Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

A20 Phạm Trọng Nghĩa trong đêm gây quỹ trợ giúp TPB tại tiểu bang Utah




ĐÀN CON CỦA MẸ

         
(Gởi tới Đạo Đen như món quà sơ ngộ)

Tôi xấu nhất trong đàn con của mẹ
Mặt đen xì, thân thể lại khẳng khiu
Me tự trách thân, khi nắn đã không đều
Nên bù lại mẹ chiều tôi hơn hết.
Trong đám con mẹ, tôi là thằng mất nết
Nên lắm khi khiến mẹ phải đau lòng
Mẹ nghĩ tôi, số phận sẽ long đong
Nên bù lại, mẹ chăm tôi hơn cả.
Trong đám con mẹ, tôi là thằng vất vả
Hận giặcđốt làng tôi vào Biệt Động Quân
Phục kích nhiều phen ,giặc sợ đái trong quần
Nhưng khiến mẹ phải lo âu hơn trước.
Tháng tưbảy lăm, ba người anh chạy được
Riêng cậu em còn nhỏ chẳng lo gì
Chỉ khổ thân tôi, số phận lại đen xì
Nên thập tử nhất sinh trong tù ngục.
Như giòng sông ,cuộc đời rồi có lúc
Nên có một ngày tôi khăn gói ra đi
Bước xuống sân bay vàng rực nắng Cali
Ổi còn biết nói gì hơn chỉ khóc.
Gần trăm tuổi, mẹ tôi thất lộc
Tôi thẫn thờ đau nhói tận tâm can
Hòn ngọc của mẹ đây, giờ nó đã yên hàn
Xin mẹ hãy an tâm về Cực Lạc.
Giờ ngồiđây giữa sao trời bát ngát
Mắt lệ chan hòa con nhớ mẹ phương xa
Me chắc nhớcon, thằng Đạo Đen đây mà
Con sung sướng muôn đời là con mẹ
Thanh Huyền.
Cali/4/25/2012

BẠN CỨ KHÓC ĐI

      
(Gởi bạn P.V. Triển, để nhớ ngày mất mẹ)

Bạn cứ khóc như chưa từng được khóc
Cho “Tử Thần” trằn trọc ngủ không yên
Cho từng trời rộng mở cõi vô biên
Chào đón mẹ vãng sinh miền "Cực Lạc".
Bạn hãy khóc cho “Thủy Thần” ngơ ngác
Ngỡ mưa bay sao xác giũa trưa hè
Cho sau vườn nứt đất nẩy mầm tre
Chó xóm láng bạn bè đều bật khóc.
Bạn cứ khóc đi, cho vơi niềm đơn độc
Vì mẹ hiền là cả một trời thơ
Ngay đến khi tóc bạn đã bạc phơ
Vẫn khao khát vòng tay ôm của mẹ.
Bạn cứ khóc eo sèo như lúc bé
Khi dỗi hờn đòi mẹ cho tắm mưa
Hay khóc sụt sùi theo tiếng võng đong đưa
Cho phảng phất tiếng à ỏ của mẹ.
Cảm ơn Trời, ban cho đôi mắt bé
Để khóc ròng khi thiêu đốt mẹ ta
Lúc mẹ còn, trước mắt một trời hoa
Con nào biết, phía sau là biển đời man rợ.
Lúc còn nhỏ, con khóc hờn cho mẹ sợ
Nhưng bây giờ con sợ khóc làm mẹ buồn
Nên mai này nhớ mẹ lệ sa tuôn
Sẽ vội nín và lâm râm niệm Phật.
Rồi sẽ những đêm, ngắm sao trời ngây ngất
Con ước mình được như "Mục Kiền Liên"
Để cất cánh bay vào vũ trụ diệu huyền
Đi tìm mẹ, dẫu ngàn đời không thấy.
Thanh Huyền.
CA/4/24/2012
Kính cẩnđề thơ này để khóc mẹ bạn, cũng như đã khóc mẹ tôi những năm xưa.

Chia sẻ với A.20 Phùng Văn Triển

Mẹ Tôi.
Mỗi năm cứ đến ngày Mother Day, một ngày lễ của người Hoa Kỳ, tôi lại nhớ đến mẹ.
Mẹ tôi ra đời vào giữa thập niên thứ nhất của thế kỷ 20. Người ra đi vào năm 2005 khi gần 100 tuổi. Trước đó tôi dự định sẽ làm lễ thượng thọ cho mẹ vào đúng ngày Mother Dayđể mừng mẹ 100 tuổi, nhưng mẹ đã không chờ để tôi thực hiện ý định về mẹ. Mẹ vội vã ra đi chỉ trước ngày Mừng Mẹ mấy tháng, mẹ đi theo cha tôi chỉchưa được 3 năm sau ngày ba tôi qua đời. Tôi đã mất cả mẹ lẫn cha, mất đi 2 cái bóng mát cho chúng tôi nương tựa khi yếu đuối cũng như khi nắng mưa. Bây giờ những khi nhìn di ảnh mẹ trên bàn thờ, tôi thương mẹ quá. Cả một đời mẹ đã tần tảo nuôi nấng dạy dỗ anh chị em chúng tôi.
Mẹ tôi mù chữnhư mọi người gọi những người không có điều kiện đến trường. Mẹ tôi không viết được cả cái tên của mẹ, mỗi khi có giấy tờ cần chữ ký của mẹ, mẹ chỉ biết viết dấu thập mà chẳng dấu nào giống dấu nào. Thế nhưng mẹ biết đọc cả chữ viết và chữin, mẹ lại còn làm toán nhẩm trong đầu rất hay, rất chính xác, nếu như tôi làm bài toán đó phải dùng giấy bút và mất thời gian, nhưng mẹ tôi làm nhanh lắm.
Vào năm 1954 một người mẹ như thế mà đã cùng với cha tôi tay xách nách mang đưa 7 đứa con vào năm tránh nạn CS. Không có học làm sao có ngành nghề vững chắc. Mẹ làm ruộng chân lấm tay bùn, thế nhưng chẳng được yên thân. Năm 1961 CS thành lập MT.GPMN ởngay tỉnh Bến Tre, chúng vào xóm đạo di cư quậy phá, chặt đầu giết chết 3 ngườiở địa phương. Ba mẹ tôi lại một lần nữa bỏ quê lên tỉnh rồi buôn thúng bán bưng nuôi anh chị em tôi đến trường. Mẹ tôi quên cả bản thân để cho chúng tôi đượcăn, được học. Thế nhưng vào thời gian đó tôi nào biết đến công ơn của cha lẫn mẹ.
Nhớ mãi cái ngày tôi đặt chân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, mẹ tôi đã 85 tuổi nhưng vì thương thằng con trai duy nhất bị tù tội dưới chế độ CS mà mẹ tôi đã có thừa hiểu biết, kinh nghiệm về chúng. Mẹ tôi lê cái thân già ra tận phi trường để đón tôi, để được nhìn thằng con bằng xương bằng thịt do chính máu xương mẹ nặn ra. Thấy tôi gầy gò ốm yếu với nước da đen đủi. Mẹ ôm tôi vào lòng dường nhưtôi vẫn còn bé lắm. Có lẽ mẹ thương tôi nhất chẳng phải vì mẹ thương con nọ hơn con kia nhưng vì tôi là đứa con bất hạnh nhất trong 5 thằng con của mẹ. Ba trong 5 thằng con thi đã vượt thoát trong thời gian 30 tháng 4 năm 1975. Hai anh em còn lại chỉ có tôi là thằng con bị tù. Gia đình chú em, 1vợ 4 con may mắn hơn vì chú em chưa nhập ngũ lại qua Mỹ trước tôi vài năm. Tôi một thân một mình vợ con chửa có, chó mèo cũng không. Nhìn gương mặt mẹ, ánh mắt của mẹ mà tôi thương mẹ vô cùng. Bây giờ gần ngày Mother Day mẹ không còn nữa. Nghĩ lại, tôi thật không xứng đáng với tình mẹ thương tôi cũng như anh chị em tôi. Con chưa trả được ơn mẹ, mẹ ơi ! Chẳng những thế trong khi mẹ còn sống chắc chắn đứa con ngỗ nghịch đã làm phiền mẹ.
Mẹ ơi !! Mother Day gần đến con không còn mẹ nữa, con không còn cái hạnh phúc như những người còn mẹ, để chúc tụng mẹ, cám ơn mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Đứng trước di ảnh của mẹ, con xin mẹ tha thứ tất cả những lỗi lầm của con đối với mẹ. Con biết mẹthương những giọt máu của mẹ không những mẹ không trách cứ chúng con mà còn đổtràn tình thương của mẹ cho con, cho anh chị em của con.
Con xin thắp một nhánh hương để tạ lỗi cùng mẹ và sưởi ấm hương hồn mẹ.
Con của mẹ.
PS: Bài này con viết gởi mẹ và đồng thời chia sẻ sự mất mát to lớn không gì bù đắp của A.20 Phùng Văn Triển, người có mẹ vừa ra đi.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tưởng Nhớ đến ngày Quốc Hận 30/4/1975

* Trung-Tá Nguyễn-Văn-Long
Cộng-Sản chiếm được Miền Nam đã mười năm rồi mà tôi vẫn còn tiếp-tục bị chúng kêu lên, kêu xuống hỏi cung. Tuy thế, nhờ những thời-gian đợi “đi làm việc” như thế tại các trại giam như Thanh-Liệt ở Hà-Nội; Kho Đạn, Hội-An, và Hoà Sơn ở Quảng-Nam; mà tôi có dịp gặp nhiều cán-bộ Việt-Cộng cấp cao bị bắt về tội “kinh-tế” hoặc “tham ô” và cả “bạo loạn” nữa, cũng như đồng-bào nhiều giới phạm tội “phản động hiện hành”, vượt biên, vượt biển, đưa hối lộ, xâm-phạm hoặc phá hoại tài-sản xã-hội chủ nghĩa, vân vân, nên tôi biết nhiều và biết sớm những biến-cố xảy ra bên ngoài thế-giới “cải-tạo” hơn các anh chị em khác trong tù.
            
                
                                   
            
                
Tôi đã nghe tin trung-tá Nguyễn-Văn-Long tự-tử từ lâu. Nhưng vì có những trường-hợp sự thật khác với tin đồn; vả lại, biết đâu đó không là một người khác mà lại trùng tên với người mà tôi thân-thương; hơn nữa, anh Nguyễn-Văn-Long của tôi là một tín-đồ Ky-Tô-Giáo, lẽ nào lại tự hủy mình; do đó, tôi vừa âm-thầm đau khổ về hoàn-cảnh chung, vừa bán tín bán nghi về phần anh Long. Đến khi tôi được nghe thêm hai viên thủ-trưởng một thuộc Cục Xuất-Nhập-Khẩu 2 tại “thành-phố Hồ-Chí-Minh”, một thuộc Ban Hậu-Cần Quân-Khu 5 khẳng định là họ có nghe đề-cập trong nội-bộ cơ-quan rằng, ngoài một số tướng lĩnh Miền Nam đã tự sát chứ không chịu đầu hàng hay trốn chạy ra nước ngoài, có một trung-tá Cảnh-Sát tên Nguyễn-Văn-Long, từ Đà Nẵng di-tản vào, đã tự-tử chết phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hoà, tôi mới tin chắc đó chính là anh Nguyễn-Văn-Long.
Anh Long vĩnh-biệt cõi đời giữa cảnh lửa bỏng dầu sôi, bạn bè nói riêng và đồng-bào nói chung thì còn bận lo tự cứu lấy mình, trong khi kẻ thù thì càng thù hận anh thêm, lấy đâu có những vòng hoa và những nén nhang cùng những dòng lệ thương tiếc tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Năm 1982, tại Trại bí-mật Thanh-Liệt, thuộc Huyện Thanh-Trì, Hà-Nội, là nơi giam cứu các phần-tử quan-trọng nhất, mà đa-số là cán-bộ Đảng, Nhà Nước và Bộ-Đội ở cấp Trung-Ương, do Bộ Nội-Vụ trực-tiếp quản-lý, tôi mới được một “bạn tù” cho biết thêm một chi-tiết quý báu về cái chết hùng-vinh của trung-tá Nguyễn-Văn-Long. Đó là Phạm-Trung-Linh, một trung-tá bộ-đội Bắc-Việt, nguyên Trưởng-Tiểu Ban Thanh-Tra & Xét Khiếu-Tố thuộc Trung-Ương Cục Miền Nam tổng-thư-ký của một tổ-chức đảo-chính quân-sự dự-định hành-động vào đêm 24 rạng ngày Nô-En năm 1979 nhưng bất thành nên bị bắt cùng với một số tướng tá và cán-bộ cao cấp khác xác nhận rằng gã đã có trông thấy bức ảnh chụp cảnh trung-tá Nguyễn-Văn-Long mặc cảnh-phục chỉnh-tề nằm chết trước một tượng đài Chiến-Sĩ Quốc-Gia phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hoà, in trên bìa trước của một tạp-chí Hoa-Kỳ, trong kho sách + báo ngoại-quốc mà Việt-Cộng ở một số cấp cao đã sưu-tầm để nghiên-cứu những gì có liên-quan đến Việt-Nam.
Thế là từ đó không những tôi nguôi tủi sầu mà trái lại còn cảm thấy lòng mình vui thoả cho anh Long. Báo Mỹ mà đã đăng lên thì khắp thế-giới đều biết. Anh, cùng với những vị anh-hùng tuẫn-quốc khác trong biến-cố lịch-sử 30-4-1975, đã nói lên được hùng-hồn và cụ-thể tinh-thần bất-khuất của dân-tộc Việt-Nam yêu chuộng Tự-Do trước quyền-lực của Cộng-Sản bạo tàn.
* Thuở ấy, vào khoảng 1950, ở Miền Trung có hai hệ thống an-ninh: một bên là Pháp với cơ-quan Sûreté fédérale (Liêm-Phóng Liên-Bang) và Police française (Cảnh-Sát Pháp), một bên là Việt-Nam với cơ-quan Công-An & Cảnh-Sát Quốc-Gia. Anh Nguyễn-Văn-Long tùng sự bên Sûreté Fédérale (chính-trị) của Pháp, trong số vài người phụ-trách nội-ô Thần-Kinh; còn tôi thì bên Cảnh-Sát (hình-sự) của Việt-Nam. Tôi kiêm cả việc sáng-tác, ra báo, và dựng kịch cho sở làm, và cho riêng mình.
Chúng tôi thường uống cà-phê ở quán Lạc-Sơn, nhà hàng lộ thiên trên lề đại-lộ Trần-Hưng-Đạo, quay lưng vào chợ Đông-Ba. Nhân-viên hai bên không ưa gì nhau, nhưng gặp mặt mãi cũng thành quen nhau.
Dạo ấy, tôi viết cuốn truyện “Trai Thời Loạn” chống Pháp xâm-lược và Bảo-Đại bù-nhìn, nên bị bắt giam; sau nhờ phái-đoàn của các nhân-sĩ Cao-Văn-Tường, Cao-Văn-Chiểu, cùng với nhà báo Phạm-Bá-Nguyên và cả Giám-Đốc Thông-Tin Lê-Tảo can-thiệp với Thủ-Hiến Phan-Văn-Giáo, tôi mới được trả tự-do. Ra tù, tự nhiên tôi được thiện-cảm của nhiều người hơn.
Một hôm, anh Long tâm-sự với tôi: “Tôi chống Việt-Minh nên lỡ vào làm với Tây; nay tôi đã quyết sẽ thôi để qua làm với người mình”.
Anh ít nói, không văn-hoa, lại lớn tuổi hơn tôi nhiều, mà đã nói thẳng với tôi như thế thì tôi hiểu rằng anh đã đau lòng khổ trí đến ngần nào trước thời-cuộc bấp-bênh của nước nhà. Trong thời-gian chờ đợi, anh Long đã nghe theo lời thuyết-phục của tôi, bỏ qua cho nhiều bạn thơ của tôi, thí-dụ Nhất-Hiên, Vân-Sơn PMT, Như-Trị, v.v... mà Sûreté Fédérale đã định bắt giam. Liêm-Phóng Liên-Bang của Pháp mà đã bắt ai thì người ấy khó về được vẹn toàn.
Sau đó, anh đã chuyển qua Công-An Việt-Nam; và Vân-Sơn Phan-Mỹ-Trúc cũng như Như-Trị Bùi-Chánh-Thời thì vào Sài-Gòn; kẻ thành ký-giả tên tuổi, người nên luật-sư tài danh.
Sau khi gia-nhập vào đúng hàng ngũ thích hợp để phụng-thờ chính-nghĩa quốc-gia, trải qua mấy chục năm trời gắn bó với Lực-Lượng Cảnh-Sát & Công-An Việt-Nam Cộng-Hoà, anh Nguyễn-Văn-Long tận-tụy phục-vụ, và đã nổi tiếng là một trong số những cấp chỉ-huy tích-cực, cương-trực và liêm-khiết nhất trong ngành.
Tôi về lại Miền Trung đảm-trách Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I vào ngày 26 tháng 09 năm 1973. Tìm gặp lại các bạn cũ, thuộc lứa tuổi trên tứ tuần, đã từng giữ các chức-vụ Trưởng-Ty Công-An, Cảnh-Sát-Trưởng, Trưởng-Ty CSQG trở lên, từ thời Bảo-Đại qua thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà đến nay, mà hiện còn lại tại Vùng này, tôi thấy chỉ có 6 người, trong đó có anh Nguyễn-Văn-Long.
Một số chưa có chức-vụ tương-xứng thì tôi nâng lên hoặc hợp-thức-hoá cho làm Phó-Giám-Đốc, Chánh-Sở. Anh Long thì đã là một Chánh-Sở nắm Sở-Tư-Pháp rồi, nên tôi không giúp gì về chức-vụ mà chỉ giúp về công-vụ mà thôi; những tin-tức về hình-sự mà tôi có được, thay vì xếp bỏ thì tôi chuyển qua cho anh. Tuy nhiên, đáp lại, chính anh giúp tôi nhiều hơn, rất nhiều, cả trong công-tác cụ-thể hằng ngày lẫn về phương-diện tinh-thần.
Anh Long tự-nguyện làm thêm nhiệm-vụ chính-trị - diệt Cộng - ngoài phần vụ chính của anh là truy-lùng kẻ phạm-pháp về mặt hình. Là một tay cừ trong giới tình-báo cũ, anh đã nhân làm công-tác sưu-tầm về hình-phạm mà thu thập thêm tin-tức về quốc-phạm, và đã cung cấp cho ngành Đặc-Cảnh của tôi nhiều manh mối về Cộng-Sản nằm vùng. Theo anh quan-niệm, đã là Cảnh-Sát Quốc-Gia, với chức năng an-ninh trật-tự, thì phải góp phần trực-tiếp hoặc gián-tiếp vào lãnh-vực tình-báo, để phát-hiện và loại trừ Cộng-Sản mà trong giai-đoạn hiện-tại thì đối-tượng Việt-Cộng phải là ưu-tiên hàng đầu để bảo-vệ và duy-trì an-ninh & trật-tự chung. Anh không thể chỉ tự bằng lòng với phận sự tiễu-trừ tội-phạm xã-hội, mà phải tham-gia phần nào, trong khả-năng mình, vào trách-nhiệm thanh trừng giặc loạn để giữ nước và cứu dân.
Qua thái-độ và hành-động chính đáng của mình, trung-tá Nguyễn-Văn-Long đã mặc-nhiên gửi một thông-điệp, một lời nhắn nhe tâm-huyết, đến những anh chị em đồng-nghiệp nào mà vì lý-do nào đó đã tự cho mình là Cảnh-Sát Sắc-Phục thì không dính dấp gì về tình-báo, nhất là Cộng Tặc Miền Nam và Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-lăng.
Cái chết của trung-tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long làm tôi suy-nghĩ rất nhiều.
Anh đã phục-vụ dưới nhiều chế-độ khác nhau, đảm-trách công-tác ở nhiều lĩnh-vực khác nhau, nhưng vẫn giữ mình trung-chính khiết-liêm. Anh tuy lớn tuổi nhưng vẫn trẻ trung trong lối sống và trong công việc, không bị lứa trẻ sau này vượt qua. Trong lúc nước nhà đang bị Cộng-Sản xâm lăng, anh ý-thức được chúng là kẻ thù số một của toàn dân, sự-nghiệp chống Cộng phải là ưu-tiên số một của mọi người yêu quý tự-do, nên anh phải góp phần vào. Thành-quả chống Cộng của CSQG nói chung, là đã có lúc hạ được nhiều tên cộng-tặc hơn cả con số chúng bị thiệt hại trên chiến-trường, do đó, anh tự nhận lãnh vào bản-thân mình một phần trách-nhiệm đối với đối-phương về những tổn-thất mà chúng hứng chịu nặng nề; nhưng trên tất-cả là sự sụp-đổ thảm-khốc của Việt-Nam Cộng-Hoà, mà đối với tổ-quốc, dân-tộc, lịch-sử, và thế-giới, thì cái trách-nhiệm vô cùng lớn lao ấy nhất định là của mọi người, trong đó có anh; nên anh tự xử cũng như các anh-hùng Nguyễn-Khoa-Nam, Lê-Văn-Hưng, Phạm-Văn-Phú, Lê-Nguyên-Vỹ, Trần-Văn-Hai, Hồ-Ngọc-Cẩn, vân vân... để tạ tội với tiền-nhân và quốc-dân, và để nói lên tinh-thần bất-khuất của người chiến-sĩ tự-do, không chịu hạ mình đầu hàng kẻ thù.
Cái chết của anh Long làm tôi hãnh-diện vô cùng. Tuy người chết không mong được đời nhắc đến, nhưng bổn-phận của người sống là phải phát-huy những tấm gương trí-dũng ngời sáng ấy, để nhờ đó mà mình tin tưởng và phấn khởi tiếp tục lo toan sự nghiệp chung.
Bây giờ, đối với toàn dân, Nguyễn-Văn Long không còn là một trung-tá, là một Chánh Sở-Tư-Pháp, là một viên-chức an-ninh, là những gì gì khác nữa... mà anh đã là và vẫn còn là đại-diện cho bất cứ chiến-hữu ưu-tú nào, không phân-biệt cấp/bậc, chức vụ, ngành/nghề, hình-sự hay phản-gián, phái mạnh hay phái đẹp; mà anh đã vinh-quang đi vào lịch-sử với tư-cách một anh-hùng của dân-tộc Việt-Nam nói chung và Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia nói riêng.
Lê-Xuân-Nhuận
* Nguyễn-Ngọc-Trụ, người tù dũng-cảm
Đó là một buổi chiều ảm-đạm vào khoảng tháng Sáu năm 1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên-Hoà. Vậy mà đã mười năm.
Mười năm xuôi ngược bên trời
Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
Mười năm hoa lá ưu sầu
Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
Mười năm vật đổi, sao dời
Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
Mười năm cánh vạc bay qua
Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
Mười năm lệ xối xả tuôn
Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu?
Mười năm một mảnh trăng lu
Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
Mười năm ai hát biệt ly
Để cho núi cắt, biển chia lối về.
(Thơ NTN)
Tôi biết dù mười năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn-Ngọc-Trụ - người tù dũng-cảm ngay trong ngục tù cộng-sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư-vô.
Vào khoảng tuần lễ cuối tháng Ba năm 1977, Trung-đoàn 775 tổ-chức đợt học-tập chính-trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng-viên là tên Trung-tá Chính-ủy với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo-luận, thu-hoạch làm cho những tù-binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận-điệu một chiều cũ rích: “Ta nhất-định thắng, địch nhất định thua. Lao-động là vinh-quang. Bàn tay ta làm nên tất-cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung-tá Chính-ủy cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng-sản sắt máu.
Ngày cuối tuần là ngày giải-đáp thắc-mắc về bài học vùng kinh-tế mới.
Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù-binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính-ủy múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc-cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính-ủy nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the-thé:
-Thế này nhé: Trong thời-gian gần hai mươi tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan-hồng tạo điều kiện cho các anh học-tập, lao-động cải-tạo, các anh cũng đã được gia-đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem “ti-di”, sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ-nghĩa Xã-hội tốt đẹp. Là nguỵ-quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế-độ Tư-bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc-mắc nêu lên tôi sẽ giải-đáp.
Toàn thể hội-trường im phăng-phắc. Tên chính-ủy thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính-ủy đứng lên cho lệnh giải-lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.
Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội-trường có tiếng xầm-xì. Tên chính-ủy đứng trên bục giảng, gương mặt rạng-rỡ như cô gái giang-hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự-đắc:
-Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự-do phát-biểu. Thế mới dân-chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc-mắc về mọi vấn-đề ngoài bài học.
Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi:
-Anh gì đấy, có gì thắc-mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt-rè thế. Nào, thắc-mắc gì thì cho biết?
Người tù vừa được nói tới lung-túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn-nhó rất là khó coi:
-Thưa cán-bộ tôi không có gì thắc-mắc. Nhưng…
Tên chính-ủy khuyến-khích:
-Cứ mạnh dạn phát-biểu, chả ai bắt tội anh đâu.
Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói:
-Thưa cán-bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc-mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán-bộ cho phép.
Tên chính-ủy cười hể hả:
-Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.
Người tù lại gãi gãi đầu:
-Thưa cán-bộ, tôi nghĩ là cán-bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát-biểu ý-kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.
Cả hội-trường cười một cái rần. Tên chính-ủy tẽn-tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm-bầm: “Thật chẳng ra làm sao cả.” Đợi hội-trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ:
-Thế nào? các anh chẳng có gì thắc-mắc cả sao? Sĩ-quan cả, có ăn học cả, chắc-chắn các anh phải biết phân-biệt tốt xấu giữa hai chế-độ. Đảng ta là đảng chủ-trương dân-chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc-mắc. Giải-đáp được tôi sẽ giải-đáp. Không giải-đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần-thiết tôi sẽ gặp đồng-chí Lê-Duẫn xin ý-kiến để giải-đáp cho các anh. Với danh-dự của một người cộng-sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.
Mặc y lải-nhải, cả hội-trường vẫn im phăng-phắc. Tên chính-ủy vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội-trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên:
-Tôi xin có ý-kiến.
Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính-ủy thở phào như người vừa trút xong gánh nặng:
-Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát-biểu.
Người tù chậm-rải tiến lên bục hội-trường với vẻ mặt tự-tin. Anh ta nhìn tên chính-ủy, nhìn khắp hội-trường, rồi quay sang nhìn tên chính-ủy:
-Tôi xin tự giới-thiệu tôi là Nguyễn-Ngọc-Trụ, Tiến-sĩ Công-pháp Quốc-tế, cấp bậc: Trung-Uý, chức vụ: giảng-viên trường Võ-bị Quốc-Gia Đà-Lạt, một vợ, hai con, thân-sinh tôi là một Trung-tá trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà hiện đang bị tù cải-tạo tại miền Bắc.
Anh ta ngừng nói. Cả hội-trường im phăng phắc. Tên chính-ủy nhìn anh ta gật gù:
-Anh có ý-kiến gì cứ nêu lên. Với danh-dự của một người cộng-sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý-kiến, thắc-mắc của anh.
Nói xong, y quay về đám đông:
-Thế mới dân-chủ chứ, phải không nào?
Cả hội-trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.
Nguyễn-Ngọc-Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc:
-Như cán-bộ đã trình-bày, cá-nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu-mang của chế-độ Tư-bản miền Nam. Tôi cũng đồng-ý với cán-bộ là xã-hội miền Nam đầy dẫy những xấu-xa, bất-công, thối-nát, những kẻ lãnh-đạo bất-tài tham-quyền cố-vị…
Nguyễn-Ngọc-Trụ ngừng nói. Cả hội-trường vẫn im phăng-phắc. Tên chính-ủy gật gù với ý nghĩ trong đầu: “Có thế chứ!”
Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên:
-Cũng như cán-bộ đã trình-bày, qua gần hai mươi tháng, tôi đã tiếp-xúc với Xã-hội Chủ-nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia-đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực-tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô-tuyền truyền-hình. Thậm-chí, tôi còn được sống gần-gũi với những con người của Chủ-nghĩa Xã-hội miền Bắc là các cán-bộ…
Cả hội-trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính-ủy bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy:
-Qua tiếp xúc giữa hai chế-độ, tôi thấy chế-độ Xã-hội chủ-nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế-độ Tư-bản miền Nam…
Tên chính-ủy há hốc mồm. Cả hội-trường im phăng-phắc, sững-sờ.
Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên:
-Tôi không tin-tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ-nghĩa xã-hội với những cái gọi là cách-mạng giáo-dục đi đôi với cách-mạng khoa-học kỹ-thuật.
Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính-ủy:
-Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí-dụ: Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự-do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý-kiến của tôi về hai chế-độ. Xin hết.
Tên chính-ủy xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.
Cả hội-trường có tiếng xì xào, rì rầm.
Nguyễn-Ngọc-Trụ bình-tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta:
-Anh nói làm chi những điều như vậy.
Nguyễn-Ngọc-Trụ mỉm cười trả lời:
-Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy-hiểm đến tính- mạng của mình.
Tên chính-ủy ra lệnh giải-tán lớp học mặc dù còn phải hai giờ nữa mới hết giờ. Y hấp-tấp quảy cái sắc-cốt  lên vai, đi như chạy ra khỏi hội-trường với cái dáng đi hai hàng của y.
*
Ngay sáng hôm sau, Nguyễn-Ngọc-Trụ được hai tên vệ-binh có võ-trang vào gọi anh lên trình-diện Bộ Chỉ-huy Trung-Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt-giam vào conex.
Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ-thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên:
-Thằng Trụ ra kìa.
Tin-tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn-Ngọc-Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua-tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.
Tên chính-ủy quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn-Ngọc-Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vệ-binh cầm súng trong tư-thế nhả đạn.
Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính-ủy hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.
Tên chính-ủy có vẻ hằn-học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ-binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ-binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.
Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ-huy trại ra lệnh tập-hợp tất-cả tù-nhân ở hội-trường. Người chủ-tọa không phải là tên Trung-tá Chính-ủy mà là tên Thiếu-tá Chính-trị-viên Tiểu-đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô- duyên rồi đi thẳng vào vấn đề:
-Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn-Ngọc-Trụ. Thực hết biết anh này. Trung-tá Chính-ủy đã nhiều lần thuyết-phục, yêu-cầu anh ta nhận những điều phát-biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý-kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên-truyền. Phải chi anh ta chỉ trình-bày những ý-kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.
Tất-cả mọi tù-nhân ở hội-trường  đều sững-sờ  trước sự gian-trá, lật lọng  của tên Thiếu-tá Chính-trị-viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính-trị-viên tiểu-đoàn tuyên-bố:
-Vì anh Nguyễn-Ngọc-Trụ tiếp-tục ngoan-cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự-Lệnh Quân-Khu quyết-định xử tử-hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi-hành chiều nay.
*
Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm-đạm. Nguyễn-Ngọc-Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ-binh kéo thốc anh ra pháp-trường.
Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ-quan Việt-Cộng phụ-trách việc hành-quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói:
-Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu-cầu.
Anh quay lại mỉm cười với các tù-nhân bên trong hàng rào kẽm gai:
-Vĩnh-biệt anh em!
Và binh-tĩnh chờ dợi.
Mười hai tên vệ-binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn-Ngọc-Trụ - người tù dũng-cảm - người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục-tù cộng-sản và mỉm-cười bước vào cõi hư-vô.
NGUYỄN-THIẾU-NHẪN
* Thiếu-Tá Đặng-Sĩ-Vinh

Theo một người hàng xóm cho biết: sau một thời-gian rất ngắn, gia- đình của Th/Tá Vinh được sự thông-cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uý Quân-Y, sau khi tốt-nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia-đình của Th/Tá Vinh là một gia-đình sung-sướng, hạnh- phúc, nếu Sài-Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-Sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức-vụ trong Bộ Cảnh-Sát Quốc-Gia tại Sài-Gòn.

Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng-Thống Dương-Văn-Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia-đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh. Sau khi thấy không còn nguy-hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh.
Họ đã chứng-kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất-cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương. Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia-đình uống. Sau đó ông tử tự bằng súng lục Colt 45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:

“Bà Con mến,
 Mong Bà Con niệm-tình tha-thứ cho gia-đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế-độ Cộng-Sản này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia-đình chúng tôi.
Xin đa-tạ,

Đặng-Sĩ-Vinh”
* Thiếu-tá Không-quân Nguyễn-Gia-Tập .- (25-12-1943 - 30-4-1975). Phi-đoàn 514-518, Khu-trục Biên-Hoà.
- Ông thụ-huấn khoá 64D, năm 1964.
- Tốt-nghiệp T 28 - ở Randolph AFB - TX. Hoa-Kỳ.
- Tốt-nghiệp TopGun - Khoá A 1e - tại Hurburt Field, Florida.
- Sĩ-quan Liên-lạc trường Huấn-luyện Keesler Hoa-Kỳ.
- Làm việc tại: Phi-đoàn Khu-trục 514 - 518 – Biên-Hoà.
- Làm việc tại phòng Đặc-trách Khu-trục, Bộ Tư-lệnh Không-quân.
- Thiếu tá Tập tự sát bằng súng lục trước sân cờ, trong căn-cứ Bộ Tư-lệnh Không-quân.
(*) Thân-nhân của Th/tá Nguyễn Gia Tập, đã đem thi-thể Th/tá Tập về chôn cất tại Long-Khánh. 
- Thiếu tá Nguyễn Gia Tập là vị anh hùng phi công Khu-trục A 1 Skyraider.
* Thiếu-Uý Hoàng-Văn-Thái - Tại một bùng-binh ở Chợ-Lớn, Thiếu-Uý Thái và Trung-Đội của anh, mỗi người một quả lựu đạn, cùng mở chốt, kết liễu đời mình, ngày 30-4-1975. Họ là toán bảo-vệ Đài-phát thanh, Đài Truyền-hình Việt-Nam.
Ngày 16 tháng 6 năm 1975, khi toán bộ đội Việt-Cộng tới khám xét căn nhà của Đại Tá Trần-Phương-Quế thì giáp mặt một Thiếu-Uý Địa-Phương-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà trẻ tuổi đang chờ tiếp đón họ.

Anh Thiếu-Uý Miền Nam niềm-nở đón chào toán "Bộ-Đội Cụ Hồ" bằng hai quả lựu đạn Mini, một cho chính anh, và một cho bọn ăn cướp vào từ phương Bắc.
Hai tiếng nổ nối tiếp nhau làm rung rinh cư xá Lam-Sơn, Gò Vấp. Anh Thiếu-Uý Việt-Nam Cộng-Hoà chết phanh thây, nhưng vài tên Cộng-Sản Bắc-Việt cũng banh xác, thêm mấy đứa đui, què, mẻ, sứt.

Bị vố đau, bọn Cộng-Sản phát điên lên. Để trả thù, chúng đem cái xác anh Thiếu-Uý Miền Nam phơi trước cổng ra vào của cư-xá, cả tuần lễ sau chưa cho thân-nhân nhận về chôn cất.

Anh Thiếu-Uý Địa-Phương-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đó tên là Trần-Phương-Tuấn, sinh năm 1953, con thứ nhì của Đại-tá Trần- Phương Quế và bà Trần-Thị-Dậu.

* Thượng-Sĩ Nguyễn-Ngọc-Ánh

Người Chết Ở Giờ Thứ 25
Từ xưa tới nay, khi nói về một chiến-công, khi ca tụng một anh- hùng, người ta thường có thói quen nhắc nhở đến những vị tướng tá trong quân-đội hoặc những người có tiếng tăm trong xã-hội mà nhiều người biết đến, chứ ít ai nhắc nhở hay đi tìm hiểu những hành-động anh-hùng của những con người, mà tên tuổi của họ còn xa lạ với mọi người… mà thực ra, nếu chúng ta đem những hành-động dũng-cảm của họ ra so-sánh, chưa hẳn ai đã hơn ai. Tôi cho đây là một sự thiếu-sót lớn-lao của những người cầm bút, của những nhà viết sử trong thời-gian qua.

Nếu viết về những hành-động dũng-cảm, gương hy-sinh của những chiến-sĩ trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà (QL/ Việt-Nam Cộng-Hoà) suốt 20 năm cầm súng chiến-đấu để ngăn chặn làn sóng xâm-lăng của bọn Cộng-Sản phương Bắc, thì không phải chỉ có những sự hy-sinh của cố Đại-Tướng Đỗ-Cao-Trí, Trung-Tướng Nguyễn-Viết-Thanh, Đại-Tá Nguyễn-Đình-Bảo, Trung-Tá Phạm-Phú-Quốc… mà theo tôi, sự hy-sinh của những vị tướng, tá trên đây cũng không khác gì những hành-động và sự hy-sinh đầy quả cảm của trên nửa triệu chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà khác đã nằm xuống trên khắp chiến-trường từ miền Nam ra đến miền địa-đầu giới-tuyến trong suốt 20 năm chiến-đấu chống giặc vừa qua.

Cũng như tất-cả mọi người, tôi khâm-phục những hành-động gan dạ, dũng-cảm và ca tụng những chiến-công hiển-hách của những anh-hùng đó, dù biết trước khi bước vào cuộc chiến sẽ gặp biết bao hiểm-nguy, có thể hy-sinh tính-mạng. Thế nhưng, họ vẫn hăng-hái vào cuộc, chấp-nhận những rủi may và thua thiệt cho mình không ngoài mục-đích cao-cả: Ngăn-chặn làn sóng xâm-lăng của Cộng-Sản, bảo-vệ sự Độc-Lập cho Tổ- Quốc, Tự-Do cho toàn dân.

Chiến-tranh là những bất trắc, hiểm nguy luôn luôn rình rập vây quanh. Người chiến-sĩ đã chấp-nhận vào cuộc là đã chấp- nhận đoạn-kết của những sự rủi may xảy đến cho bản-thân mình bất cứ lúc nào. Hành-động lao lên phía trước trong lưới đạn của quân thù của người binh nhì bộ-binh cũng có giá-trị tương-đương như hành-động phác-hoạ kế-hoạch hành-quân và thị-sát mặt trận để chỉ-huy của một ông tướng. Hai nhiệm-vụ tuy khác nhau, nhưng đều có chung một mục-đích: tìm và diệt quân thù! Quân-đội rất cần những cấp chỉ-huy giỏi và cũng không thể thiếu những anh chiến-sĩ gan dạ, kiên-cường.

Nhân tưởng niệm 30 năm mất nước 1975-2005, tôi xin được kể về cái chết của một người lính chiến, một cái chết hào hùng ở vào giờ thứ 25…

Là người quân-nhân, trong cuộc đời lính chiến của mình, ai không một lần được chứng kiến những chiến-công hiển-hách của đơn-vị hoặc một sự hy-sinh anh-dũng của đồng-đội mình. Bởi vậy, suốt hơn 5 năm sống trong quân-ngũ, tôi đã được chứng-kiến khá nhiều gương hy-sinh của cấp chỉ-huy, bạn bè và những thuộc cấp của mình. Nhưng có lẽ ấn-tượng sâu-sắc nhất vẫn mãi mãi in đậm trong tâm-hồn tôi cho đến bây giờ, chính là cái chết của Thượng-Sĩ Ánh, người trung-đội-trưởng trẻ tuổi và tài-năng của Đại-Đội tôi…

Thượng-Sĩ Nguyễn-Ngọc-Ánh, 21 tuổi, Trung-Đội-trưởng Trung-Đội 2, Đại-Đội 4, Tiểu-Đoàn 3, Trung-Đoàn 15, Sư-Đoàn 9 Bộ-Binh có lẽ là một Thượng-Sĩ trẻ nhất của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà.
Gặp và biết được Ánh, khi tôi được thuyên-chuyển về Tiểu- Đoàn 3/15, và được Tiểu-Đoàn đưa xuống làm đại-đội-trưởng Đại-Đội 4, thay thế cho vị ĐĐT tiền-nhiệm vừa thuyên-chuyển nhận công-tác khác.

Cũng như các đơn-vị-trưởng khác, trước khi tiếp xúc với anh em binh sĩ trong đại-đội, tôi cho mời tất-cả các cấp chỉ-huy từ Tiểu-Đội-trưởng trở lên, để làm quen và tìm hiểu tâm-tình của anh em binh sĩ trong đại-đội. Ấn-tượng in đậm trong tâm-hồn tôi mạnh nhất là hình ảnh một anh lính rất sữa: nhỏ con, dáng dấp trắng trẻo như một thư-sinh, rụt rè, bẽn lẽn khi phải tự giới thiệu về mình: E…m, em Trung-Sĩ Nhất Nguyễn-Ngọc-Ánh, số quân…

Trong lúc cậu ta đang tự giới thiệu-về mình, Thiếu-Uý Quang (ĐĐ phó) nói nhỏ vào tai tôi:

- Nó thì lúc nào cũng như con gái vậy, nhưng Trung-Uý coi chừng lầm chết… mỗi lần đụng địch là tự nhiên nó lì-lợm và dữ như cọp vậy.

Từ ấn-tượng ban đầu tốt đẹp đó, dần dần tình-cảm tôi dành cho Ánh không còn đơn-thuần là tình-cảm của một cấp chỉ-huy đối với một thuộc-cấp, mà tôi coi nó như một người em ruột của mình. Ngược lại, Ánh cũng rất quý trọng và không hề giấu diếm tôi điều gì về cuộc đời và gia-đình Ánh:

- Trung-Uý biết không?…

Tôi ngắt ngang:

- Lại Trung-Uý, em quên những điều anh dặn rồi à.

- Dạ, em nhớ, nhưng tại em quen miệng… Thưa anh, ba em bị Việt-Cộng giết chết (vì ông là Phó Xã-trưởng An-Ninh) lúc em mới 16 tuổi, mỗi lần nghĩ đến cái chết của ổng là em không sao học được nữa. Anh biết không, bọn nó tàn ác lắm, nó đập đầu ổng chết rồi còn tàn-nhẫn moi óc ra ngoài… Sau khi chôn cất ba em xong, em đã tình-nguyện nhập-ngũ 3 lần, nhưng không ai nhận em cả vì họ cho rằng em còn quá nhỏ, và họ khuyên em lên về nhà tiếp tục đi học. Đằng đẳng 2 năm, nói là đi học chứ thật ra đầu óc em lúc nào cũng chỉ ẩn-hiện những hình-ảnh về cái chết thương tâm của người cha, và những căm-thù món nợ máu phải trả cho ông già. 18 tuổi, em tình-nguyện ngay vào sư-đoàn 9, và được cho đi học khoá Hạ-Sĩ-Quan tại TTHL/Đồng-Đế Nha-Trang. Ra trường em may mắn được đổi về Tiểu-đoàn này cho đến ngày nay…

Ánh không kể về những chiến-công của mình, về sự gan dạ và cái lon Trung-Sĩ-Nhất đặc cách được gắn tại mặt trận của mình, chỉ sau một năm có mặt tại đơn-vị. Càng gần gũi Ánh, càng chứng-kiến sự gan-dạ, khôn-ngoan và tài lãnh-đạo chỉ-huy của Ánh, tôi càng khâm-phục và thương nó nhiều hơn. Có nhiều lúc, chứng-kiến những hành-động quá hăng-say của Ánh trong chiến-đấu, tôi đã phải kêu máy dũa cậu ta một cách thậm tệ. Cũng vì cậu ta vì quá hăng-say chiến-đấu, đôi lúc đã quên mình là cấp chỉ-huy, lao lên tuyến đầu làm nhiệm-vụ của một người lính khinh-binh. Bất luận lúc nào, khi nghe tiếng súng nổ là cậu ta như con hổ dữ lao lên phía trước với hai trái lựu đạn trong tay, nhào vào những dãy hố phòng thủ của địch, mặc cho lưới đạn đan kín tứ bề. Chỉ tội cho cậu hiệu-thính-viên, vừa phải khó nhọc bám theo Ánh truyền và nhận lệnh, vừa phải nghe những lời la hét giận dữ của tôi… và lần nào cũng như lần ấy, điệp khúc: Xin Alfa thông cảm, em thấy mục-tiêu ngon quá, phải tấn công nhanh mới kịp…

Có một điều khá lạ lùng là, như có một phép mầu nào đó che chở: chẳng có một viên đạn nào thèm đụng đến cậu ta. Và một lần nữa, TSI Nguyễn-Ngọc-Ánh nhận cấp Thượng-Sĩ đặc-cách tại mặt trận sau một trận đánh giải-tỏa tỉnh lộ từ quận Cai-Lậy (Định-Tường) vào tỉnh Kiến-Tường, với thành-tích: Tiêu-diệt trọn vẹn một trung-đội súng nặng của Việt-Cộng. Tịch thu hàng chục cây súng, trong đó có 1 súng cối 82 ly, 1 Đại liên 12 ly 8, 2 B.40… trong lúc cậu ta vừa tròn 21 tuổi.

Khi tiếng súng đã im bặt, Ánh lại trở về thế-giới rụt-rè, e-lệ cố hữu. Nếu ai chưa từng chứng-kiến những hành-động gan-dạ và dũng-cảm của Ánh ngoài mặt trận, khó có ai lại tin được rằng cậu bé với dáng dấp thư-sinh đó, lại là một cấp chỉ-huy khôn ngoan, dạn dày kinh-nghiệm, đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt-hại đáng kể cho bọn Cộng-Sản xâm-lăng…

Nếu tất-cả chỉ muốn viết những hành-động gan-lỳ, những chiến-công và tài lãnh-đạo của một HSQ trẻ của quân-đội, và nếu cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, ngày quốc-hận 30/04/75 không xảy đến cho dân-tộc Việt-Nam thì tôi không viết bài này. Bởi, tôi không thích ca-tụng người còn sống, kinh-nghiệm đã cho ta thấy: có biết bao nhiêu những vị tướng, tá… khi còn quyền-thế trong tay thì tha hồ khua môi, múa mỏ. Đến lúc quốc-biến thì co vòi, rút cổ, cao bay xa chạy bỏ mặc bạn bè, thuộc-hạ sống chết mặc bay… Trong tù thì xum xoe, bợ đỡ nịnh hót kẻ thù, qua được nước thứ ba thì lại bắt đầu giở thói kẻ trên người trước…

Thượng-Sĩ Nguyễn-Ngọc-Ánh, tuổi đời còn quá trẻ và cấp bậc thì quá nhỏ nhoi trong quân-đội. Thế nhưng, anh có đủ tư-cách, phẩm-chất của một người lính chân-chính. Hành-động của anh thật xứng-đáng là hành-động của một anh-hùng: Anh đã dùng súng tự kết-liễu đời mình, sau khi nhận được lệnh tuỳ-nghi của Thiếu-Tá Tiểu-Đoàn-Trưởng, do tôi ban lại. Anh đã hành-xử đúng phẩm-cách của một cấp-chỉ huy: thà tự xử mình, chứ không để kẻ thù xử mình.

Tiếng súng đã nổ lúc 10 giờ 25 phút, ngày 01/05/1975 tại phi- trường Mộc-Hoá, tỉnh Kiến-Tường của cố Thượng-Sĩ Nguyễn- Ngọc Ánh đã để lại ấn-tượng không phai trong tâm-hồn tôi, và là bài học nhắc tôi luôn nhớ: là chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà, tôi phải luôn luôn sống xứng-đáng với tâm-niệm Tổ-Quốc, Danh-Dự, Trách-Nhiệm.

Đông-Phương
(Tưởng niệm 30 năm mất nước)
* Trung-sĩ Vũ-Tiến-Quang (30-9-1956 - 30-4-1975) đã anh-dũng chiến-đấu cùng với Đại-Tá Cẩn cho tới cùng, không chịu đầu hàng giặc. Ông bị Cộng-Sản đem ra xử bắn, trước dân chúng.
* MỘT LẦN CHÀO CUỐI CÙNG CỦA ĐỜI QUÂN-NGŨ

TRƯƠNG-QUANG-CHUNG

Sau 30.4.1975, người Việt tản-mát trên khắp thế-giới để tỵ-nạn cộng-sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi-Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền-Thanh, Truyền-Hình, trong các Ðại-Nhạc-Hội, những lúc Hội-Họp các Ðoàn-Thể chính-trị hay các Tổ-Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá-khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng-lãnh hay các Sĩ-Quan cao-cấp khác trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Những cái chết đó phải được vinh-danh một cách trang-trọng xứng-đáng, phải được ghi vào Lịch-Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn-tiết của cha anh họ.

Với tinh-thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn-tiết của Trung-Sĩ Nhất Nguyễn-Thoảng cùng vợ con ngày 29.03.1975 tại Ðà-Nẵng.

*** Tám giờ sáng ngày 28.03.1975, Tiểu-Ðoàn tôi được lệnh rút về tuyến ‘’vàng’’ phòng thủ, giữ phía Tây-Nam của Bộ-Tư-Lệnh Quân-Ðoàn I và bảo-vệ Pháo-Ðội 105 ly của Sư-Ðoàn 3. Mở bản-đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Ðiện-Bàn đi Ðại-Lộc, Thượng-Ðức thuộc Tỉnh Quảng-Nam. Tiểu-Ðoàn chịu trách-nhiệm từ Tháp Bằng-An đến Phong-Thử (khoảng 2 km). Tiểu-Ðoàn di chuyển đến địa-điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh-Lộ 14C khoảng 50 mét.
Sau khi liên-lạc với vị Pháo-Ðội-Trưởng để bàn-hoạch phương-thức bảo-vệ Pháo-Ðội, tôi ra lệnh, giao nhiệm-vụ, chỉ-định vị-trí cho từng Ðại-Ðội. Bộ-Chỉ-Huy của Tiểu-Ðoàn ở gần Pháo-Ðội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Ðại-Uý Pháo-Ðội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc-mắc vì Pháo-Binh luôn luôn ở sau để yểm-trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Ðại-Uý Quý, Trưởng-Ban 3 của tôi gọi về Tiểu-Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo-vệ súng không?

Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ-Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu đã thông báo là dời về Non Nước.

Lúc này, tôi có phần bi-quan vì theo dõi tin-tức qua máy trên các tần-số của các Ðơn-Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền-tin.

Bốn giờ chiều, tôi hoàn-toàn không liên-lạc được với Liên-Ðoàn 911 do Trung-Tá Lê-Văn-Thành chỉ-huy mà Tiểu-Ðoàn tôi trực-thuộc. Tiểu-khu cũng biệt-vô âm-tín.

Tôi gọi về Trung-Tâm Hành-Quân của Quân-Ðoàn I cũng như của Sư-Ðoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Ðơn-Vị nên khó chen vào được.

Tôi mời các Ðại-Ðội-Trưởng và Sĩ-Quan Tham-Mưu đến cho biết tình-hình và bàn kế-hoạch. Bây giờ tôi không còn ai chỉ-huy nữa nên tôi quyết-định rút Tiểu-Ðoàn về Hội-An để vào Tiểu-Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương-đối an-toàn và gần nhất để ra Ðà-Nẵng.

Ðơn-Vị ra Quốc-Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Ðà-Nẵng quá sức tưởng-tượng. Họ đang chạy giặc. Tình-hình quá bi-đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất-cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Ðơn-Vị về lo cho gia-đình.
 Tôi tiến sát Quốc-Lộ 1 để xem tình-hình thì gặp Trung-Tá Nguyễn-Tối-Lạc, Quận-Trưởng Ðức-Dục. Ông ta cho biết tất-cả các Chi-Khu của Quảng-Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu-Khu thì về Ðà-Nẵng không liên-lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu-Tướng Nguyễn-Duy-Hinh, Tư-Lệnh Sư-Ðoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực-thuộc Ðại-Tá Vũ-Ngọc-Hướng, Trung-Ðoàn Trưởng Trung-Ðoàn 2 thuộc Sư-Ðoàn 3.

Ðại-Tá Hướng chỉ-huy luôn các Tiểu-Ðoàn của Tiểu-Khu Quảng-Nam nữa. Trung-Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền-tin, một người Lính bảo-vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung-Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Ðại-Tá Hướng ngồi trên pháo tháp.

Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu-Khu-Phó Quảng-Nam và hỏi tôi:

- Tiểu-Ðoàn của mày đâu mà mày đứng đây?

Tôi trả lời:
- Tiểu-Ðoàn tôi còn nằm trong Làng này, Ðại-Tá.

Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.

- Có còn đủ không?

- Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du-kích thôi. Bảo đảm Ðại Tá, chắc Ðại-Tá biết Tiểu-Ðoàn này rồi mà.

- Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu-Tướng Hinh chưa?
- Tôi chưa nhận lệnh trực-tiếp của Thiếu-Tướng nhưng đã nghe Trung-Tá Lạc nói rồi.

- Tốt, bây giờ Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung-Ðoàn tao, mày có tầng số của tao chưa?

- Có đầy đủ ở đặc-lệnh truyền-tin rồi Ðại Tá. Bây giờ Ðại-Tá cho lệnh thế nào?

- Theo lệnh Thiếu-Tướng, mày cho Tiểu-Ðoàn về Hội-An phòng-thủ với Trung-Ðoàn. Ðến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ-Chỉ-Huy Tiểu-Khu để nhận lệnh chi-tiết.

Tôi từ giã Ðại-Tá Hướng trở lui Tiểu-Ðoàn trình-bày cuộc nói chuyện và lệnh của Ðại-Tá Hướng cũng như Trung-Tá Lạc cho các Sĩ-Quan nghe. Sau một hồi thảo-luận, cuối cùng tôi nói: Bây giờ chúng ta về Hội-An như ý-định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân-sự, chúng ta đặt dưới quyền của Ðại-Tá Hướng, nếu hữu-sự, chúng ta có Lực-lượng quân-sự cùng chiến-đấu. Về đó tuỳ tình-hình ta xử-trí sau.

Tại Hội-An chúng ta có các điểm lợi sau:
- Về địa-thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.
- Có kho vũ-khí, đạn-dược, lương-thực, thuốc men của Trung-Tâm Tiếp-Vận Quảng-Nam của Tiểu-Khu, chúng ta xử-dụng nếu chiến-đấu nhiều ngày.
- Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh-Viện Hội-An có phương-tiện cấp-cứu, có Bác-sĩ Trung-Ðoàn 2 và Y-tá.

Liên-Tỉnh lộ 13C từ Ðà-Nẵng đi Hội-An tương-đối an-toàn để chúng ta về Ðà-Nẵng.

Tôi đã trình-bày những điểm lợi-hại cho các Sĩ-Quan rõ, tôi nói tiếp:

- Nếu phải bỏ Ðà-Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình-diện Quân-Ðoàn để được giúp-đỡ vì Tiểu-Ðoàn mình còn nguyên chưa bị tổn-thất thì thế nào Quân-Ðoàn cũng lo cho mình vào Sài-Gòn để tiếp-tục chiến-đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân-số đông để áp-đảo Hải-Quân, yêu-cầu được chở vào Nam chiến-đấu.

Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh-Sĩ chạy về Ðà-Nẵng quá nhiều nên di-chuyển Ðơn-Vị lớn như thế rất khó-khăn, dễ bị thất-lạc. Tôi ra lệnh cho các Ðại-Ðội-Trưởng, Trung-Ðội-Trưởng phải bám sát Binh-Sĩ của mình đừng cho thất-lạc. Nếu thất-lạc, họ phải đến điểm tập-trung là Ty Công-Chánh Hội-An. Ðó là điểm tập-trung của Tiểu-Ðoàn, đừng vào Tiểu-Khu. Tôi căn-dặn thật kỹ các Ðại-Ðội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập-họp.

Sáu giờ 30, Tiểu-Ðoàn bắt đầu hướng về Hội-An. Lính Sư- Ðoàn 2 Bộ-Binh Tiểu-Khu Quảng-Ngãi, Quảng-Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ-Huy nên hoàn-toàn vô-trật-tự, vô-kỷ-luật, chỉ cần một hành-động vô-ý-thức làm chạm tự-ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.

Tôi đến được Hội-An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập-trung, hai Ðại-Ðội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng-thủ và đợi Tiểu-Ðoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu-Khu để gặp Ðại-Tá Hướng nhận lệnh.

Mười hai giờ, Tiểu-Ðoàn đã đến đầy-đủ. Ðại-Uý Quý Ban 3 Tiểu-Ðoàn, cho tôi biết quân-số lúc đó là 470 người. Các Sĩ-Quan có đủ, có 20 thường-dân là thân-nhân của các Quân-Nhân của Tiểu-Ðoàn theo họ (họ hy-vọng nếu có vào Sài-Gòn thì họ cùng Tiểu-Ðoàn vào Nam được dễ-dàng hơn) vì lúc ở Ðiện-Bàn, các gia-đình này ở đó nên họ biết có Tiểu-Ðoàn về nên đem theo luôn.

Có 50 Quân-Nhân các Ðơn-Vị khác thuộc Tiểu-Khu Quảng-Nam đã thất lạc Ðơn-Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân-Nhân này, tôi chấp-thuận cho họ ở với Tiểu-Ðoàn với điều-kiện phải tuyệt đối tuân-hành lệnh của các Sĩ-Quan Tiểu-Ðoàn, nếu bấttuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Ðơn-Vị gốc khi tôi gặp Ðơn-Vị đó. Tất-cả họ đồng-ý và tôi phân-chia cho các Ðại-Ðội tác-chiến ngay.

Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận-tiện), Tôi ra lệnh cho Trung-Sĩ I Thoảng chịu trách-nhiệm vì Trung-Sĩ I Thoảng là Hạ-Sĩ-Quan Ban 5 của Tiểu-Ðoàn (Trung-Uý Trưởng-Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung-Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói: ‘’Bà con là thân-nhân của Quân-Nhân các cấp trong Tiểu-Ðoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo-vệ bà con như bảo-vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung-Sĩ I Thoảng để được an-toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu-Ðoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó’’. Họ hiểu ý tôi nên rất hoan-hỉ.

Thành-Phố Hội-An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Ðà-Nẵng lánh nạn. Tiểu-Ðoàn rời Ty Công-Chánh Quảng-Nam để đến vị-trí phòng-thủ theo lệnh Ðại-Tá Hướng. Ðó là hướng Bắc Hội-An trên đường ra Ðà-Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu-Ðội, một máy truyền-tin do một Trung-Sĩ của Ban 2 Chỉ-Huy để đón nhận những người đến muộn.

Tại vị-trí phòng-thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh-thần căng-thẳng. Tôi đang ngồi suy-nghĩ thì Hạ-Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà-phê sữa đang nóng và nói:

-Mấy ngày nay Thiếu-Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu-Tá ốm đó nghe. Thiếu-Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà-phê để có sức đánh giặc chứ. Tôi đang lo-lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc-cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:

- Mấy ông kia ăn chưa? Bồ-câu đâu mày có?

- Thưa Thiếu-Tá, lúc nãy ở Ty Công-Chánh có chuồng bồ-câu có lẽ của ông Trưởng-Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Ðại-Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt-cộng chứ Ðại-Bàng.

- Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe. Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ-Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà-phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực-thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân-Ðoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung-Uý Bình, Sĩ-Quan Truyền-Tin mở máy qua tần số Quân-Ðoàn liên-lạc xem sao. Không liên-lạc được mặc dù Bình đã có tất-cả đặc-lệnh truyền-tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần-số và nhiều giới-chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân-Ðoàn, nhưng không biết giới-chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn-toàn thất-vọng. Tôi ra lệnh Ðại-Uý Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Ðại-Ðội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu- Ðội ở Ty Công-Chánh trở về Tiểu-Ðoàn. Tôi còn ra lệnh Ðại-Uý Hà-Thúc-Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo-vệ đến Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu xem Ðại-Tá Hướng thế nào mà không liên-lạc được.

Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.03.1975. Ðại-Uý Thuyên báo Trung-Ðoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Ðà-Nẵng. Tiểu-Ðội ở Ty Công-Chánh đã đến Tiểu-Ðoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Ðại-Ðội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu-Ðoàn có 479 Quân-Nhân tham-chiến chưa kể 50 Quân-Nhân các Ðơn-Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn-thảo của Sĩ-Quan Tham-Mưu và các Ðại-Ðội-Trưởng, tất-cả quyết-định rút về Ðà-Nẵng, vào trình-diện Quân-Ðoàn.

Tôi hoàn-toàn đồng-ý và trình-bày:

-Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non-Nước sẽ gặp Ðơn-Vị phòng-thủ Quân-Ðoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận-diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết-định 4 giờ sáng chúng ta xuất-phát theo đội hình Ðại-Ðội 1 đi dẫn đầu, Ðại-Ðội 3 bên trái, Ðại-Ðội 4 bên phải, Ðại-Uý Thuyên Tiểu-Ðoàn Phó đi với Ðại-Ðội này vì có Trung- Ðoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên-lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Ðại-Ðội 2 đi sau, Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Ðoàn đi giữa, gia- đình đi sau Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Ðoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm-trợ nhau đưa nhau về Ðà-Nẵng. Tất-cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Ðơn-Vị chuẩn-bị lên đường khi có lệnh.

Ðúng 4 giờ sáng ngày 29.03.1975, Tiểu-Ðoàn bắt đầu di-chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân-nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng-cự nào, chỉ gặp vài du-kích bắn lẻ tẻ, vô sự, các Ðại-Ðội phản-ứng nhưng vẫn tiến quân. Gần 9 giờ sáng, Ðại-Ðội đầu do Trung-Uý Thành Chỉ-Huy báo cáo đã đến Non-Nước, gặp Ðơn-Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện với nhau. Trung-Uý Thành nói chuyện đã gặp một Ðại-Uý Thủy-Quân Lục-Chiến đang ngồi trên chiến-xa nói là họ được lệnh không cho một Quân-Nhân nào vào Ðà-Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.

Tôi nói cho Trung-Uý Thành ra lệnh cho Binh-Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản-ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Ðại-Uý Quý là các Ðại-Ðội thu hẹp gần Tiểu-Ðoàn, bố-trí tại chỗ chờ lệnh và nói Ðại-Uý Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Ðại-Uý Thủy-Quân Lục-Chiến, tôi suy nghĩ: Tình-hình an-ninh Ðà-Nẵng rất xấu, đã có việt-cộng cải trang thành lính xâm- nhập rồi, nên mới có lệnh đó.

Tôi gặp vị Ðại-Uý Thủy-Quân Lục-Chiến và trình-bày sự việc để xin được vào Ðà-Nẵng. Ông ta dứt-khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân-Ðội, tôi nói tình lý cho Ðại Uý Thủy Quân Lục Chiến và gần như năn-nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên.

Tôi tìm hiểu Thiếu-Tá Ðịnh là cấp trên của ông ta vì Thiếu-Tá Ðịnh học chung một Khoá Bộ-Binh cao-cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu-Tá Ðịnh, Tiểu-Ðoàn-Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến, vị Ðại-Uý này xác-nhận là Thiếu-Tá Ðịnh là Tiểu-Ðoàn-Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu-Tá Ðịnh sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu-Tá Ðịnh cho tôi biết Quân-Ðoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy-Quân Lục-Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài-Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Ðại-Uý Thủy-Quân Lục-Chiến.

Tôi ra lệnh Ðại-Uý Quý gọi tất-cả Sĩ-Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.03.1975 tại Chùa Non-Nước, Ðà-Nẵng. Vị Ðại-Uý Thủy-Quân Lục-Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự-do vào Ðà-Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến-xa nổ máy quay đầu chạy lui về Ðà-Nẵng có tùng-thiết Thủy-Quân Lục-Chiến theo. Thiếu-Tá Ðịnh Thủy-Quân Lục-Chiến cũng cho tôi biết không còn phương-tiện vào Sài-Gòn nữa, chính Ðơn-Vị ông ta cũng phải tự lo-liệu lấy. Không ai chỉ-huy nữa. Hải-Quân ở Tiên-Sa cũng nhổ neo hết rồi.

Tất-cả Sĩ-Quan có mặt. Tôi trình bày tình-hình Quân-Ðoàn, Hải-Quân do Thiếu-Tá Ðịnh cho biết chính ông ta cũng không biết xử-trí thế nào. Tôi nói:

- Tôi đã cùng Quân-Nhân các cấp trong Tiểu-Ðoàn chiến-đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình- hình chiến-sự sôi-động, gian-lao khổ-cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình-hình, cố-gắng đưa Tiểu-Ðoàn về đây để được cùng nhau vào Sài-Gòn tiếp-tục chiến-đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.

Tôi cũng kể về sự tiếp-xúc của tôi và Thiếu-Tá Ðịnh Thủy-Quân Lục-Chiến, sự suy-luận của tôi, sự hiểu biết về tình-hình của tôi cho tất-cả nghe và nói tiếp:

- Không nên tập-trung cả Ðại-Ðội, sợ bị tấn-công bất thường, chỉ từng Trung-Ðội giải-thích cho họ hiểu, thông-cảm tìm cách vào Sài-Gòn hoặc về gia-đình tuỳ ý. Quyền Chỉ-Huy bây giờ tuỳ nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ-khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt-cộng. Các bạn tự-do thi-hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an-ủi, giải-thích cho Lính hiểu tâm- trạng của chúng ta bây giờ.
Có nhiều người lưỡng-lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản-ứng của Quân-Nhân các cấp của Tiểu-Ðoàn như thế nào. Các Sĩ-Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.

Mười giờ 30 sáng ngày 29.03.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung-Ðội Tình-Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo-vệ như những lúc hành-quân.

Trung-Sĩ I Nguyễn-Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh-trọng rồi nói:

- Chắc em không vào Sài-Gòn đâu Thiếu-Tá. Cả Quân-Ðoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài -Gòn.
Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã, tôi nói:
- Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Ðơn-Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.

Vợ Trung-Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu-Ðoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:

- Em chúc Thiếu-Tá lên đường binh-an vào cho được Sài-Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt-cộng đến cỡ Thiếu-Tá nó giết chứ không tha đâu.

Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản-ứng lịch-sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:
- Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến-tranh chính-trị ăn thua gì. Cố-gắng lo cho hai đứa nhỏ.

- Cám ơn Thiếu-Tá, chúc Thiếu-Tá thượng-lộ binh-an. Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa.

Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:

-Thôi mày về đi, tuỳ tình-hình địa-phương mà sống chắc không can gì đâu. Anh ta đến chào Ðại-Uý Hà-Thúc-Thuyên Tiểu-Ðoàn Phó, Ðại Uý-Lê Ngọc-Nhựt Trưởng-Ban 2 Tiểu-Ðoàn và Ðại-Uý Huỳnh-Văn-Quý Ban 3 Tiểu-Ðoàn rồi từ-giã ra đi. Ðến lúc này chỉ còn những Sĩ-Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung-Ðội Tình-Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Ðại-Uý Thuyên đến nói:

-Thôi mình cứ về Ðà-Nẵng rồi hãy tính. Tôi đang chán nản chưa có quyết-định nào dứt-khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn-sàng tác-chiến.

Tôi nói:

-Minh, mày ra xem cái gì đó? Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui, trả lời:
- Thiếu-Tá ơi! Ông Trung-Sĩ I Thoảng tự-tử bằng lựu-đạn với vợ con ông ta rồi.

Tôi quá bàng-hoàng và xúc-động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối-trăn của thuộc-cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc-động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm-chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố-gắng kềm-chế không để cho thuộc-cấp biết sự mềm yếu về tình-cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân-ngũ của tôi đối với thuộc-cấp.

Tôi hỏi: 

- Nó chết ở đâu.
- Ông chết ở nhà kia.

Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo-vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan-sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh-hùng rồi ra đi. Các Binh-Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.

Bây giờ là 11 giờ ngày 29.03.1975. Một Trung-Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc-cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng ‘’thằng’’, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân-mật, có những lỗi-lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông, Ông Thoảng với lòng tôn-kính vì đây là một Vị Anh-Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can-đảm, sự thể-hiện bất-khuất không thể sống chung với cộng-sản. Hôm nay tôi viết để vinh-danh một Quân-Nhân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà cho con cháu sau này biết đến.

Xin nghiêng mình tôn-vinh một Vị Anh-Hùng của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Hai giờ chiều ngày 29.03.1975, việt-cộng đã treo cờ ở Toà Thị-Chính Ðà-Nẵng.

* Thượng-sĩ Phạm-Xuân-Thanh và Thượng-sĩ Bùi-Quang-Bộ

Vào những ngày cuối cuộc chiến, anh em trong Truyền Tin thường nhắc lại sự hy-sinh anh-dũng của hai Hạ-sĩ-quan truyền-tin là Thượng-sĩ Phạm-Xuân-Thanh và Thượng-sĩ Bùi-Quang-Bộ. Thượng-sĩ Thanh là cán-bộ huấn-luyện cơ-hữu của trường Truyền-Tin Vũng-Tàu. Hình ảnh cuối cùng tại mặt trận Vũng-Tàu đã hạ màn trong ngày 30 tháng 04 năm 1975 với một kết thúc bi-thảm, nhưng thật đẹp và oai hùng. Thượng-sĩ Thanh tình-nguyện ở lại chiến-đấu để bảo-vệ cho các đơn-vị Truyền-Tin trong trường rút đi khi cộng-quân bao vây vào những ngày cuối cuộc chiến. Cuôc chiến-đấu bảo-vệ chấm dứt tốt đẹp, anh chạy về tới gia-đình trong khu gia-binh, bị cộng quân rượt bắt, không chịu hàng phục, trước mặt vợ con, Thượng-sĩ Thanh đã hô: “Thôi, Bố vĩnh-biệt các con. Bố không sống với cộng-sản được. Các con ở lại ráng sống cho xứng- đáng là con của Bố Mẹ và Tổ-quốc, Quê-hương Việt-Nam. Mẹ sẽ thay Bố lo cho các con. “Việt-Nam Cộng-Hoà Muôn Năm”.. Sau đó dùng vũ-khí cá-nhân tự kết-liễu đời mình


Thượng-sĩ Bùi-Quang-Bộ và Thượng-sĩ Phạm-Xuân-Thanh, sau khi bắn hạ nhiều cộng-quân, đã rút chạy về tới trại gia-binh, tình-thế thật tuyệt-vọng vì địch quân đông đảo đang rượt đuổi sau lưng. Hai chiến-sĩ quốc-gia sau cùng đã giải-quyết định-mệnh mình theo hai cách riêng. Thượng-sĩ Bộ kết liễu sinh-mệnh người vợ yêu quý và 7 đứa con thơ của anh bằng súng, rồi viên đạn cuối cùng dành cho chính anh. Cả thảy 9 mạng người đã nằm xuống đền nợ nước, khi giặc tới nước mất nhà tan.
* Và còn nhiều! ... Rất nhiều chiến-sĩ vô-danh khác nữa và Họ là những anh-hùng kiện-tướng, đầy nhiệt-huyết, yêu đồng-đội, hy-sinh vì dân, vì đất nước quê-hương. Nhất là vì danh-dự của một quân-nhân Việt-Nam Cộng-Hoà. Họ rất anh-dũng tự quyết-định mạng sống mình, không chịu khuất-phục địch. Giống như chí-sĩ Trần-Hữu-Lực thời xưa đã có câu tuyệt-mệnh:
- “Non sông đã chết. Ta há lại sống thừa. Từ mười năm giũa kiếm, mài dao. Chí mạnh, những mong phò Tổ-Quốc. Lông cánh chưa thành. Việc bỗng đâu hoá hỏng. Dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn nhiên ngầm giúp bọn thiếu niên...”
Đó là sự trả giá vô cùng quan-trọng, rất đắt về sự: Vinh-quang. Chiến-thắng. Bi-lụy. Can-trường - Không hề thua cuộc! Vì lý-tưởng ưu trội thật cao vời. Và, vì sự bất-tử cao cả, đầy oanh- liệt. Kiên-cường. Bất-khuất của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hoà quá hiên-ngang, oai-phong lẫm-liệt. Lão-Tử đã có câu:
"Để thân mình lại sau. Thế mà thân mình đứng trước. Gác thân mình ra ngoài. Thế mà thân mình vẫn còn".
Ôi! Họ đã lưu-danh thơm lẫy lừng thiên-cổ. Quý ông ấy đã anh-dũng, hiên-ngang lừng-lẫy coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ đứng vững giữa non sông gấm vóc trong quê cha đất tổ. Họ vĩnh-viễn nằm lại trên dải đất hình chữ S cong cong. Máu của họ đã chảy ra nhào trộn với đất phù-sa đẫm ướt cả lòng quê. Hai tay họ thân-ái ôm trọn quê-hương ghì siết ở trong lòng. Họ đã bất-khuất và vẻ-vang sống mãi trong dòng lịch-sử dân-tộc Việt-Nam có trên bốn ngàn năm văn hiến.
Anh-Hùng Tử Khí Hùng Bất-Tử
Sinh Vi Tướng Tử Vi-Thần.
****
Lòng tôi bỗng nhói buốt lên từng cơn đau-điếng, xót-xa bàng-hoàng khôn-tả xiết. Tôi rụng-rời run-rẩy điếng lặng đến dại-khờ đắng-cay, nghẹn-ngào. Chúng tôi: những lữ-hành nay xa lạ trên lãnh-thổ của chính quê-hương ta đã ôm mặt khóc ròng trên bước đường ly-tán, hai hàng nước mắt tôi và các bạn đều tuôn chảy. Tôi khóc vì vong- gia thất thổ, khóc thân phận con người tôi đớn hèn bọt bèo trôi-nổi. Và; bởi chúng tôi ra đi về Miền Tây, là hy-vọng vào các vị tướng, tá, sĩ-quan, các vị quân-nhân binh-lính oai-dũng ở miền Tây còn giữ vững “non-sông và dân-tộc” trong giờ thứ 25. Thì bây chừ chúng tôi đã quá tuyệt-vọng... vì đã mất đất dung-thân trên quê-hương, vì thương sầu nuối tiếc những vị anh-hùng tuấn-kiệt bất-hủ. Chúng tôi thương họ hơn cả sự đau khổ cơ cực, đọa đày, biệt xứ vào những ngày cuối trong tháng 04: Chúng tôi đã sửng sốt, rụng rời, vì nhiều lần nghe tin khủng-khiếp trên đường l-tán chạy loạn; chúng tôi nghe rõ mồn một từ miệng rất nhiều người tất tả xuôi-ngược chạy về nơi nầy, chạy đi nơi khác: Tin-tức sốt-dẻo nhất là do người dân đã ngang nhiên xôn-xao bàn-tán ở hai bến phà: Cần Thơ, và Mỹ Thuận. Người ta nói như một lời khẳng-định phía Việt-Nam Cộng- Hoà rằng:

- Không còn “Tướng Tá” gì ráo.
- Đừng hòng mà có ý định “mưu-đồ” chiếm lại Sài-Gòn. Nghe.
- Các vị tướng, tá, Uý, thậm chí có cả hạ-sĩ-quan, binh lính đã hy- sinh, họ cương-quyết không chịu khuất-phục ai, đã tự sát kìa.
- Chết thật rồi...
- À… há?!
Nào ngờ… “Một cánh én không thể làm nên mùa xuân”, (nhưng khi mùa xuân đến... cho dù không có con én nào, mùa xuân vẫn đến cơ mà!). Tôi chắc chắn mình ên không thể làm nên dữ kiện lịch-sử, không thể tự ý ta thêm bớt, hư cấu, thay đổi con người ấy ở trong hoàn cảnh nầy, dù có vài ai đó đã đả thương tôi trầm trọng cách mấy chăng nữa. Nỗi đau đớn nén dưới chiều sâu tâm hồn, đã vọt lên tim, lên óc, lên cổ tôi những cục nấc nghẹn ngào tức tưởi, bao sầu đắng tình đời trong một chu vi hạn hẹp theo dòng thời-gian chảy về. Ngày 04-5-1975 khi tìm đường trở lại thủ đô Sài-Gòn, chúng tôi lật đật đến thăm những người bạn thân, họ đang làm lớn trong chính phủ miền Nam Sài-Gòn. Bạn tôi đã xác-nhận rõ-ràng: Những vị anh-hùng trung-liệt bất-khuất lừng-danh rất đáng kính- trọng, đáng ngợi ca ngàn đời, lưu danh-thơm thiên-cổ ấy: Anh-Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử. Sinh Vi Tướng Tử Vi Thành sử sách đã vĩnh viễn ghi sau:

* Thiếu-Tướng Phạm-Văn-Phú (1929) Tư-Lệnh Quân-Ðoàn 2, Quân-Khu 2.
Tướng Phạm-Văn-Phú tuần-tự giữ các chức-vụ chỉ huy:
- 1953.- Ông tốt nghiệp khoá 8 - trường Võ-Bị Liên-Quân Đà-Lạt, sau đó phục-vụ trong binh-chủng Nhảy-Dù.
- 1954.- Đại-Uý Phạm-Văn-Phú Tiểu-Đoàn Phó Tiểu-Đoàn 5 Nhảy- Dù.
- 07/05/1954, Điện-Biên-Phủ thất-thủ, Đại-Uý Phú bị bắt giam. Sau Hiệp-định Genève, ông được thả ra; tiếp-tục phục-vụ trong quân-đội Việt-Nam Cộng-Hoà.
- 1962.- Thiếu-Tá Liên-Đoàn-Trưởng Liên-Đoàn Quan-Sát 77 Lực-Lượng Đặc-Biệt.
- 1963.- Tư-Lệnh Phó Sư-Ðoàn 2 Bộ-binh Quảng-Ngãi.
- 5/1964.- Trung-Tá Tham-Mưu-trưởng Lực-Lượng Đặc-biệt.
- 1966.- Tư-Lệnh Phó Sư-Đoàn 1 Bộ --Binh.
- 1968.- Chuẩn-tướng Biệt =0Khu 44 Đồng-Tháp-Mười, miền Tây.
- 1969.- Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-biệt.
- 1970.- Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh Sư-Đoàn 1 Bộ-Binh - Tư-Lệnh Quân-Đoàn 4.
- 1973.- 10/1974 - Chỉ-huy-trưởng Trung-Tâm Huấn-luyện Quang Trung.
- 1974.- Tư-Lệnh Quân-Đoàn 2 và Quân-Khu 2 – Tư-Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Bộ-Chỉ-Huy đóng tại Pleiku, vùng Cao-Nguyên miền Trung.
- 29/04/1975.- Thiếu-tướng Trần-Văn-Phú uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia-Long. Ông đã tạ thế ngày 30-4-1975.

* Thiếu-Tướng Nguyễn-Khoa-Nam.- (23-09-1927) Tư-lệnh Quân Ðoàn 4.

Thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam tuần-tự giữ các chức-vụ chỉ-huy:
- 1953.- ông Nguyễn-Khoa-Nam nhập-ngũ Khoá III Thủ-Đức – gia- nhập binh chủng Nhảy Dù.
- Tướng Khoa-Nam tuần-tự giữ các chức-vụ chỉ-huy:
-  1965.- Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 5 Nhảy-dù.
- 1967.- Trung-Tá Lữ-đoàn-trưởng Lữ-Đoàn 3 Nhảy-Dù.
- 1969.- Tư-lệnh Sư-Đoàn 7 Bộ-binh kiêm Tư-lệnh Khu Chiến-thuật Tiền-Giang.
- 1974.- Th/Tg Nguyễn-Khoa-Nam Tư-lệnh Quân-đoàn IV & Vùng IV Chiến-thuật.
- Thiếu-Tướng Nguyễn-Khoa-Nam dùng súng browning tự-sát 01-05-1975.

* Chuẩn-Tướng Lê-Văn-Hưng.- (27-03-1933 Hốc Môn) Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.
Tướng Lê-Văn-Hưng tuần-tự giữ các chức-vụ chỉ-huy:
- Ông Lê-Văn-Hưng: khoá 5 Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Ðức. Ra trường sau đó chỉ-huy từ cấp Đại-đội. Tiểu-đoàn. Trung-đoàn thuộc Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1966.- Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 2/Trung-đoàn 31 Bộ-binh.
- 1968.- Trung-tá Lê-Văn-Hưng Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 31 Bộ-Binh tại Hậu-Giang & thăng Đại-tá Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh.
- 6/1971.- Tư-lệnh Sư-đoàn 5.
- 1972.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh-phó Quân-khu 3.
- 1973.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1974.- Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.
- Chuẩn-tướng Lê-Văn-Hưng đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20g 45’, ngày 30.04.75.

* Chuẩn-Tướng Lê-Nguyên-Vỹ - (22-08-1933 Sơn Tây). Tư-lệnh Sư-Đoàn 5 Bộ-binh. Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ tuần-tự giữ các chức-vụ chỉ-huy:
- 1951.- Ông học khoá 2 (Lê-Lợi) trường Võ-Bị Địa-phương Huế.
- Tốt-nghiệp Ðại-Học Chỉ-Huy Cao-Cấp & Tham-Mưu tại Mỹ.
- Đại-Uý Quận-trưởng Bến-Cát (Bình-Dương).
- Trung-Ðoàn Trưởng Trung-Ðoàn 8 thuộc Sư-Ðoàn 5.
- 1965.- Thiếu-tá Vỹ tham-gia trong chiến-trường An-Lộc.
- Thiếu-tá Tư-lệnh-Phó Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1972.- Đại-Tá Lê-Nguyên-Vỹ, Tư-Lệnh Phó Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh tại An-Lộc.
- 1973.- Tư-Lệnh-Phó Sư-Đoàn 21 Bộ-binh.
- 1974.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh căn-cứ Lai-Khê (Bình-Dương).
- 30-04-1975.- Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ tự-sát tại Bộ Tư-Lệnh Lai-Khê.

* Chuẩn-tướng Trần-Văn-Hai.- (1929 Cần Thơ). Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.
Chuẩn-tướng Trần Văn Hai đã tuần-tự giữ các chức-vụ Chỉ-huy:
- 1951.- Sinh-viên Sĩ-quan Trường Võ-Bị Đà-Lạt.
- 1960.- Thụ-Huấn Khoá Chỉ-huy Tham-mưu tại Hoa-Kỳ.
- 1963.- Thiếu-tá Chỉ-huy-trưởng TT Huấn-luyện Dục-Mỹ.
- 1965.- Trung-tá Tỉnh-Trưởng Kiêm Tiểu-Khu-Trưởng Tỉnh Phú- Yên, Chỉ-huy các lực-lượng Quân-Cán-Chính.
- Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 2; Quân-khu 2.
- 1968.- Tổng-giám-đốc Cảnh-sát Quốc-gia. Tết Mậu-Thân, đại-tá Hai có mặt ở Liên-đoàn 5 Biệt-Động-Quân trong những giờ giao- tranh đầu tiên tại Thị Nghè - Hàng Xanh, phụ-trách mặt trận Chợ- Lớn, Phú-Thọ.
- 1970.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Biệt-Khu 44.
- 1971.- Chuẩn-tướng Chỉ-huy-trưởng Binh-chủng Biệt-Động-quân.
- 1972.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh-Phó Quân-đoàn 2 & Quân-khu 2 Đặc-Trách Biên-phòng.
- Chỉ-huy-trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Lam-Sơn, kiêm Chỉ-huy- trưởng Huấn-Khu Dục-Mỹ.
- 1974.- Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh, căn-cứ Đồng-Tâm Tỉnh Định- Tường.
Chiều 30.04.1975.- Chuẩn-tướng Hai đã uống thuốc độc tự-tử tại văn-phòng Tư-lệnh, Ðồng-Tâm, Mỹ-Tho, nơi Bộ-tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.

* Ðại-Tá Hồ-Ngọc-Cẩn .- (24-03–1938 Vĩnh-Thanh-Vân. Rạch- Giá). Đại-Tá Tỉnh-Trưởng Chương-Thiện.
Đại-Tá Hồ-Ngọc-Cẩn đã tuần-tự giữ các chức-vụ Chỉ-huy:
1947.- Ông gia-nhập vào trường Thiếu-Sinh-Quân.
1957.- Liên-trường Võ-Khoa Thủ-Đức. Học chuyên-môn: CC1 & CC2 Vũ Khí. Sau 9 tháng thụ-huấn ưu hạng, ông làm huấn-luyện- viên tại trường VKTĐ.
1962.- TSQ Hồ-Ngọc-Cẩn vào trường Sĩ-Quan hiện-dịch, Đồng-Đế. & thuyên-chuyển về Biệt-Động-Quân vùng 4 Chiến-Thuật:
Trung-đội-trưởng Tiểu-đoàn 42 Biệt-Động-Quân. Ông tuần-tự phục vụ tại các binh-chủng: Dù. Thủy-quân Lục-chiến. Biệt-động-quân. Quân-báo. An-ninh Quân-đội. Lực-lượng Đặc-biệt: Tại các tỉnh Cần-Thơ (Phong-Dinh). Chương-Thiện. Sóc-Trăng (Ba-Xuyên). Bạc-Liêu. Cà-Mau (An-Xuyên). - Tiểu-đoàn số 42, “Tiểu-đoàn Cọp Ba-đầu-Rằn. Tiểu-đoàn số 44 Cọp Xám U-Minh Hạ).
1973.- Đại-Tá Tỉnh-trưởng Tỉnh Chương-Thiện.
- 30-4-1975.- Trong BCH hết đạn dược, ông đã bị bắt tại nơi đồn trú.
- 14-8-1975.- Đại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn đã bị kết-án, xử bắn ở sân vận- động tỉnh Cần-Thơ, trước sự chứng-kiến của đồng-bào.

* Ðại-tá Ðặng-Sĩ-Vinh.- Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-gia. Lúc 2 giờ ngày 30.04.75, Ðại-tá Vinh, cùng gia-đình gồm: Vợ và Bảy người con, đã tự tử bằng súng lục!!! (1 chồng + 1 Vợ + 7 người con = 9 nhân-mạng, xin xem phụ-trang).

* Trung-tá Nguyễn-Văn-Long .- Sanh năm 1919 tại Gia Hội. Huế. Chánh-Sở Ty Cảnh-Sát Quốc-gia Đà-Nẵng.
Ông đã tuần-tự giữ các chức-vụ:
Chỉ-huy-Trưởng Phòng  Chủ-Sự, Ty Cảnh-Sát Công-An, Khu 1 Đà-Nẵng.
- Ngày 28-03-1975.- Trung-Tá Nguyễn-Văn-Long được lệnh phải rời Đà-Nẵng vào Sài-Gòn. Tính-tình ông trầm-lặng, ít nói, cương- trực, mẫu-mực, tận-tụy, thanh-liêm; nên gia-đình ông sống rất thanh-bạch. Trung-tá Long có biệt danh là “Long lý” có nghĩa là không thiên-vị ai, cứ công-lý minh-bạch lẽ phải mà thi-hành. Khi nghe tân tổng-thống 3 ngày Dương-Văn-Minh ra lệnh tất-cả quân đội phải ở đâu phải ở đó, buông súng, không được kháng-cự, để ông Minh bàn-giao chính-phủ cho ban tiếp-quản miền Nam, thì
sáng 30-04-1975, Trung-Tá Nguyễn-Văn-Long đã rút súng tự bắn vào đầu, tuẫn tiết dưới tượng-đài Thủy-Quân Lục-Chiến, trước trụ- sở Quốc-Hội. Sài-Gòn.

* Thiếu-tá Không-quân Nguyễn-Gia-Tập.- (25-12-1943). Phi-đoàn 514-518, Khu-trục Biên-Hoà.
- Ông thụ huấn khoá 64D, năm 1964.
- Tốt-nghiệp T 28 - ở Randolph AFB – TX. Hoa-Kỳ.
- Tốt-nghiệp TopGun – Khoá A 1e - tại Hurburt Field, Florida.
- Sĩ-quan Liên-lạc trường Huấn-luyện Keesler Hoa-Kỳ.
- Làm việc tại: Phi-đoàn Khu-trục 514 - 518 – Biên-Hoà.
- Làm việc tại phòng Đặc-trách Khu-trục, Bộ Tư-lệnh Không-quân.
- Thiếu-tá Nguyễn-Gia-Tập tự sát bằng súng lục trước sân cờ, trong căn-cứ Bộ Tư-lệnh Không-quân. Thân-nhân của Th/tá Nguyễn Gia Tập, đã đem thi thể Th/tá Tập về chôn cất tại Long- Khánh.
- Thiếu-tá Nguyễn-Gia-Tập là vị anh-hùng phi-công Khu-trục A 1 Skyraider.

* Thiếu-Uý Nhảy-Dù Hoàng-Văn-Thái.- Khoá 5/69 Thủ-Đức. Tại một bùng-binh ở ngã 6 Chợ Lớn, Thiếu-Uý Thái và một nhóm 7 người bạn, mỗi người một quả lựu đạn, họ cùng mở chốt để tự kết- liễu đời mình vào ngày 30-4-1975. Họ là một toán Nhảy-Dù về bảo- vệ Đài-phát-thanh. Đài Truyền-hình Việt-Nam.

* Trung-sĩ Vũ-Tiến-Quang.- (10-09-1956 Kiên-Hưng, tỉnh Chương- Thiện).
02-09-1969.- Vũ-Tiến-Quang vào trường Thiếu-Sinh-Quân Việt-Nam.
- 1972.- Ông Vũ-Tiến-Quang có chứng-chỉ 1 Bộ Binh.
- Phục-vụ tại trung-đội trinh-sát của trung-đoàn 31 (Cà-Mau).
- Trung-sĩ Vũ-Tiến-Quang làm thông-dịch-viên (cho cố-vấn Thiếu-Uý Hummer).
- 1972.- Vũ-Tiến-Quang có chứng-chỉ 1 Bộ-Binh.
- 1974.- sau khi có chứng-chỉ 2 Bộ-Binh, Trung-sĩ Quang về sư- đoàn 21 Bộ-Binh tiểu-đoàn Ngạc-Thần (tiểu-đoàn 2 Trung-đoàn 31 Bộ-Binh đóng tại Chương-Thiện.
1975.- Vũ-Tiến-Quang thăng trung-sĩ nhất. Ngày 01-02-1975.- Ông Quang nổi tiếng trong trận đánh tại Thới-Lai, Cờ-Đỏ. Trung-sĩ Nhất Quang được tuyên-dương trước quân-đội, gắn huy-chương Anh- Dũng. Đơn-vị Quang theo là trung-đội trinh-sát của trung-đoàn 31 (Cà-Mau). 30 tháng 04 năm 1975.- Vì tất-cả đạn dược, lựu đạn, đạn M79 đã hết. Cuối cùng chỉ còn một ổ súng trong hầm chiến-đấu cũng hết đạn. Do có một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm Cộng-Sản vào hầm lôi ra hai người: Đó là Đại-Tá Hồ-Ngọc-Cẩn, Tỉnh-Trưởng kiêm tiểu-khu-trưởng; và Trung-sĩ Nhất 19 tuổi: Vũ- Tiến-Quang. Họ đã anh-dũng chiến-đấu tới khi không còn một viên đạn cuối cùng, không chịu khuất-phục đầu hàng. Ông Quang bị Cộng-sản bắn ngay tại chỗ. Trung sĩ-Nhất Vũ-Tiến-Quang chết lúc 15 giờ, ngày 30-04-1975.

*.- 6 toán thám sát của LĐ.81/Biệt-Cách Nhảy-Dù trong chiến khu D... 6 toán thám sát LĐ.81/Biệt-Cách Nhảy-Dù được trực-thăng thả sâu trong mật-khu VC. Toán nầy làm việc bằng máy PRC25, UHF-1, nên phải qua hệ-thống trạm chuyển tiếp (Radio Relay Station) bằng phi cơ L-19, hoặc các đài tiếp-vận truyền-tin ở các núi cao. Sau ngày 29/04/75 ; họ đã hoàn-toàn mất liên-lạc bằng truyền-tin với bộ chỉ-huy LĐ81/BCND. Vì những đài yểm-trợ tiếp- vận truyền-tin không còn, đã bỏ cửa trống không hoạt-động. Các đài nầy cũng không hề thông-báo cho những cộng-tác-viên thám-sát biết tinh-trạng đất nước Việt-Nam vào những ngày cuối cùng dầu sôi lửa bỏng ra sao!? Ôi! Đau khổ là các toán thám-sát không hề hay biết lệnh buông súng đầu hàng ác-ôn của T.T Dương-văn- Minh ngày 30/4/75. Nên Mười tám (18) anh em thám-sát của LĐ.81/BCND của 3 toán thám sát nầy, khi đó lương khô 5 ngày đã cạn, họ đã phải nhịn đói, mưu-sinh thoát-hiểm, lặn-lội từ rừng sâu về đến một làng thuộc quận Tân-Uyên, cạnh sông Đồng-Nai, gần thác Trị-An. Thì bị Việt-Cộng bắt giam, bị bỏ đói, bị bắn chết, rồi thả xác lềnh bềnh trôi sông. Những xác của anh em thám-sát bị sình thối. Việt-Cộng liền bắt dân vớt lên, đem chôn dọc theo bờ sông Đồng-Nai.

* Xác anh em thám sát của LĐ.81/BCND khác đã chôn tập-thể trong một cái giếng bỏ hoang. Phần mộ sĩ-quan toán trưởng là anh Tuấn đã được gia-đình đến bốc cốt từ năm 93. Toán-viên tên Nguyễn-Văn-Một đã chết rất thảm-thiết. Anh Nguyễn-Văn-Sơn t/s Võ-Văn-Hiệp đã chết, do bị giam giữ tra-tấn vô cùng kinh- khiếp ở quận Tân-Uyên. Do dân làng cho biết: có anh Đức còn ngáp ngáp chưa chết, được hai vợ chồng cụ già trong làng đem dấu anh Đức, và cứu sống. Hàng năm mỗi khi Tết đến, anh Đức đều trở lại chốn cũ ân-cần chăm-sóc hai cụ, để đền-đáp ơn cao đức dày như cha mẹ tái sinh, tạ ơn cứu tử của ân-nhân. Các anh trong toán thám-sát của LĐ.81/BCND ấy đã bị VC đánh đập, tra-tấn rất dã man đến chết. Đó là những vị anh-hùng của LĐ81/BCND âm-thầm; sa-cơ trong thảm cảnh tháng Tư ở Đại-An, họ đã nhận lãnh những viên đạn oan-nghiệt vào sau cái ngày 30-04-1975 kia! (Tâm 888 & trích dẫn trong Wikipedia ).

* Đại-tá Nguyễn-Hữu-Thống.- Trung-đ-trưởng 42 BB – SĐ 22 BB - Tự sát 31-03-1975 tại Qui-Nhơn.
* Đại-tá Lê-Câu.- Trung-đoàn-trưởng 47 BB – SĐ 22 BB. Tự sát 10-03-1975. 

* Trung-tá Vũ-Đình-Duy.- Trưởng-đoàn 66 Đà Lạt. Tự sát 30-04-75.

* Trung-tá Nguyễn-Văn-Hoàn.- Trưởng đoàn 67 phòng 2 Bộ TTM. Tự sát 30-04-75.

* Trung-Tá Đường, Đại-Uý Bé... chỉ-huy lực-lượng Thám-báo, chết ở chân cầu Vị-Thanh 30-04-75.

* 14-08-1975.- Thiếu-tá Trịnh-Tấn-Tiếp.- Quận-trưởng Kiến-Thiện là một sĩ-quan xuất-sắc, trí-dũng song toàn. Ông đã bị VC xử bắn tại sân vận-động Cần-Thơ.

* Trung-tá Nguyễn-Đình-Chi.- Cục An-ninh Quân-đội. Tự sát 30-04-75.

* Trung-tá Hà-Ngọc-Lương.- TT Huấn-Luyện Hải-Quân Nha- Trang. Tự sát 30-04-75 (cùng vợ, 2 con, 1 cháu).

* Trung-tá Phạm-Đức-Lợi.- Khoá 5, Thủ-Đức. Làm việc tại Phòng 2 Bộ TTM. Tự sát ngày 05-05-1975 tại tư-gia.

* Trung-tá Phạm-Thế-Phiệt.

* Thiếu-tá Lương-Bông.- Phó Ty An-Ninh Quân-đội Cần-Thơ. Tự sát 30-04-75.

* Thiếu-tá Mã-Thành-Liên (Nghiã).- CuuTieuDoan-trưởng TĐ 411 ĐP.TK. Tự sát cùng vợ ngày 30-04-75.

* Thiếu-tá Lê-Anh-Tuấn.- Hải-Quân.

* Đại-Uý Vũ-Khắc-Cẩn.- Ban 3 Tiểu-khu Quảng-Ngãi. Tự sát 30-04-75.

* Đại-Uý Tạ-Hữu-Di.- Tiểu Đ. Phó 211 Tỉnh Chương-Thiện. Tự sát 30-04-75.

* Trung-Uý Nguyễn-Văn-Cảnh.- CSQG Trưởng-cuộc Vân-Đồn. Quận 8. Tự sát 30-04-1975.

* Đại-Uý Nguyễn-Hoà-Dương.- Trường Quân-Cảnh Vũng-Tàu. Tự sát 30-04-75 tại trường.

* Trung-Uý Đặng-Trần-Vinh.- Phòng 2, Bộ TTM. Tự sát 30-04-75.
* Trung-Uý Nghiêm-Viết-Thảo.- Khoá 1/70 Thủ-Đức. An-Ninh Quân-đội. Tự tử tại Kiến-Hoà.

* Thiếu-Uý Không-quân Nguyễn-Thanh-Quan.- Khoá 1/70. PĐ 110 Quan-sát. Tự tử 30-04-75 tại Kiến-Hoà.

* Thiếu-Uý Nguyễn-Phụng.- Cảnh-Sát ĐB. Tự sát 30-04-75 tại Thanh-Đa.

* Nguyễn-Xuân-Trân.- Khoá 5 Thủ-Đức. Tự tử 01-05-75.

* Chuẩn-Uý Đỗ-Công-Chính.- TĐ 12 Nhảy-Dù. Tự sát tại cầu Phan-Thanh-Giản.

* Thượng-Sĩ Phạm-Xuân-Thanh.- Trường Truyền-tin Vũng-Tàu. Tự sát 30-04-75 tại sân trường.

* Trung-sĩ I Trần-Minh.- Quân-Cảnh, ông gác ở Bộ TTM.

* Binh-Nhì Hồ-Chí-Tâm.- TĐ 490. ĐP. (Mãnh-Sư) Tiểu-Khu Ba- Xuyên. Cà Mau. Dùng súng M 16 tự sát ngày 30-04-75 tại Đầm- Cùn, Cà-Mau.

* Luật-sư Trần-Chánh-Thành.- Thượng-Nghị-Sĩ - Cựu Bộ-trưởng tin tức. Tự sát ngày 03-05-1975.

* Quý Chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà Địa-Phương-Quân, Nghĩa- Quân... & ... vô-danh ẩn-tích. Và còn nhiều!... Rất nhiều “chiến sĩ anh-hùng vô-danh ẩn-tích khác”. Họ là những anh-hùng vị-quốc vong-thân. Những bậc anh-tài sinh vi tướng, tử vi thành. Là những vị anh-hùng tử khí hùng bất tử! Họ là những anh-hùng kiện-tướng, đầy nhiệt-huyết, yêu đồng-đội, hy-sinh vì dân, vì đất nước quê- hương. Nhất là vì danh-dự của một quân-nhân Việt-Nam Cộng- Hoà. Họ rất anh-dũng tự quyết-định mạng sống mình, không chịu khuất-phục địch. Giống như chí-sĩ Trần-Hữu-Lực thời xưa đã có câu tuyệt-mệnh: “Non sông đã chết. Ta há lại sống thừa. Từ mười năm giũa kiếm, mài dao. Chí mạnh, những mong phò tổ-quốc. Lông cánh chưa thành. Việc bỗng đâu hoá hỏng. Dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn nhiên ngầm giúp bọn thiếu niên…”
Đó là sự trả giá tuyệt vời rất đáng kính-trọng của một con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, qua nhân-cách sống của một quân- nhân đặt tổ-quốc trách-nhiệm danh-dự lên hàng đầu. Một sự tuẫn- tiết vô-cùng quan-trọng, rất đắt về sự: Vinh-quang. Chiến-thắng. Bi- lụy. Can trường chiến-đấu đến hơi thở cuối cùng; cho đến khi thủ- đô Sài-Gòn hòn ngọc viễn-đông hung-tráng bi-phẫn đã đớn-đau vỡ vụn! Họ không hề đầu hàng thua cuộc! Vì lý-tưởng tự-do ưu trội thật cao-vời. Và, vì sự bất-tử cao cả, hiên-ngang đầy oanh-liệt. Kiên cường. Bất-khuất của người lính Việt-Nam Cộng-Hoà quá dũng-khí, oai-phong lẫm-liệt. Ôi! Họ đã lưu danh thơm lẫy-lừng thiên-cổ. Quý ông ấy đã anh-dũng, hiên-ngang đứng vững giữa non sông gấm-vóc trong quê cha đất tổ. Họ vĩnh-viễn nằm lại trên dải đất hình chữ S cong cong. Máu của họ đã chan-hoà chảy ra nhào trộn với đất phù sa đẫm ướt cả lòng quê. Hai tay họ thân ái ôm trọn quê-hương ghì siết ở trong lòng. Họ đã bất-khuất và vẻ-vang sống mãi trong dòng lịch-sử dân-tộc Việt-Nam có bốn ngàn năm văn- hiến.

Lão-Tử đã có câu:

“Để thân mình lại sau. Thế mà thân mình đứng trước. Gác thân mình ra ngoài. Thế mà thân mình vẫn còn". Trân trọng lắm thay!

Đại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn.- Trước ngày 30-04-1975, Đại-tá Tỉnh-Trưởng Hồ-Ngọc-Cẩn và một nhóm sĩ-quan, binh sĩ... ở trong Tiểu-Khu Chương-Thiện, họ vẫn nhịn đói nhịn khát, chiến-đấu quyết-liệt, đến ngày 30-04-75 khi trong Tiểu-khu không còn một viên đạn nào, và thức ăn nước uống không có một giọt! Ðại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn & một tốp sĩ-quan binh-sĩ vẫn quyết tử-thủ, để bảo-vệ đồn bót. Sau cùng khi ông nghe tin muộn là tổng-thống Dương-Văn-Minh ra lệnh quân-đội buông súng, Đại-Tá Cẩn cho thuộc-cấp tan hàng, chỉ còn một tướng, một binh, một chốt trong hầm. Họ đã bị Cộng-sản bắt tại hầm chỉ-huy.

- 14-08-1975.- Đại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn bị lên án, Việt-Cộng làm pháp- trường đem ông ra xử bắn trước đồng-bào. Trước khi bị xử-tử ông chính khí nói to:

Tôi chỉ có một mình, trong tay tôi không có súng. Tôi không đầu hàng ai. Muốn bắn cứ bắn đi. “Ninh Thọ tử bất ninh thọ nhục” (thà chết không chịu nhục). Nhưng, trước khi bắn tôi, hãy cho tôi mặc bộ quân-phục và chào quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà. Cũng như các anh không cần phải bịt mắt tôi, để cho tôi nhìn thấy rõ quê-hương và đồng-bào lần cuối cùng. Việt-Nam Cộng-Hoà muôn năm. Đả-đảo Cộng-sản... (trích-dẫn trong Wikipedia).

Tất nhiên là người công-giáo thì ông không được phép tự-tử - (cho dù tuẫn-tiết), nhưng chuyện xử bắn một vị anh-hùng suốt đời thanh- liêm, tận tụy vì quê-hương và dân-tộc, thì dường như Đại-Tá Hồ- Ngọc Cẩn đã chết vì “đạo Tổ-Quốc & Quê-Hương” trên hết. Lời đề- nghị của Đại-tá Hồ-Ngọc-Cẩn chỉ được một phần: là “không bịt mắt”, để ông thân-ái mở to đôi mắt nhìn rõ đời, trước lúc Đại-tá Cẩn hiên ngang anh-dũng đi thẳng vào họng súng... vĩnh-biệt thế-gian, ông cất cánh bay về thiên-đàng, (nơi miền đất hứa trên chốn bồng- lai tiên cảnh: bác ái, vị tha, yêu thương & tự-do muôn năm...)

Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ.- Bao lần Cộng-quân phía ở Đông Bắc không thể vượt qua căn-cứ Lai-Khê, mặc dù lực-lượng họ đông gấp bội. Ông tận-tâm làm việc, lo xây-dựng tu-bổ hệ-thống phòng-thủ kiên-cố, và nhiệt-tâm huấn-luyện binh-sĩ. Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ là một sĩ-quan mẫn-cán, quả cảm, có tài tham-mưu. Một cấp chỉ-huy thanh-liêm, nổi tiếng về tinh-thần dũng-cảm, cương-quyết chống cộng, bài trừ tham-nhũng. Ông có cá tính trung-trực và nóng như lửa.

30-04-1975 khi nghe Tổng-thống 3 ngày Dương-Văn-Minh ra lệnh: quân đội Việt-Nam Cộng-Hoà buông súng đầu hàng. Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ cho binh sĩ treo cờ trắng trên hành-dinh. Chuẩn tướng Vỹ liền triệu tập sĩ-quan và binh-sĩ dưới quyền, Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ dõng-dạc tuyên-bố: “Tôi không thể thi-hành lệnh này. Tôi cần chọn riêng cho tôi con đường phải đi”. Ông oai-dũng bình-tĩnh nghiêm-trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư-Lệnh. Chuẩn-tướng Lê-Nguyên-Vỹ rút khẩu súng beretta 6.35 giơ lên tự bắn vào đầu, để tuẫn-tiết vì quê-hương. Ông tự sát lúc 11 giờ, ngày 30.04.75, tại Tổng-hành-dinh Lai Khê. Thi thể Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ an táng trong rừng cao su, (gần doanh trại Bộ Tư Lệnh). Sau đó thân nhân cải táng về ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

* Thiếu-tướng Phạm-Văn-Phú.

10-03-1975.- Trận chiến Ban-Mê-Thuột bùng nổ. Ngày 14/03/1975, có cuộc họp đặc-biệt tại Cam-Ranh. Tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu-Tướng Phạm-Văn-Phú triệt-thoái toàn bộ Quân-Đoàn 2 ra khỏi Cao-nguyên.
1 giờ 45’ – 02/04/1975, Quân-Khu 2 được lệnh sát-nhập vào Quân- Khu 3. Thiếu-tướng Phú đã có ý-định tự tử lúc bấy giờ, nhưng bất thành.
15/04/1975: Tướng Phú lâm-bệnh, phải điều-trị tại Tổng-Y-Viện Cộng-Hoà. Sau đó về tư-gia.
29/04/1975.- Thiếu-tướng Phạm-Văn-Phú đã uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia-Long. Thân-nhân đưa ông vào bệnh-viện Grall (Đồn Đất) Sài-Gòn, nhưng không cứu kịp. Ông đã tạ-thế ngày 30-04-1975.

* Chuẩn-tướng Trần-Văn-Hai là một sĩ-quan trong sạch, dũng- cảm, đúng tư-cách của một quân-nhân. Trước khi đi Pleiku, làm Tư- Lịnh Phó Quân-Đoàn 2, (tháng 05/72) Ch/tg Trần Văn Hai đặt điều kiện với Tổng-Thống Thiệu: - “Khi nào giải toả núi Chupao, và 3 Quận phía Bắc Bình-Định xong. Tôi sẽ rời chức-vụ”. Khoảng 3 tháng sau, ông hoàn-thành nhiệm-vụ, & về làm Tư-Lệnh Sư-Đoàn 7 Bô-binh. Vì ông không thể làm việc được với Tướng Toàn. Sau khi nhậm chức, ông không ở Pleiku, mà đặt Bộ-Chỉ-Huy Tham Mưu Tiền-Phương tại Plei Mrong. Xa khoảng 10 dặm Tây Bắc Pleiku, cùng với Liên-Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. 1969, Đại-tá Trần-Văn-Hai trở lại Phú-Yên. Trong thời-gian làm tỉnh-trưởng Phú-Yên, tướng Hai đã đối-xử với dân khá tốt, nên được dân vô-cùng quí-trọng. Đại-tá Hai tuy giữ chức-vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh-sát, tướng Hai vẫn thường-xuyên ghé thăm các thuộc-cấp cũ trong Biệt- Động-Quân. Một điều mà những ai ở vào địa vị của ông, rất ít khi làm. Năm 1965 thì được bổ-nhiệm vào chức-vụ Tỉnh-Trưởng Kiêm Tiểu-Khu-Trưởng Phú-Yên. Trong thời-gian tại chức, ông đã chỉ-huy các lực-lượng Quân-Cán-Chính trong Tỉnh, bẻ gẫy những cuộc tấn-công của Việt-Cộng xuất-phát từ mật-khu Vũng-Rô. Quân-đội ta nhiều khi còn tổ-chức những cuộc hành-quân vào tận sào-huyệt này. (trích dẫn từ Wikipedia).

Đầu năm 1966, phu-nhơn của Thiếu-tướng Vĩnh-Lộc, Tư-lệnh Quân-Đoàn II và Quân-khu 2 - là nữ ca-sĩ Minh-Hiếu tới Phú-Yên có việc riêng, và lệnh của tướng Vĩnh-Lộc là: phải đón tiếp chu-đáo. Thiếu-tá Hai lúc đó đã được thăng-cấp Trung-tá quyết-định dùng tiền riêng thuê xe dân-sự đưa đón, thay vì dùng công-xa. Vì chuyện này mà Trung-tá Hai mất chức Tỉnh-trưởng, với lý-do: “không hoàn- tất chu-đáo nhiệm-vụ”. Ngày ông ra phi-trường đi đáo nhậm đơn vị mới, quân-dân-cán-chính ra tiễn đưa rất đông. Không ít người đã nhỏ lệ. Năm 1969, Đại-tá Trần-Văn-Hai trở lại Phú-Yên, để xem xét việc thực-thi một số kế-hoạch trong Chiến-dịch Phượng-Hoàng, đã đem theo rất nhiều quà để tặng dân chúng. Ông được quân-dân tiếp đón như một người ruột thịt - khiến cho một trong những người tháp-tùng ông lúc đó là Trung-tá Lê-Xuân-Nhuận, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Đặc-Biệt Khu 2 đã ngạc-nhiên. Và sau này có thuật lại trong cuốn hồi ký “Cảnh-Sát Hoá, Quốc-Sách Yểu Tử của Việt-Nam Cộng-Hoà” rằng: chắc hẳn là trong thời-gian làm Tỉnh-trưởng Phú- Yên, tướng Hai đã đối-xử với dân chúng tốt hết mực, nên mới được quí trọng làm vậy. (trích nguyên-văn trong QT.ĐĐ.THSQ.  QL Việt-Nam Cộng-Hoà & trích dẫn từ Wikipedia).
* Major Dang-Si-Vinh.

He moved in our neighborhood sometime in early 1974. His family - wife and seven children - soon earned sympathy from people along the paved alley of a Saigon suburb where most inhabitants were in lower middle class. His eldest son was about thirty years old and a first lieutenant in the Army Medical branch after graduated pharmacist from the Medical School. The youngest was a 15-year-old pretty girl. It would have been a happy family if Saigon had not fallen to the hands of the Communist North Vietnam army. That was what people in the neighborhood said about the middle-aged RViệt-Nam Army Major Dang Si Vinh, who was holding a job in the National Police Headquarters in Saigon. At about 2:00 PM on April 30, 1975, almost two hours after RViệt-Nam President Duong Van Minh surrendered to the Communists, people near by heard several pistol reports from his home. After hesitating for safety, his neighbors got into his home to find Major Vinh, his wife and his seven children lying each on a single mattress, all dead, each by one .45 caliber bullet that gushed pools of blood from the horrible holes at their temples. On a long dining table, decent meals had been served and eaten as if in an usual and peaceful dinner. There were nine small glasses, all had traces of a pink powder left at their bottoms. Apparently, Maj. Vinh and his relatives had taken the drug - probably sleeping pills - before Vinh gave each a finishing stroke with his .45 pistol. In an open small safe he left some hundreds of thousands South Vietnam piasters, rated about 500 dollars at the time, an indication of his poor circumstances as an army major. On the note along with the money, Vinh wrote: “Dear neighbors, Forgive us. Because our family would not live under the Communist regime, we have to end our lives this way that might be bothering you. Please inform my only sibling, a sister named ... at... and use this money to help her bury us anywhere. Thank you,
Dang-Si-Vinh.”

* a HH dịch: Vào khoảng đầu năm 1974, Th/Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài-Gòn. Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời-gian rất ngắn, gia-đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi. Gia-đình của Th/Tá Vinh là một gia-đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài-Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc-gia tại Sài-Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng-thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia-đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh. Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất-cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương. Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia-đình uống. Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia-đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế-độ Cộng-sản này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia-đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.
*b Anh Ó Đen ghi: Lúc còn ở tù, tôi, (Oden03) nằm sát bên Trung Tá Trưởng-phòng 2/ Q.Đ.4, là anh Nguyễn-Đạt-Phong có kể: Lúc nghe phu-nhân của Tướng Hưng gọi, anh em tham-mưu QĐ chạy qua, thì thấy 2 người nằm dưới nền nhà đầy máu, nên anh em đều tưởng cả 2 người chết. Nhưng phu-nhân chỉ ôm Tướng Hưng, và yêu-cầu cho chôn cất theo lễ nghi quân-cách. Lúc đó VC đã tiến vào Cần Thơ. Nhưng anh em tham-mưu đã cố-gắng lo chôn cất tử- tế... Rồi anh em chạy về dấu hết súng, và xoi một cái lỗ nhỏ, để nhìn vào phòng của Tướng-Nguyễn Khoa-Nam. Nhưng không ngờ... trong ngăn kéo của Tướng Nam còn cây súng nhỏ.

Anh Phong cũng kể sự nhân-đức của Tướng Nam: Lúc Tướng Trương-Dành-Oai, đem mấy người ở Cần-Thơ xuống tàu, chạy ra biển, thì Tướng Nam ra lệnh:

- Phải quay trở lại. Nếu không sẽ bị pháo dập.

Tất-cả chờ lệnh của Tướng Nam. Khi con tàu sắp vượt ra biển. Tướng Nam buồn bã nói:

- Để họ đi...

... Và Tướng Nam buông điện-thoại xuống.

* c Thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam: là một quân-nhân đức-độ, hiền hoà giản-dị; không hề bị tai tiếng tham-nhũng, ông thương yêu thuộc-quyền như em cháu, được hầu hết binh-sĩ kính-trọng yêu mến. Khi nghe tổng-thống Dương-Văn-Minh ra lệnh tất-cả quân-đội buông súng, Thiếu-Tướng Nam đi vào Quân-Y-Viện Phan-Thanh- Giản, ở Cần-Thơ, thăm chiến-hữu thương-binh an-ủi họ lần cuối cùng. Ông trở về dinh Tư-Lệnh ở Cái-Khế, Thiếu-Tướng Nam đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang lúc 7:00 giờ sáng ngày 01-05-1975’. Các sĩ-quan tự lo chôn cất ông, họ tran-trọng kính-cẩn nghiêm chào thi-thể ông trong Nghĩa-Trang Quân-Đội Cần-Thơ. Tôi; (đại-úy Không-Quân Trần-Văn -Phúc) có một kỷ niệm khó quên với Tướng Nguyễn-Khoa-Nam: Năm giờ sáng ngày 11/04/75 tôi nhấc điện-thoại, nghe từ đầu dây:

- Tôi Tướng Nam Tư-lệnh QĐ4, cho tôi gặp phi-tuần-trưởng phi-vụ Phi-Long 71.

Đang mớ ngủ, nhưng hồn phi phách tán, tôi vôi trả lời.
- Dạ thưa Thiếu Tướng, là tôi…
- Anh cho tôi biết tên tuổi, cấp bậc, số quân?

Tôi thầm nghĩ: (bụng làm dạ chịu, phen nầy chắc chắn là mình “ngồi trong hộp” ít nhất 30 ngày (như trong số tử-vi đã nói). Chả lẽ đêm hôm ấy tôi thả bom lầm vào quân bạn sao đây!? Lạy trời đừng chết ai nha). Ngừng giây lát, ông Tư Lệnh QĐ4 hỏi thêm tên phi- hành-đoàn của tôi, và phi-hành đoàn bay trước đó. Tôi vừa đánh thức anh em dậy, vừa suy nghĩ: “Ui! Có đại-sự gì đây? Không lẽ cả 2 phi-tuần đều ném bom lầm vào quân bạn hay sao? Chắc là có to chuyện gì rồi!!! Không. Không ... không đâu”.

Cuối cùng Tướng Nam nhân danh Tư-lệnh QĐ4 tuyêndương công- trạng 5 anh em chúng tôi trước Quân-Đoàn với ngôi sao vàng; và thay mặt đồng-bào Thị-xã Cần-Thơ, Tướng Tư-Lệnh cảm tạ chúng tôi đã lấy lại 2 khẩu đại bác 105 ly (bị mất ở quận Bình-Minh) và dân chúng Cần-Thơ đã tránh được một cuộc đổ máu kinh-dị. Nghe xong cả người tôi nhẹ lang-lâng như muốn bay lên Trời, may quá, suýt chút-xíu nữa thì tôi vọt miệng thưa:

- Dạ thưa Thiếu-Tướng "rượu đậu nành" thả bom, chớ không phải do tôi ạ!!! Có thể ông Tư-Lệnh QĐ4 đã biết vận-mệnh Miền Nam Việt-Nam sẽ đi về đâu; nên ông tướng khả-kính mới phá lệ gắn huy-chương qua điện-thoại chăng??

***

tìnhhoàihương

Sau cùng tôi muốn nhắc đến một người bạn cùng TĐ46PB. Trung Uý Nguyễn-Văn-Thảo anh là Trung-Đội-Trưởng Trung-Đội 3C/46PB sáng ngày 30/04/75 tại đồn Thái-Văn-Minh ( Bà-Hom) sau những tác-xạ ngăn-chận địch. Đạn đã hết anh cho binh-sĩ dưới quyền rời căn-cứ, một mình ở lại phá-hủy đại-bác rồi tự sát. Tôi biết được cái chết thật “Nguyễn-Văn-Đương”… của anh qua lời kể đầy hãnh-diện của Đại-Uý Hùng. Xin được “report” cái chết của anh đến với đại- gia-đình Pháo-Thủ và cũng là một nén hương lòng của tôi tưởng nhớ đến anh.

Tưởng-niệm Anh-Hùng NGUYỄN-THANH-QUAN


Cuối hè năm 1974, khi chiến-truờng trở nên sôi-động trở lại, các mặt trận diễn-biến theo một chiều hướng mới, nhưng không ai biết được đây là một chiều hướng bất-lợi cho Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Trong thời-điểm này, một số hoa-tiêu quan-sát vừa mãn-khoá được bổ-sung về Phi-Ðoàn 110 , Sư-Ðoàn 1 Không- Quân - Ðà nẵng . Ðây là những hoa-tiêu trẻ , hăng-say , đầy nhiệt- huyết , thầm-ước mơ thực-hiện hoài-bão của mình bằng những chiến-công hiển-hách trong công-cuộc bảo-vệ miền Nam thân yêu trước hoạ xâm-lăng của Cộng-Sản. Thiếu-Uý Nguyễn-Thanh-Quan là một trong số các hoa-tiêu trẻ đó. Thiếu-Uý Nguyễn-Thanh-Quan sinh năm 1953, gia-nhập Không-Quân khoá 72 , tốt-nghiệp khoá Hoa-Tiêu Quan-Sát tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Không-Quân - Nha Trang. Sau khi miền Trung lọt vào tay Cộng-sản, Thiếu-Uý Nguyễn-Thanh-Quan theo đơn-vị di-tản vào Sài-Gòn và tiếp-tục chiến-đấu.


       

Ngày 30-04-75, Tổng-Thống Dương-văn-Minh, Tổng-Tư-Lệnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà ra lệnh buông súng. Quá uất-ức trước sự-kiện bi-thảm này, cảm thấy mình không hoàn-thành nhiệm-vụ thiêng-liêng bảo-vệ đất-nước của người trai trong thời chiến và nhất là không muốn lọt vào tay Cộng-sản với những bộ mặt sát máu và man-rợ khi tiến vào Thủ-đô Sài-Gòn Thiếu-Uý Nguyễn-Thanh-Quan , với khẫu súng P 38 của mình Anh đã tự sát tại nhà với một phát đạn ngay tim vào lúc 3giờ15 cùng ngày.
Một đám tang được cử hành lặng-lẽ trong một gia-đình đơn chìếc. Mải về sau các bạn cùng khoá đã tìm về và góp sức xây dựng cho Anh một ngôi mộ tươm tất. Hiện nay gia-đình Anh Quan chẳng còn ai ngoài một người chị đang tu xuất.

Một Anh-Hùng Vị-Quốc Vong-Thân trong số hàng trăm ngàn Anh- Hùng Vị-Quốc Vong-Thân của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà, góp phần tô-điểm cho lịch-sử vẻ-vang của dân-tộc vốn có từ ngàn xưa.
Khi không giữ được thành, các Vị tướng-lãnh, các Sĩ-quan và cả binh-sĩ đã tự-sát theo thành. Ðây là một hành-động hào-hùng, một sự-kiện trọng-đại và hiếm-hoi trong lịch-sử Việt-Nam và cả Thế-giới.

Sau ngày 30-04-75 , đơn-vị tan-tác, kẻ ra nước ngoài người bị vào trại tù cải-tạo, ngậm-ngùi cho số phận đất-nuớc, khóc thương cho bạn bè đồng-đội. Phải hơn 30 năm sau mới biết trong đơn-vị có ngườì đã tự sát để giữ tròn tiết-tháo. Ðau thương thay, cảm phục thay và cũng xót xa thay, vị anh-hùng vị-quốc vong-thân này lại là đứa em út của đơn-vị.

Chúng ta hãy kính cẩn nghiêng mình trước vong-linh của Anh-Hùng Vị-Quốc Vong-Thân Nguyễn-Thanh-Quan. Chúng ta tự-hào vì các Anh-Hùng Vị-Quốc Vong-Thân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà đã góp phần tô-điểm tinh-thần hào-hùng, bất-khuất và vẻ-vang cho chiều dày trang sử của dân Việt.

Chúng ta đừng quên rằng, chính những Anh-Hùng Vị-Quốc Vong- Thân đã vinh-danh cho Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà mà những người còn sống đang thừa hưởng .

Chúng ta tự-hào nhưng không quên căm-phẫn về những hành- động phá hoại dân-tộc, hành-vi bán nước trước sau như một của Ðảng Cộng-sản Việt-Nam hiện nay . Nhân ngày quốc-hận 30-04, một phút mặc niệm cho Anh-hùng Vị-Quốc Vong-Thân Nguyễn- Thanh-Quan, đồng-thời tưởng nhớ đến các Chìến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà đã Vị-Quốc Vong-Thân, tưởng nhớ đến các bằng-hữu và đồng-bào đã bỏ mình trong trại cải-tạo và trên đường tìm tự-do.

Mùa Quốc-Hận 30-04-09

KQ Dương-bình-Phê




Những giờ phút chót của một quân-đội hùng-mạnh là những chiến-sĩ thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà
* TƯỞNG NIỆM NHỮNG VỊ TƯỚNG TÀI CỦA QUÂN-LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HOÀ
Tướng-Quân tuẫn-tiết tiếng để đời !
Cộng giặc lan tràn trận tuyết chơi,
Trách-nhiệm điều quân nghinh chiến đỡ,
Quyền hành chỉ-thị đánh mê tơi.
Tử Nam cháu “bác” mau đền tội,
Sinh Bắc lính quèn thí mạng toi.
Băm bốn năm trường thương xót khóc !
Trên ba thập kỷ dạ bồi-hồi.

Phượng-Hoàng-Thành , April 01, 2009
Lê-Đắc
Một bài văn-tế Tử-Sĩ nhớ đời:

….Hỡi ơi!
Vận nước điêu-linh, sông buồn núi thảm,
Cơ trời ảm-đạm, đất lạnh người sầu!
Mấy cuộc bể dâu, rầu rầu ly loạn,
Bao lằn tên đạn, lớp lớp xung-phong…
Vị-quốc thân-vong, anh-hùng tử-sĩ!
Nghìn thu vạn kỷ, Tổ-Quốc ghi danh,
Hồn-phách hiển-linh, về đây chứng giám…
Nhớ những linh xưa…bao mùa ly loạn,
Gối đất nằm sương…Chiến-trường u hiểm!
Đánh giặc ngày đêm, giữ gìn non biển,
Giữ gìn từng tấc đất ông cha,
Chính các anh…những người lính Cộng-Hoà…
Đem máu đỏ thắm tô cờ Tổ-Quốc!
Chính các anh…xuất-thân từ những nhà nông, tay cày tay cuốc…
Hoặc thư-sinh vừa rời ghế học đường!
Đấng trượng-phu… chí tại bốn phương,
Câu hồ thỉ…tung hê cho thoả!
Rồi một sáng đầu Xuân, hay một chiều cuối Hạ,
Lòng quyết lòng…lo trả nợ nam-nhi,
“Giã nhà mang lấy chiến-y,
Súng cầm tay…quyết một đi diệt thù!”
Các chị nữa…thân liễu-bồ mảnh dẻ,
Nước lầm than…hồ dễ làm ngơ?
Cùng chung sống dưới màu cờ,
Gái trai đều phải chung lo diệt thù!
Ôi ! Chiến-trận, mịt mù lửa khói,
Pháo từng bầy, may rủi đường tơ!
“Phải đành xác bọc poncho,
Phải đành vùi dưới nấm mồ…rừng sâu?”
Nhớ những linh xưa…nhìn đất não trời sầu
Tháng Tư đó…ôi miền Nam sụp đổ…
Chính các anh…dù trong mạt lộ…
Vẫn bền gan…chiến-đấu đến tàn hơi…
Nhớ những linh xưa…hồn dũng tướng sáng ngời…
Nào những: Nguyễn-Khoa-Nam, Phạm-Văn-Phú, Lê-Văn-Hưng,
Trần-Văn-Hai, Lê-Nguyên-Vỹ… thà tự-sát để giữ tròn danh-tiết…
Và còn nữa …những oan-hồn thê thiết,
Chết trong tù cải-tạo lắm tang thương!
Hay chết giữa rừng sâu, chết vượt biển tìm đường,
Ôi cái giá tự-do…phải trả bằng trăm điều oan-nghiệt,
Ôi càng nghĩ…lòng đau thương thống-thiết…
Giặc Đỏ chiếm miền Nam, đào xới mả mồ!
Khinh Phật Trời, theo nguỵ-thuyết Tam-Vô,
Trả thù cả với xương người Tử-Sĩ!
Dâng Đất Biển Rồng Tiên…cho Tàu Đỏ Bắc-Phương!
“Ải Nam-Quan! Ôi Ải Nam-Quan!
Bán rồi ! Đứt ruột ! Dân Nam lệ nhoà!”
Đất biển đó, Ông Cha tạo dựng,
Bốn ngàn năm…giữ vững giang-sơn!
“ Giờ đây đất biển căm-hờn…
Vì quân Hồ Cộng, bán hồn Tổ-Tiên!”
Hởi Tử-Sĩ ! …Hồn linh-thiêng có biết ?
Nơi xứ người thê-thiết phận tàn binh!
Chúng tôi đây, giờ bóng đã xế mành…
Từng bật khóc nhiều phen…cho cơ-đồ bị mất,
Từng bật khóc nhiều phen…nhớ bao người đã khuất…
Mà hồn vật vờ, phách cũng tang thương!
Xin hãy về đây trong màu khói trầm hương…
Kìa…hồn linh hiển…như chập-chờn hiển-hiện,
Cùng với chúng tôi…Những người lính già tạm-cư đời dâu biển,
Rũ chinh-y…buồn với cuộc phong-ba!
Ta cùng nhau thông-cảm lệ nhoà,
Chia-xẻ nỗi đắng cay… nhiều tủi-nhục!…
Hồn hỡi hồn ơi !…Thôi thì thôi…dòng đời luôn có khúc,
Khi gập ghềnh, khi bình lặng, lúc gian-truân,
Miễn kẻ còn đây, với kẻ chết chẳng chia-phân….
Cùng hoà-nhập theo mối thù vong-quốc!
Tin tưởng một ngày mai, xoay chiều thế cuộc,
Chính-nghĩa thắng hung-tàn…Xin hồn hãy an tâm!…
Rượu thịt nơi đây…tuy cũng nhuốm phong-trần,
Vì xứ khác, khác vị mùi của quê ta đó!
Nhưng với tấm lòng thành, người cùng chung đất Tổ,
Tưởng niệm người vị-quốc vong-thân!
Hãy về đây…theo khói tỏa hương trầm…
Xin thượng hưởng ! Hồn ơi xin thượng hưởng!!

Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân (Thiếu-Tá BĐQ)

 

     NGƯỜI “HÁT-Ô” GIÀ… THĂM MỘ BẠN


Người “Hát-Ô” già… chiều nay thăm mộ bạn,        
Trời nghĩa-trang buồn… lối nhỏ nắng mong-manh! 
Lớp lớp mộ bia… chữ đề xa lạ,                                 
Mỹ, Pháp, Nga, Tàu… có cả tên anh!                     
 
Đốt điếu thuốc thơm… mời linh-hồn đó,                
Hút cùng nhau… như thưở xuân xanh!                 
Nhớ buổi tòng-quân… chúng mình bé nhỏ,        
Súng nặng, thân gầy… khổ với giày đinh!          
 
Đi đứng nghiêm-trang… ngay hàng thẳng tắp,       
Khi chạy, khi bò… bỏng rát đôi chân!                   
Tóc hớt ba phân… trông càng bé choắt,                
Các bạn trêu cười… lính sữa còn măng!               
 
Thế rồi cuộc chiến… thêm tàn-khốc,                     
Rèn-luyện tôi, anh… một dạn-dày!                          
Chí-trai hồ-thỉ… tang-bồng lắm,                           
Nợ-nước nhiều phen… tưởng liệm thây!               
 
Mà không… nghĩa-vụ còn đeo-đẳng,                      
Tình của quê-hương… của quốc-gia!                    
Gối súng đêm đêm… ngoài chiến trận,                   
Hai đứa buồn… thầm đếm ánh sao sa!                   
 Cuộc chiến điêu-tàn… dai-dẳng quá,                          
Chúng mình hai đứa… lắm phong-ba!                 
Biết bao nghịch-lý… đời quân-ngũ,                        
Cũng chẳng làm ta… nản-chí ta!                          
Bởi biết trót sinh… thời loạn-quốc,                           
Làm trai… phải trả nợ non sông!                          
Chính-nghĩa về ta… ta dẫu chết,                             
Buồn chi thế-sự… để đau lòng!                               
 
Thế rồi đất nước… tàn binh lửa,                              
Anh một phương-trời… tôi một phương!                 
Hai đứa ngậm hờn…trong cải-tạo                                     
Cùng chung nỗi khổ… với quê-hương!                
                                                                                                    
Mười sáu năm dài… trong nghiệp lính,
Tám năm tù-tội… bộ xương khô!
Bỗng gặp lại nhau… trời Mỹ quốc,
Tay nắm bàn tay… đất Ngũ-Hồ!
 
Hai tên lính sữa… ngày xưa ấy,
Giờ mái đầu xanh… muối trộn tiêu!
Khốn nỗi… muối nhiều, tiêu quá ít,
Khô cằn thân xác… tuổi thêm chiều!
 
Chưa sống bao lâu… đời tỵ-nạn,
Anh chết vùi chôn… mảnh đất xa!
Bởi đạn trong người… xưa chiến-trận,
Và, mấy ngọn đòn thù… nát thịt da!
Tra-tấn dã-man… loài quỷ đỏ,
Tôi còn chịu được… đến hôm nay!
Rồi cũng theo anh… mà đến đó,
Làm ma vong-quốc… não-nùng thay!
 
Thôi nhé… anh nằm yên-nghỉ nhé,
Nếu bây giờ còn sống… chắc buồn hơn!
Bởi Ải Nam-Quan… giờ không còn nữa,
Giặc Cộng bán rồi… liếm gót Bắc-Phương!
 
Ôi quốc-nhục… làm sao gột rửa?
Dân lầm-than… từng bữa đói cơm!
Kể làm sao hết tủi-hờn,
Đời lưu-vong… nhớ nước non thêm sầu!
 
Người “Hát-Ô” già… gục đầu than với bạn,
Đời lưu-vong… mồ mả cũng tha-phương!
Dẫu đã biết… chết là về với đất,
Nhưng đất này… không phải đất quê-hương !
 
Rồi người “Hát-Ô” già… giã từ mộ bạn,
Bước chân run… vì lực bất tòng tâm!
Nhìn tít phương Nam … mây chiều bảng-lảng,
Người “Hát-Ô” già… ôm mối-hận xa-xăm 
 
                   Đất Ngũ-Hồ, ngày Memorial
                 Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân