốn-khổ, đói rách. Muốn được yên thân, người dân phải quần quật:”làm ngày không đủ, tranh-thủ làm đêm, làm thêm giờ ngủ”, thì đảng viên cộng sản truy hoan, thâu đêm suốt sáng bên gái đẹp thơ ngây với thực phẫm thừa mứa linh đình. Bạn hãy hình dung 80 triệu người dân Việt lầm than tan nát, cần cù lao nhọc cho 2 triệu đảng cộng-sản hưởng thụ, bạn sẽ cảm nhận được chủ nghĩa cộng sản hèn mọn và lưu manh. Bạn suy-nghĩ sao khi Liên Hiệp Quốc đánh giá: Việt-Nam thu-nhập bình-quân 200 USD mỗi người mỗi năm. Có lẽ bạn cũng cảm nhận đó là con số đáng tủi nhục, là hằng số biểu diễn khả-năng lãnh-đạo và tội-ác của đảng cộng sản. Nếu phân-tích một chút, bạn sẽ thấy nó còn tồi tệ hơn nhiều. Tồi-tệ như màu đỏ búa liềm đã nhuộm máu dân hiền để gom vàng về cho đảng búa liềm, cho lũ cán-bộ sao vàng vô-dụng, bất-lương. Bình-quân phải được hiểu theo nghĩa nhân-bản.
Vâng, tôi đồng-ý xã-hội nào cũng có bất-công, có chênh-lệch về mức sống. Nhưng sự bất-công chênh-lệch ở khoảng ngạch tiệm tiến, nghĩa là khoảng cách giữa chuyên-viên bậc cao, bậc trung, sơ đẳng, hoặc tập-sự, phụ việc, học việc không quá xa cách. Nếu so-sánh khoảng cách cao và thấp nhất, thì người thấp nhất vẫn có cuộc sống tiện-nghi đầy đủ, họ vẫn được xã-hội và luâït-pháp tôn trọng ngang nhau. Họ chỉ hơn thua nhau ở điều-kiện sung-túc, du-hý thôi.
Còn ở Việt Nam hiện nay thì sao ?
Đây, các bạn hãy nhìn khắp mọi nẻo đường từ thôn quê đến bất kỳ một thành-phố lớn nhỏ nào, bạn cũng sẽ thấy đầy dẫy những cảnh bần cùng khốn khổ, mọi lớp người đang phô-trương cái “thiên-đường Cộng sản” từ móc túi, cướp giật, đến từng đoàn người hành-khất lang-thang, vô gia-cư, vô nghề-nghiệp, bịnh tật không thuốc men chữa trị. Vì không có điều-kiện tối thiểu, nên họ phóng-uế, tắm rửa bưà-bãi tràn lan nơi công-cộng. Nhan-nhãn những gái ăn sương, những cảnh hành-lạc, hút sách, tệ-đoan xã-hội ngập tràn đến tận công-viên. Xã-hội băng-hoại theo tốc-độ vô phương ngăn chận. Có đau lòng không khi những em bé phải bán trinh-tiết, xác thân vì sự khắc-nghiệt của cuộc sống mà lẽ ra với số tuổi nầy các em phải được tung tăng vào những năm đầu của bậc trung-học. Bản án nào phải giành cho đảng cộng Sản vì chúng đã cướp đi nơi các em đôi mắt nai tơ, tuổi ô-mai, nụ cười hàm tiếu và mái tóc xõa tung vô tư, bay bay trong gió ở sân-trường? Nầy đây, trước cổng bệnh-viện bạn sẽ bắt gặp đám người xanh-xao, gầy-gò, chen-lấn, giành nhau bán máu bởi vì họ không còn phương cách nào khác hơn cho cơn đói da-diết hành hạ rã-rời thân xác họ! Bạn cũng dễ dàng thấy những khuôn mặt đau thương đang kiểm lại từng đồng bạc tạo ra từ mồ-hôi nước mắt, có khi bằng cả xương máu, họ đã phải chắc-chiu tiện-tặn - Thưa các bạn, chốc nữa đây, những đồng bạc xương máu ấy sẽ phải giao nạp hối-lộ cho bọn “lòng lang dạ thú” mà đảng cộng sản thường tự cho là cơ-quan có phương châm: ”lương y như từ mẫu”. Các bạn ơi, những đồng tiền ấy có thể họ có sau một cuộc bán dâm uất nhục tan nát cõi lòng từ xóm “bình-khang” ra, cũng có thể đó là mảnh vườn, con gà, lon gạo cuối cùng. Ôi lưỡi liềm, và chiếc búa oan-nghiệt của tử-thần cộng sản in đậm trên nền máu tươi uất-hận nghẹn-ngào của lương dân mà đảng cộng-sản Việt-Nam đã dùng làm biểu tượng.
Rồi bạn lại thấy những tòa dinh-thự, những nhà hàng nguy-nga tráng-lệ. Trong đó, bầy ác quỷ đang sống sa đọa, đang say sưa những vũ-khúc xé cào da thịt Việt Nam ! Bạn ơi, máu đào dân đen đang là nhiên-liệu cho những chiếc xe hơi bóng lộn của bọn cán-bộ cộng sản. Tất cả những hoan lạc, những tiện nghi sung mãn ấy, đảng cộng-sản Việt-Nam đã mua, đã trả bằng những tấm da lưng của lương dân Việt Nam ! Bọn quan-chức cộng sản còn học đòi thói xa hoa trọc phú, chúng mua bán, đổi chác những con chó kiểng bằng nhiều năm lương của một phu hốt rác, thành-phần xã-hội mà chúng tâng-bốc phỉnh lừa là “chủ nhân ông, là nòng-cốt Cách-Mạng”, hay rất nhiều lần hơn trinh-tiết của em gái thơ dại.
Bạn có biết: Luật-Sư Hòang-Cơ-Thụy nhân dịp kỷ niệm 90 tuổi, cụ đưa ra bản “Tuyên-Ngôn Hưng-Quốc” tại Antony (ngọai ô Paris) mà cụ viết từ ngày 10 đến ngày 17.12.2001 trong đó có đọan cụ cho công bố tài sản kếch xù của những ủy viên thuộc bộ chính trị cộng sản Việt-Nam. Chúng tôi xin trích dẫn một đọan như sau:
“Theo nghiên cứu hồi cuối năm 2000 của một số chuyên viên ngân hàng, thì tài sản tính theo dollar Mỹ (USD) của 18 tên Việt cộng chóp bu đã vơ vét được tới nay (VC Politburo's Networth, Internet Thursday December 21.2000) là:
1-Lê-khả-Phiêu-cựutổng-bí-thư:1tỷ170triệu
2-Trần-đức-Lương- chủ tịch nước: 1 tỷ 130 triệu
3-Phan-văn Khải - Thủ-tướng : 1 tỷ 200 triệu
4-Nông-đức-Mạnh- nguyên chủ tịch quốc hội, nay là tổng bí thư : 135 triệu
5-Nguyễn-văn-An - chủ tịch ban chấp hành trung ương đảng: 143 triệu
6-Nguyễn-tấn-Dũng-Phó thủ tướng thường trực:1tỷ480 triệu
7-Nguyễn-mạnh-Cầm - Phó Thủ tướng kiêm tổng-trưởng ngaọai giao: 1tỷ150 triệu
8-Nguyễn-đức-Bình- Giám-đốc học-viện Hồ-chí-Minh kiêm chủ tịch ủy ban lý-luận đảng 140 triệu
9-Nguyễn-thị xuân-Mỹ - chủ tịch ủy ban trung ương kiểm sóat đảng : 117 triệu
10- Phạm thế-Duyệt - chủ tịch mặt trận tổ quốc: 1 tỷ 173 triệu
11-Phạm-văn Trà - trung tướng tổng trưởng quốc phòng : 1 tỷ 360 triệu (chưa kể 10 tấn vàng cướp được từ cuộc xâm lăng vào Kumpuchia từ 1979 đến 1989)
12- Lê-minh-Huơng - trung-tướng tổng trưởng bộ nội vụ : 156 triệu
13-Lê-xuân-Tùng - bí thư thành ủy Hà-Nội:116 triệu
14-Trương-tấn-Sang - chủ-tịch ủy-ban nhân-dân thành phố Hồ-chí-Minh ( Saigon ): 1 tỷ 124 triệu
15-Phạm-thanh-Ngân -chính ủy quân-đội: 12 triệu
16-Nguyễn-minh-Triết - bí thư dảng ủy Hồ-chí-Minh ( Saigon ) : 197 triệu
17-Phan-Diễn - bí thư đảng uỉy Đà-Nẳng: 156 triệu
18- Nguyễn-Phú-Trọng - chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Nội: 140 triệu


(Theo Ải Nam-Quan của Trần-Gia-phụng và nội san Việt-Nam Quốc Dân Đảng số 20 tháng 2.2002 - muốn biết thêm các bạn hãy vào website : www.Canong.Canong.com/hcthuyhtlm


Thật là: “Trúc rừng không ghi hết tội, nước biển Đông không rửa hết tanh hôi!” (Trích “Bình-Ngô đại cáo”của Nguyễn-Trãi). Nếu dã thú là hình ảnh của kinh-hoàng, thì cộng sản còn kinh-hoàng hơn gấp bội, bởi dã thú không biết phỉnh gạt, không biết ăn thịt người bằng cách cưỡng bức con người phải tạo ra của cải vật chất cho chúng thụ hưởng để rồi yếu liệt, đuối sức mà chết, nhưng nạn-nhân lúc nào cũng phải tung-hô, mang ơn cúi đầu trước kẻ sát-nhân.


Bạn cần phải ghi nhận rằng:
Cuộc chiến chống thực dân Pháp, đảng cộng sản không những không góp máu xương mà còn lưu-manh, tráo trở. Chúng lợi-dụng tinh-thần yêu nước của nhân-dân để cướp công kháng chiến làm bàn đạp cho mưu đồ chiếm lĩnh quyền lực sau nầy. Hồ-chí-Minh tự ý giải-tán đảng cộng sản và gia nhập vào Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội tức Việt-Minh.


Trong khi Người Chiến-sĩ Quốc-Gia anh dũng chận gót chân xâm-lược: “Này Công-dân ơi! Đứng lên đáp lời Sông núi. Đồng lòng cùng đi, hy-sinh tiếc gì thân sống !” Trích Quốc ca VNCH)
Thì bọn Cộng sản gian manh, núp dưới phù-hiệu Quốc Gia tìm mọi phương-kế thủ tiêu sát hại các con yêu của Tổ-Quốc. Thâm-hiểm hơn, đảng cộng sản dùng chiến-trường, gài thế kỷ luật tổ-chức, nhân-danh lý-tưởng Giải-Phóng Dân-Tộc, rồi bí-mật bắt tay quân thù nhắm triệt để tiêu-diệt lực-lượng Quốc Gia, phát-triển lực-lượng cộng sản của chúng. Trước dư-luận Quốc Dân và Quốc-tế, chúng ra sức ngụy tạo vu-khống, bôi nhọ và tấn công sát hại các lãnh-tụ Quốc Gia mà vụ tấn công ở Cầu Giấy; vụ án ở đường Ôn-Như-Hầu vàø Chiêm-Sơn (Quảng-Nam) đã chứng minh. Đồng thời, chúng bất chấp mọi thủ-đoạn đê-hèn xảo-trá để đề-cao, thần thánh hóa lãnh-tụ của chúng. Tôi xin dẫn một vài bằng chứng trong vô số bằng chứng, hùng h?n chứng-minh Hồ chí Minh vô-liêm sĩ:


- Hồ-chí-Minh trâng-tráo cưỡng-đoạt tên Nguyễn-Ái-Quốc tức Nguyễn Le Patriote vốn là tên của nhóm Le Paria (Người cùng khổ) mà chủ-lực là hai cụ Phan-Văn-Trường và Nguyễn-Thế-Truyền. Trâng-tráo hơn, y tự xưng là chủ-nhiệm kiêm chủ-bút tờ Le Paria trong khi thực-sự là do J.B. MEYRAT (từ số 1 đến số 12 ) và sau đó do G. SAROTTE và LÉOPOLD MESNARD. Cũng như hai tờ L'Humanité và Việt Nam Hồn sau đó đổi thành Phục-Quốc (số tháng 9/1926) Hồ-chí-Minh không viết được bài nào cả. Chính các cụ Phan-văn-Trường Tiến-Sĩ Luật-khoa đầu tiên của cả Đông-Dương, Nguyễn-Thế-Truyền Sinh-viên Đại-học Khoa học Paris và Trường Cao-đẳng Trung-ương - Ecole Centrale đã giới-thiệu cho Hồ-chí-Minh vào đảng Xã-Hội Pháp và hội Thuộc-Địa, nhưng Hồ tráo trở ngược lại là y đã giới-thiệu cho hai cụ. (theo Cao-Thế-Dung trong Chân tướng Hồ-chí-Minh). Điều đáng lưu ý là lúc ấy, Hồ-chí-Minh mới đến Pháp với cái tên Nguyễn-tất-Thành, không địa-vị xã-hội, vô gia-cư, vô nghề-nghiệp. Xin vào Trường Thuộc-địa mà Pháp còn không chấp-nhận (tài-kiệu do Tiến-sĩ Vũ-Ngự-Chiêu công bố) thì làm sao mà Hồ giới-thiệu hai cụ mà vốn từ lâu các cụ đã có địa-vị, học thức và tiếng tăm tại Pháp.


- Hồ-chí-Minh còn hợm-hĩnh ngụy-tạo các tên Trần-Dân-Tiên, T.Lan và X.Y.Z. để tự ca ngợi, đề cao mình.


- Nhục nhã hơn nữa, Hồ chí Minh. đã sang đoạt tập “Ngục-Trung Nhật Ký” của một người Tàu vốn là bạn đồng tù vì tín-cẩn nhờ y trao lại cho gia-đình tác giả khi Hồ được trả tự-do. Giáo sư. Lê Hữu Mục trong bài viết gởi cho UNESCO đã vạch mặt Hồ-chí-Minh là tên đạo văn ( Hồ-chí-Minh không phải là tác gỉa “Ngục trung nhật ký”). Kết quả : Hồ-chí-Minh đã bị cơ-quan quốc-tế nầy hủy bỏ quyết-định tổ-chức vinh-danh y như là một nhà thơ lớn của nhân-loại. Vết nhơ nầy cộng sản không thể nào và không bao giờ rửa được.


- Ngay cái tên Hồ-Chí-Minh là bí danh của nhà ái quốc Hồ-Học-Lãm, Người sáng lập ra tổ chức Việt-Nam Độc Lập Đồng-Minh Hội sau nầy bị Nguyễn-tất-Thành cưỡng đọat cả tên lẫn tổ chức (Trần-Gia-Phụng trong “Án tích cộng sản Việt-Nam”)


Tội ác đồ tể Hồ chí Minh và đảng cộng-sản Việt-Nam ghi bằng máu của những nhà ái-quốc như: lãnh-tụ Quốc-Dân-Đảng Nhượng-Tống Hoàng Phạm Trân, Đại-Việt Quốc-Dân-Đảng Trương-Tử-Anh, Đại Việt Duy-Dân Lý-Đông-A tức Nguyễn-Hữu-Thanh, nhà văn Khái-Hưng (Trần-Khánh-Giư), Giáo-Chủ Phật-Giáo Hòa-Hảo Đức Huỳnh-Phú-Sổ, các nhà Cách-Mạng Vũ-Tam-Anh, Tạ-Thu-Thâu, Hồ-Văn-Ngà, Bùi-Quang-Chiêu, Trần-văn-Thạch..., thậm chí người đã trở về cộng tác với chúng như Hồ-Tùng-Mậu (Ủy-viên trung ương đảng cộng-sản Việt-Nam, Lâm-đức-Thụ (tức Nguyễn-công-Viện (hoặc Viễn) kẻ đã cùng với Hồ-chí-Minh bán cụ Phan-Bội-Châu cho thực-dân Pháp) và anh là Nguyễn-công-Truyền từng là phụ-tá cho Hồ chí-Minh, Nguyễn-Bình (trung-tướng), Ung-văn-Khiêm (bộ-trửơng ngọai giao, Dương--bạch-Mai (dân biểu), Đinh-bá-Thi (đại-sứ tại Liên-hiệp quốc), Nguyễn-đình-Thứ (ủy viên bộ chính-trị) vẫn bị chúng hạ sát. Nạn-nhân của chúng có vị uất hận chết như cụ Huỳnh-Thúc-Kháng, có vị sớm tỉnh ngộ vượt thoát được như các cụ Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, Vũ-Hồng-Khanh...,có tên hèn nhát đầu hàng mới kéo lê được kiếp sống hèn mọn như Trần-huy-Liệu, Xuân-Diệu, Thế-Lữ, Nguyễn-Tuân, Huy Cận, Chế-lan-Viên, Nguyễn-Bính...


Những cán-binh cộng sản hưởng-ứng chính-sách chiêu-hồi của Chính Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa đã vượt tuyến vào Nam , hoặc rời bỏ hàng ngũ quay trở về với Chánh-Nghĩa Quốc-Gia đã can đãm và mạnh mẽ xác nhận tội ác đảng cộng sản đã gây cho Tổ-Quốc Việt Nam như:
- Cuộc thảm-sát tại các đấu-trường trong chiến dịch Cải-Cách Ruộng Đất tại các vùng bị chúng tạm chiếm.
- Chiến dịch Sửa Sai .
- Triệt hạ trí thức yêu nước trong phong trào “Nhân-văn” và “Giai-phẩm”. Nhằm thực hiện chính sách ngu dân vào năm 1956 .
- Đàn áp phong trào phản kháng Quỳnh-Lưu.
- Vụ án xét lại .
- Vụ thảm sát tập thể Tết Mậu-Thân taiï Huế và trên tòan lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa.
- Cuộc cải-tạo công, thương và nông nghiệp (thành lập các hợp tác xã nông-nghiệp, sản xuất, tiêu thụ).
- Chính-sách kinh-tế mới để cướp nhà cửa đất vườn, tài sản và khống chế người dân.
.- Hai lần đổi tiền để vơ vét tiền bạc của dân
- Cuộc tắm máu bằng cách làm khô máu tù-nhân lương tâm như các Văn Nghệ Sĩ chân chính, lãnh tụ và đảng viên các đảng phái Quốc-Gia, các vị lãnh đạo tinh thần và giáo dân các tôn giáo, các nhà Trí thức Ái Quốc, viên chức, cán bộ, Sĩ Quan Quân-Đội và Cảnh-Sát Quốc-Gia của các chánh quyền Quốc-Gia Việt-Nam và Việt-Nam Cộng-Hòa ở Miền Bắc sau 1954 và Miền Nam sau 1975.
- Dưới nhiều hình thức, đảng cộng-sản Việt-Nam thẳng tay trắng trợn vơ vét cướp đoạt tài của người dân và của các tôn-giáo.
-Tàn phá các công trình văn-hóa.Tiêu hủy một số công trình trí tuệ và nghệ thuật như tuợng đài, sách báo, phim ảnh dưới chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa, đào bới chiếm đoạt các cổ vật của các thời đế chế Việt-Nam
-Ngăn chận mọi sự tu sửa, dùng thời gian làm suy thoái, băng họai các di-tích văn hóa dân tộc như đình, chùa, đền, miếu.
-Phá hủy các di tích thiên tạo thuộc truyền thuyết nhân dân như tượng nàng Tô-Thị ở Đồng Đăng.
Tất cả bằng chứng ấy cũng đủ để kết án đảng cộng-sản Việt-Nam là kẻ diệt chủng, chống lại nhân-loại.
Thế-giới đã từng chứng-kiến ít nhất ba lần cuộc bỏ phiếu bằng chân rất quyết liệt và vô tiền khoáng hậu của Nhân-Dân Việt Nam . Họ dùng chính tính mạng mình để thức-tỉnh lương-tâm nhân-loại đó là:


- Cuộc di-cư 1954.
- Cuộc tháo chạy kinh-hoàng trên đại-lộ tử-thần 1972.
- Bi tráng nhất là cuộc vượt biên trong khoảng thời gian mà thời điễm lịch sử gọi là 30 tháng 4 năm 1975. Với Bản cáo trạng hùng hồn nầy người dân Việt đã viết nên bằng máu xuơng, bằng tan-tác chia ly, với muôn trùng phẩn hận!
Sự bạo ác nghiệt ngã, được tàn nhẫn thực hiện dưới các sách lược như: Ngu dân, hộ-khẩu, dùng lý-lịch chia dân ra nhiều hạng bậc để đãi ngộ hay kỳ thị đã nghiền nát tình cảm lân lý hỗ tương đoàn kết keo sơn, một thứ đạo lý cần thiết để tồn tại của Dân Tộc từ thuở lập quốc trải qua bao gian lao thăng trầm.Sự bạo ác nghiệt ngã ấy cộng với vũ-trường, xe hơi, nhà lầu, tiện-nghi vật-chất, thói hưỡng lạc, thích xum-xoe chức quyền đã nhanh chóng triệt-tiêu ý-chí và lòng tự trọng của thanh-niên Việt-Nam!
Khi đôi chân sắp đến ngưỡng cửa đời, người thanh-niên đã bị bịt mắt, bị thui chột lương tâm bởi họ chỉ còn nhìn được một phía. Trước mắt, họ có hai cảnh đời để chọn lựa: Hoặc là phải hèn hạ để được ấm no sung mãn vật-chất, quyền lực nếu họ chấp nhận đi theo cái ác, đứng về ác quỷ. Phần còn lại là tù đầy, nếu họ đứng về lẽ phải và nhân-ái.
Ý-thức kiêu-hùng, truyền-thống quật-cường Dân-Tộc đang bị chủ-nghĩa Max-Lenine tấn-công và tiêu-diệt. Đây là tội ác lớn nhất của đảng cộng-sản Việt-Nam và Hồ chí Minh đối với lịch sử và sự an nguy tồn vong của giống nòi.


Chắc bạn còn nhớ hành động Mãi Quốc Cầu Vinh của Mạc-đăng-Dung, tội ác làm Tổ-Quốc rúng động! Lịch sử giống nòi từ thời Đức Hùng Vương lập quốc mãi đến năm 1540, mới có một lần duy nhất: Mạc-đăng-Dung dâng các động Tê-phù, Kim lặc, Cổ Sâm, Liểu Cát, La-Phù thuộc Châu Vĩnh-An cho kẻ thù phương Bắc dể đổi lấy chức An-Nam Tiết-Độ Sứ do kẻ thù phong cho.


Hồ-chí-Minh khai sinh ra đảng cộng-sản Việt-Nam không phải vì nhu cầu và quyền lợi của Tổ-Quốc Việt-Nam mà vì nhu-cầu và quyền lợi của cộng-sản quốc tế nên tâm hồn Hồ chí Minh và đồng bọn đã không thấm được những vần thơ thiết tha, nói lên Hồn Dân và Hồn Nước:
Đây biên cương hai Nước thù đẫm máu
Đây Nam Quan, con mắt khép tình thâm


Lối qua lại của một loài cuồng khấu


Đây Nam Quan, bốn bề sương lạnh lẽo


Hồn thửơ xưa lay động bóng tinh kỳ


Ai đi sứ nơi quê người lẽo đẽo


Cỏ hoa rừng dâng lệ khóc phân ly!


Đây Nam-Quan những u hồn thấp thóang


Đứng đầu non, trông dõi bóng Quê-Hương


Đây Nam-Quan, Anh Hùng xưa lảng vảng


Trỏ sang Tàu, vẽ máu trên đường gươm


Đây Nam-Quan nơi Tướng quân họ Lý


Đuổi quân thù để cứu lấy dân sinh


Lại phóng xá cho giống người tiểu kỷ


Rút binh về, múa tít lưỡi gươm linh


Đây Nam-Quan, quân Nguyên rời biền máu


Thóat rừng xương, tơi tả kéo nhau về


Say chiến công, Tướng nhà Trần lảo đảo


Nắng chiều hôm rung động ánh gươm thề


Màu thời gian phất phơ làn khói biếc


Bóng Người xưa lồng lộng tít trời xanh


Đến bây giờ Thăng-Long nằm đợi chết


Đau lòng ta tiếng gọi dưới trăng thanh


Nuớc phá nhà tan muôn dân u uất!


Biết bao giờ lau sạch máu trên đầu?...


Hoàng-Cầm


Bởi thế, Hồ-chí-Minh và đảng cộng-sản Việt-Nam không những đã lập lại mà còn lập lại nhiều lần tội Phản Quốc để đổi lấy sự tồn tại trên ngai vàng thống trị đẫm máu của chúng. Tội Phản Quốc ấy xin được tạm lược dẫn như sau:


1/ Ngày 4.9.1958 Chu-ân-Lai (Chou-En-Lai) Thủ-tướng cộng-sản Tàu công-bố lãnh hải của họ là 12 hải lý tính từ đất liền. Ngay sau khi nhận được bản tuyên bố nầy có cả bản đồ do sứ quán cộng sản Tàu tại Hà-Nội trao. Hồ-chí-Minh liền triệu tập Bộ-chính-trị đảng Lao-động (tên gọi của đảng cộng-sản vào lúc ấy). Tất cả thành-viên (có cả Võ-nguyên-Giáp) trong buổi họp đều nhất trí chấp thuận bản tuyên bố đó. Ngày 14.9.1958 Phạm-văn-Đồng nhân danh Thủ-tướng cộng-sản Việt-Nam gởi Công-Hàm công nhận bản tuyên-bố chủ quyền 12 hải lý của đảng cộng-sản Tàu, nghĩa là trực tiếp công nhận chủ quyền của cộng-sản Tàu trên các quần đảo Hoàng-Sa, Trường-Sa, (lúc đó đang thuộc lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa) theo đó thì lãnh hải của Tàu cộng là:


*/Phía Tây cận sát suốt dọc bờ biễn Việt Nam


*/Phía Đông sát tới lục-địa Phi-Luật-Tân (Philippine) vàBrunei.


*/Phía Nam sát tới Indonesia và Mã-Lai-Á (Malaisia).


Phần nầy, chúng tôi muốn trình bày một sự kiện lịch-sử đáng được trân-trọng ghi nhận trong quá trình giữ Nuớc. Sự kiện đó là:
1/ Ngày 19 tháng 1 năm 1974 cộng sản Tàu đem quân lấn chiếm quần-đảo Hòang-Sa lúc ấy đang do Quan Lực Việt-Nam Cộng-Hòa trấn giữ. Trận chiến không cân sức vì phía Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa quân quá ít, chiến hạm quá nhỏ, vũ khí chỉ có đại bác, lại đang còn phải chiến đấu cam go khốc liệt với cộng sản Bắc Việt xâm lăng. Còn phía Tàu cộng chiến hạm lớn đông gấp ba lần, vũ khí có cả hỏa tiển địa dịa; nên cuối cùng đành phải thất trận dù kẻ thù bị thiệt hại tổn thất gấp ba lần hơn kể cả nhân sự lẩn cả sở vật chất. Khi chúng ta bị mất Hoàng-Sa, cộng-sản Việt-Nam không một lời phản đối dù chỉ tượng trưng lấy lệ.


2/ Ngày 30.12.1999 tại Hà-Nội Nguyễn-mạnh-Cầm bộ-trưởng ngọai-giao Việt-cộng và Tang Jianxuan Tiền-kỳ-Sâm) bộ-trưởng ngọai giao Tàu cộng ký “Hiệp-định về biên-giới trên đất liền Việt-Nam - Trung-quốc”. Hiệp-định nầy được quốc hội Tàu cộng thông qua ngày 29.4.2000 vàø quốc hội bù nhìn Việt cộng thông qua ngày 9.6.2000. Theo hiệp định nầy thì Tổ-Quốc Việt-Nam mất hơn 789 ki-lô-mét vuông bao gồm cả Ải Nam-Quan, Suối Phi-Khanh và Thác Bản Giốc.


3/ Ngày 25.12.2000 tại Bắc Kinh dưới sự chứng kiến của Trần-đức-Lương Chủ-tịch nuớc Việt-cộng và Jiang Zemin (Giang-trạch-Dân) Chủ tịch nước Tàu cộng đại diện hai đảng cộng sản Tàu - Việt ký “Hiệp-định phân định lãnh-hải Việt-Nam - Trung-Quốc”. Hậu qủa là Nhân-Dân Việt-Nam mất khỏang 9% lãnh hải tức khỏang hơn 10.000 ki-lô-mét vuông.( Bác-Sĩ Trần-Đại-Sỹ “Bí ẩn về việc đảng CSVN lãnh đạo nhà nuớc cắt lãnh thổ lãnh hải cho Trung Quốc và Trần-Gia-Phụng trong tác phẩm Ải Nam-Quan”).
Trong giới hạn của bài viết, tôi không thể nào nói hết tội ác của cộng sản Việt-Nam. Nhưng từ những gợi ý đó và những gì do chính các bạn tìm hiểu được, có lẽ cũng đủ cho các bạn thấm thía, tự đặt câu hỏi, rồi tự chính mình phải trả lời. Theo tôi, câu hỏi chính vẫn là nỗi ray rức “Chúng ta phải làm gì cho Tổ-Quốc?”. Các bạn ơi, bản Quốc Ca đã nhắc nhở, thôi thúc chúng ta từng giây, từng phút :


Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy


Người Công-dân luôn vững bền tâm trí


Hùng tráng quyết chiến đấu,


Làm cho khắp nơi vang tiếng


Người nước Nam cho đến muôn đời !


Các bạn trẻ thương kính và tin yêu của tôi,


Bây giờ chắc các bạn đồng ý sự chọn lựa, nghĩa là chúng ta cùng đi về một phía, cùng một chiến-tuyến. Xin đồng ý với các bạn, có khi chúng ta khác chiến-hào! Cuộc chiến cam go hôm nay đôi khi cũng cần nhiều chiến-hào để hỗ-trợ lẫn nhau, nhưng mũi súng của chúng ta phải cùng một hướng nhả đạn nhằm kết liễu sự ác độc cộng sản.


Tôi vẫn nghĩ Cộng-Đồng dân Việt lưu-vong nơi hải ngoại hay đang bị lưu-đày ngay trong quê-hương đều quyết chí và ước mơ đập tan đảng cộng sản. Phải tức khắc loại trừ chúng ra khỏi giòng sinh-mệnh Dân-Tộc. Phải nhanh chóng tập họp dưới lá cờ Đại-Nghĩa Quốc-Gia. Hàng-ngũ người Quốc-Gia đã có sẵn từ lâu, đó là lực-lượng chủ-yếu, bên cạnh là những cựu đảng-viên, cán-binh, cán-bộ cộng sản nay vì lương-tâm của giòng máu Tiên Long thức tỉnh, trổi dậy, họ đã xé nát thẻ đảng, liệng bỏ lá cờ đỏ sao vàng tanh hôi. Tất cả đã nhập cuộc vào hàng như Nguyễn-Hộ, Hoàng-Minh-Chính, Lê-Hồng-Hà, Đỗ-Trung-Hiếu, Nguyễn-Thanh-Giang, Trần-Văn-Khê Tiêu-Dao Bảo-Cự, Bùi-Minh-Quốc. Sĩ-phu Miền Bắc có Hà-Sĩ-Phu, Nguyễn-Chí-Thiện; sĩ-phu Miền Nam có Nguyễn-Đan-Quế, Nguyễn-Ngọc-Lan. Quốc-nội có Nguyễn-Đình-Huy. Hải-ngoại trở về có Lý-Tống, Trần-văn-Bá, Mai văn Hạnh, Hoàng cơ Minh, Võ Đại Tôn hàng-ngũ vẫn còn nối dài với Dương-Thu-Hương, Bảo-Ninh, Ma-Văn-Kháng... Thế-Giang, Lê-chí-Quang”, Nguyễn-Vũ-Bình, Phạm-hồng-Sơn, Lê thị Công Nhân, Trần khải Thanh Thủy, Phạm thanh Nghiêm.... Bạn ơi hãy tiếp tục những phát súng tiến công như lão tướng Trần-Hồng, anh thư Nguyễn thị Ngọc-Hạnh hầu nối tiếp sứ-mạng giữ nước để ngọn cờ đại-nghĩa phất phới oai hùng tung bay trong gió Rồng Tiên.


Xin bạn chớ thối chí vì lắm kẻ cho rằng Cộng-Đồng ta chia rẽ, phân-hóa. Đây chỉ là kết quả thiệt hại đương-nhiên của trận chiến, và cũng do sự tuyên-truyền xảo-trá thổi phồng khuếch đại của bọn cộng sản, một phần cũng do sự thiếu thiện-chí, thiếu quyết-tâm nhập cuộc rồi tìm cách lý giải cho sự phủi tay trốn chạy của một số người ươn-hèn rúc ngủ.


Hãy hồi tưởng những cuộc biểu tình dũng mãnh trong những ngày Quốc-Hận. Những ngày loại bỏ tên Trần Trường ra khỏi Cộng-đồng tỵ-nạn khi hắn treo hình tên Quốc tặc Hồ-chí-Minh và lá cờ máu trong tiệm Hi-Tek của y. Tấn-công các phái-đoàn cộng sản dù núp dưới bất cứ danh-nghĩa hay tổ-chức nào. Làm thất bại các chương trình của những tổ-chức do người bản-xứ vì quyền lợi dung túng hổ trợ cho Việt-cộng. Vạch mặt, tố cáo sự phản-bội của những tên Việt-gian cậy nhờ thế lực người Mỹ tiếp tay trưng bày biểu-tượng cộng sản hoặc vận-động ủng-hộ có lợi cho cộng sản. Tập thể Người Việt đang quyết vượt qua bao trở lực, quyết liệt xây dựng cho bằng được Tượng đài tri ân chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa và đồng minh Hoa Kỳ đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia trên tòan thế giơi mà điển hình là tại thị xã Wesminster Nam Califorina. Tính đến ngày 13.01.2004 đã vận động được 4 Tiểu-Bang, 2 Quận hạt, 2 đơn vị đảng Cộng-Hòa, và 70 Thành phố lớn tại Hoa-Kỳ không nhìn nhận cờ cộng-sản (màu máu đỏ với ngôi sao vàng) mà chỉ công nhận lá cờ Quốc-Gia (màu vàng ba sọc đỏ) là lá cờ thiêng liêng và chính thức biểu tượng cho Tổ-Quốc và Nhân-dân Việt-Nam. Vận động thành công Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu-Châu cũng như tòan Thế-giới lên án đảng cộng-sản Việt-Nam. Trên đây chỉ là một số ít trong rất nhiều họat động của những Người Việt chân chính cũng đủ phản bác luận-điệu tiêu-cực ấy.


Bạn hãy nhớ, Cộng-Đồng không ở nơi bọn cỏ đuôi chó, nơi bọn hoạt đầu, nơi bọn muôn năm bất mãn, nơi bọn tay sai cộng sản núp bóng tỵ-nạn, nơi bọn vô trách-nhiệm, nơi bọn nuôi tham vọng lãnh-tụ xôi thịt, nơi bọn hiếu-danh khoe khoang, và dĩ-nhiên cũng không phải nơi bọn cán-bộ cộng sản trà-trộn dưới lớp áo tỵ-nạn, bảo-lãnh, du học. Cỏ rác loại nầy cộng-đồng nào cũng có. Nó là bức tranh vân cẩu của xã-hội.


Các bạn hỏi vào hàng rồi thì ai chỉ-huy để sớm chiến-thắng? Vị lãnh-tụ kiệt-xuất chưa xuất-hiện thì tạm thời ta làm lãnh-tụ của chính ta. Lực-lượng chưa đoàn-ngũ-hóa thì ta đánh du-kích. Xung trận, với năm tháng tất chúng ta sẽ trưởng-thành trong máu xương lửa đạn và rồi chúng ta sẽ tìm ra được vì sao Bắc-Đẩu cứu Quê-Hương. Tất-nhiên chúng ta không chủ-quan, không tự-kiêu, không tự ty, chúng ta cần tự-trọng, biết giữ-gìn Quốc-thể. Kiên-quyết không đối-thoại, không hòa hợp hòa giải với kẻ thù. Nếu vì tình thế cần thiềt phải đối-thoại thì phải cẩn-thận và trên căn-bản công-bằng sòng phẳng. Nghĩa là đảng Cộng sản phải nhận trách-nhiệm về mọi băng hoại, mọi hoang tàn đổ nát, mọi đau thương tang tóc của Dân-Tộc kể từ khi nó xuất hiện đến hôm nay. Cộng sản phải bồi-thường và hoàn trả không điều kiện những tài-sản của Quốc-Gia, đoàn thể, tôn-giáo, đảng phái hay cá-nhân mà chúng đã chiếm đoạt. Đồng thời phải có trọng-tài Quốc-Tế; cũng xin đừng quá ỷ-lại hoặc quá ngây-thơ tin tưởng vào các tổ-chức Quốc-Tế hay bất-cứ một Quốc-Gia nào cả. Thái-độ vô trách-nhiệm, hèn nhát tránh né để chia chác quyền lợi của các nước đã ký vào Hiệp-định 1954, 1973. Cũng vì các Văn bản, Giác thư của các Ủy-ban kiễm-soát thuộc Liên-Hiệp-Quốc đã dẫn đến ngày 30-04-1975. Ngày đau thương nhất trong tất cả những ngày đau thương suốt cả chiều dài lịch-sử kể từ ngày Đức Hùng-Vương lập quốc. Kinh-nghiệm ấy, buộc chúng ta phải cảnh giác.


Trong mối tương-quan với đời sống chung-quanh, ta phải ra sức thuyết phục để họ hiểu cuộc chiến hôm nay chính-nghĩa thuộc về ta. Từ đó họ có cảm-tình và hỗ-trợ, đứng chung với ta.


Không nhân-nhượng kẻ thù bằng cách ta tham-gia vào các sinh-hoạt nhằm biểu-dương ý-chí đấu-tranh, hậu-thuẫn cho sự đột phá tại Quốc nội, giành lại thế chủ động để có được chủ quyền, tạo điều kiện xây-dựng đất nước an-bình, quê-hương hạnh-phúc, tự-do và nhân-quyền cho Tổ-Quốc Việt Nam.


Chúng ta hãy nghe nữ ca-sĩ Phương-Thanh được cộng-sản Hà-Nội gửi sang Hoa-kỳ trong kế họach “giao lưu văn-hóa một chiều” trả lời với phóng viên Đức-Hà của tuần báo Việt Mercury, San Jose, California ngày 9.3.2003 rằng: “Nói rằng Phương-Thanh hát dở hay không thích tiếng hát của Phương-Thanh thì Phương-Thanh xin tạ lỗi, nhưng nói Phương-Thanh là Việt-cộng thì tội nghiệp cho Phương-Thanh lắm!”.


Trước khi tạm chấm dứt, chúng ta hãy lắng nghe nguyện-vọng của vài nhân-vật đã từng bỏ danh lợi, bỏ tương lai vì sức mạnh của lòng ái quốc, vì họ ngở rằng “cộng-sản là Thiên-đường”:


- Ông Vũ-Đình-Hùynh nguyên là bí thư cho Hồ-chí-Minh, Vụ-trưởng Vụ Lể-Tân, gần cuối đời đã tỉnh ngộ và đề nghị:”Muốn cho dân-tộc ta không thua kém các nước khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng-sản”.(Vũ-Thư-Hiên - Đêm giữa ban ngày)


- Ông Nguyễn-văn-Trấn từng là Phó xứ ủy Nam kỳ, Dân biểu quốc hội Việt cộng:”Tội-ác của chế độ nầy (chế-độ cộng-sản) từ 40 năm nay, thật nói không hết” ( Nguyễn-văn-Trấn “Viết cho Mẹ và Quốc-hội).


Bác-sĩ Nguyễn-Khắc-Viện sau khi đậu Tiến-Sĩ Y-khoa tại Pháp ông theo Hồ-chí-Minh về nước để xây dựng xã hội theo chủ nghĩa Max nhân dịp Hồ-chí-Minh qua Pháp vào tháng 5.1946. Sau gần 50 theo đuổi lý tưởng cộng-sản, ông đã tỉnh ngộ. Tháng 6.1993 Bác-sĩ Nguyễn-Khắc Viện kêu gọi: Hãy cùng nhau bước vào một cuộc kháng chiến mới như sau: “Nay phải dựng nên một Mặt-trận dân-tộc, nhân dân, quốc tế rộng hơn, tiến hành một cuộc kháng chiến mới lâu dài hơn, đa dạng hơn. Mới mong hạn chế đuợc tham nhũng, bảo vệ được môi trường, giảm nhẹ bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, giữ gìn được thuần phong mỹ tục, phát huy tình người, tôn trọng quyền phụ nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số...” (trích từ “Chia Tay ý thức hệ” của Hà-Sĩ-Phu)


Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nghe Lời Hịch của Tiền Nhân:






.........................................................
Đừng ham phú qúy mà nguôi tất lòng!


Kiếp luồn cúi đỉnh chung cũng nhục,


Thân tự do chen chúc mà vinh!


Con ơi ! nhớ đức sinh thành,


Sao cho khỏi để ô danh với đời!


Chớ lần lửa theo lòai nô lệ,


Bán Tổ-Tiên kiếm kế sinh nhai!


Đem thân đày đọa tôi đòi,


Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi!


Sống như thế sống đê sống nhục,


Sống làm chi cho chật non sông !


Thà rằng chết quách cho xong,


Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!






.. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .
Trích từ (“Hai chữ Nước Nhà” của Á-Nam Trần-Tuấn-Khải)


Các bạn trẻ ơi,


Trước tiếng gọi thiêng-liêng của Sông Núi, trước nỗi uất hờn thống-hận của gần 80 triệu đồng-bào đang lầm than rên xiết trong địa-ngục đỏ. Xin đừng ích kỷ, đừng hèn nhát bỏ quên họ, bởi vì như thế có nghĩa là: Vô trách-nhiệm, là đồng-lõa với tội ác. Thật đáng cho chúng ta suy nghĩ khi nghe Tổng-thống F. Miterrand của Pháp nói :”Im lặng là nuôi dưỡng áp bức” Xin hãy dõng dạc lên tiếng rằng : “Bằng tấm lòng nồng nàn yêu Quê-Hương chúng tôi đang có mặt và đang quyết liệt chiến đấu”.
Hãy dũng-cãm với tất cả nhiệt tình trong sáng và sức mạnh tuổi trẻ Việt Nam , thế-hệ kế-thừa giòng máu liệt oanh, bất-khuất của Tiền-nhân lẫy-lừng. Hãy bảo cho lũ Cộng nô và tay sai biết rằng lưỡi gươm tiêu-diệt bọn mãi-quốc cầu vinh đang trên tay chúng ta, bọn chúng là những tên tội đồ Dân-Tộc.
Hãy noi gương sự quyết tâm của thế hệ đàn anh chúng ta:


“Bút giấy tôi ai đã cướp giựt đi,


Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”


( Trích “Lời Mẹ dặn” của Phùng-Quán)


Chúng tôi không bao giờ để các bạn trẻ yêu quý chiến đấu đơn độc. Chúng tôi thề sát cánh bên các bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào, và bất-cứ nơi đâu cho đến khi chúng tôi trút hơi thở cuối cùng trên cõi đời tạm bợ nầy để được trở về hầu hạ, nghe lời phán dạy của Đức Hùng-Vương Quốc Tổ của giống nòi Lạc-Việt. Hãy biến những giọt nước mắt cho quê-hương hôm nay thành gươm súng lao về phía giặc.


Thế là chúng ta đã nhìn được nhau. Vậy chúng ta hãy lên đường cất cao tiếng ca để tim ta thêm rộn ràng quyết liệt: “Này Công-dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi”.


Nào, hãy cùng bước, đạp lên gai chông, xem thường hiểm nguy hỡi những bàn chân Phù-Đổng hôm nay./-


Tống Phước Hiến


========================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog