Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng



Trương Đăng Sỹ

Kính gởi Niên Trưởng Giao Chỉ (San Jose)

Nhân đọc được bài “Trong đêm đen chợt thấy ánh mặt trời” của Niên trưởng, tôi đã quyết định cầm lại cây bút. Nặng nề, đắn đo, suy nghĩ suốt mấy đêm liền …

Sau cùng tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói lên một sự thật của lịch sử và nhất là vinh danh những chiến hữu, những đệ tử thâm tình đã vĩnh viễn nằm xuống bên bờ Cổ thành Đinh Công Tráng (Quảng Trị) vào mùa Hè đỏ lửa 1972.

Ngắn gọn để tự giới thiệu với Niên trưởng, tôi là cựu Thiếu Tá Trương Đăng Sỹ, xuất thân Khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Dalat, Đại Đội trưởng Đại Đội 51 Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, được Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 trao trọn trách nhiệm tổng chỉ huy điều động lực lượng tiền phương tiến chiếm Cổ thành Quảng Trị vào năm 1972. Hiện nay, tôi đang sinh sống tại Sydney, Australia.

Con Đường Dài Thăm Nuôi



“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên”
(Chinh Phụ Ngâm)

Chuông đồng hồ trên tường gõ bốn tiếng, tôi cựa mình thức giấc. Từ lúc nửa đêm về sáng tôi đã trằn trọc mãi không dỗ được giấc ngủ. Tôi mãi bận tâm cho chuyến đi thăm nuôi lần này. Tôi không biết mọi sự có được suông sẻ hay không trên quãng đường từ Nam ra Bắc xa vời vợi. Các con còn bé ở nhà ăn chơi có được khoẻ mạnh không? Sức khoẻ của chồng tôi hiện đang ở Vĩnh Phú thế nào? Trong lá thư mới nhất anh gởi về nhà, viết: “Anh vẫn khoẻ, học tập tốt, lao động tốt để sớm về với em và các con, ngày về không còn bao lâu nữa”. Trời ơi, bao năm rồi những lá thư gởi về nhà vẫn là những dòng viết theo quy định của trại, cũng ngần ấy ý, không hơn không kém. Mới tuần trước, tôi đến thăm một chị bạn có chồng học tập ở Vĩnh Quang. Anh gửi về cho chị thư bảo: “Sức khoẻ anh rất tốt, người anh mập ra” Chị ấy ôm tôi khóc ngất:
“Vừa có tin về, anh mất rồi bồ ơi! Anh bị phù thủng mà không có thuốc, lại hằng ngày ăn bắp hột và nước muối, anh đã vội ra đi mà không chờ mình ra thăm!”

Vinh Phạm K19 Post



Tâm Bút của Cựu Đại Tá Trần Ngọc Huyến Gửi Các “Cùi”
(Đã phổ biến năm 2004)
Các "Cùi" thân mến,
Tôi đã gác bút nhiều năm. Vì tuy không dám ví mình với nhà thơ tiền bối, đôi khi rút tập giấy trắng để trên bàn định viết, tôi lại vứt bút đứng dậy:
- "Câu VĂN nghĩ đắn đo chẵng viết,
Viết CHO ai, ai biết mà đưa?
Nhưng vừa rồi, anh Hiển đến nhắc tôi: tháng 12 nầy là kỷ niệm 25 năm khoá 16 tốt nghiệp và đề nghị tôi viết một bài cho bản Tin-Tức của các anh.
Vì vậy hôm nay, tôi đang làm ngược cái thông lệ trong giờ nhàn rỗi của tôi (là ngồi yên nghe thiên hạ xào xáo, rồi có khi thì ngửng đầu lên trời cười hô hố một tràng, khi khác lại chạy vào phòng rửa tay, nhổ bãi nước bọt, rồi chửi thề rất tục một mình), để cầm bút viết bài nầy đến những ai còn muốn nhận mình là "Cùi", thuộc Khoá 16 hoặc các khóa khác về sau.

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh




Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh

(Trích đoạn hồi ký của Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH)

Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo táp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con dòi bò trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rảnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.

VIẾNG NGHĨA TRANG QĐ BIÊN HÒA


VING NGHĨA TRANG QUÂN ĐI BIÊN HÒA - 02.02.2013
HLTLTRONG NƯỚC,VNCH2/03/2013
Những ngày cuối năm, nhiều gia đình người Việt vẫn duy trì phong tục tảo mộ ngày xuân. Vào dịp này, họ thường thăm viếng nghĩa trang để dọn dẹp, sửa sang mộ phần người đã khuất với niềm tin rằng hương hồn của những người quá vãng về ăn tết cùng con cháu.

Tại Việt Nam, hiện vẫn còn hơn 16.000 ngôi mộ quanh năm cô quạnh. Gần tết, những ngôi mộ càng trở nên lạnh lẽo, đây là nơi yên nghỉ của các tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Lương tâm con người không khỏi xót xa và thúc đẩy chúng tôi phải làm một điều gì đó để chia sẻ với họ, những người gần như đã bị quên lãng suốt gần 38 năm nay.
Sáng ngày 02.02.2013, chúng tôi đã có cuộc viếng thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Có mặt tại đền Tử sĩ hơn 7h sáng, chúng tôi cùng nhau quét dọn, sửa sang, dâng hương và cầu nguyện, rồi cùng nhau qua phía nghĩa trang để thắp hương và cầu nguyện cho những người đã khuất.

Khi vào cổng, bảo vệ bắt chúng tôi phải đăng ký họ tên và chứng minh nhân dân, trong bảng nội quy thăm viếng không hề nhắc đến điều này. Dù vậy, chúng tôi vẫn bày tỏ sự thiện chí.
Sau khi đăng ký xong, xe chúng tôi vào trong để thắp hương thì lập tức có khoảng 4-5 người đi theo vào trong. Khi xe vừa dừng, có một chú đến bắt chuyện với linh mục Anton Lê Ngọc Thanh:
- Tôi biết ông này là Cha (trong khi Cha Thanh không hề mặc áo nhà dòng).
Những người đó giới thiệu với chúng tôi, họ là những người canh và quét dọn nghĩa trang.
Khoảng 1 phút sau, có một người đàn ông trung niên tóc dài đã lốm đốm trắng chạy xe đến yêu cầu chúng tôi không được chụp hình, đồng thời căn dặn những người đi theo chúng tôi điều gì đó.
Chúng tôi bắt đầu đặt hoa và đốt nhang, một anh trong đoàn mang theo máy để chụp hình lưu niệm thì bị một chú nhắc nhở không cho chụp hình. Chúng tôi hỏi:
- Vì sao vậy chú?
- Ở đây cấm chụp hình, quay phim.
- Chúng tôi có thấy bảng cấm chụp hình đâu? Trong nội quy thăm viếng cũng không cấm mà.
- Các anh chị thông cảm. Chỉ đạo của bên an ninh không cho chụp hình.
- Ủa... Nghĩa trang mà cũng có an ninh chỉ đạo nữa hả chú?
- Có chứ. Phòng bảo vệ chính trị của tỉnh ngày nào mà chẳng cắt cử người xuống đây canh...
Chúng tôi bắt đầu chia ra thắp hương cho từng ngôi mộ. Đa số các ngôi mộ đều xuống cấp, sụp đổ, hoang tàn. Những ngôi mộ không có thân nhân đều chỉ xây bằng đất. Họ trồng cây cối xung quanh, rễ cây ăn sâu vào mộ khiến cho một số ngôi mộ bị trồi lên. Nhìn thấy Đài Nghĩa Dũng đang được xây mới, chúng tôi hỏi những người đi theo:
- Đài đó được ai bỏ tiền ra xây lại ạ?
- Không. Do nhà nước bỏ tiền ra xây lại đấy.
- Vậy những ngôi mộ ở đây sao có những ngôi mộ được xây rất đẹp, có những ngôi mộ xây bằng xi măng qua loa, có những ngôi mộ chỉ bằng đất thôi vậy chú?
- Những ngôi mộ được xây đẹp đa số là do thân nhân họ xây lại.
- Vậy những ngôi mộ không có thân nhân thì không được xây lại hả chú? Sao nhà nước không bỏ tiền ra xây mộ lại mà lại xây Đài kia?
- Nhà nước "bên kia" họ bỏ tiền ra xây đó...
Xong việc, chúng tôi tập trung lại để đọc kinh cầu nguyện (vì đa số những người đi viếng là người Công giáo) nhưng lại bị nhắc nhở:
- Ở đây không được làm lễ hay đọc kinh cầu nguyện nên các anh chị thông cảm. Nếu có đọc kinh thì đọc thầm trong miệng để chúng tôi khỏi khó xử với an ninh.
Vì mục đích của chúng tôi là thăm viếng, thắp hương để linh hồn các anh được ấm áp trong những ngày cuối năm nên chúng tôi cũng đành chấp nhận để hoàn thành xong công việc.
Chuyến viếng thăm để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, nhất là về chủ trương của những người tự nhận 'bên thắng cuộc'.
Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.

Nguyễn Hoàng Vi
danlambaovn.blogspot.com
@Facebook: VIẾNG NGHĨA TRANG QĐ BIÊN HÒA - 02.02.2013.



Ba tôi . . . Người Lính đổi màu


Nguyễn Khắp Nơi





Ba mươi tám năm trôi qua thật nhanh.
Mới ngày nào, tôi chỉ là một đứa bé học lớp Hai của trường Tiểu Học Bàn Cờ, nay đã là một trung niên 44 tuổi đầu. Tuy tôi đã có gia đình riêng, đang có việc làm và vẫn sống ở khu Bàn Cờ này, nhưng tương lai không biết đi về đâu!
Khi còn nhỏ, tôi nghe rất nhiều người chung quanh tôi, mỗi khi nói về thời gian, họ thường dùng chữ . . . "Trước ngày giải phóng" hoặc "Sau ngày giải phóng". Lúc đó tôi còn nhỏ quá, chẳng hiểu giải phóng là cái gì? Trước giải phóng là ngày tháng năm nào? Sau giả phóng là ngày tháng năm nào? Khi lớn lên, đã hiểu được chữ giải phóng, đám chúng tôi không dùng những chữ đó, mà chỉ nói: “Thời Cộng Hoà” và “Thời bị đô hộ” mà thôi. Nhắc như vậy để nhớ thân phận của mình.
Vào thời điểm tháng Tư năm 1975, tôi mới được bẩy tuổi đầu, đang học ở trường Tiểu học Bàn Cờ. Với số tuổi đó, tôi không nhớ nhiều những chuyện xẩy ra chung quanh tôi, chỉ nhớ là vào những ngày tháng cuối cùng của thời Cộng Hoà, anh em tôi và đám bạn bè chòm xóm hàng ngày đều cắp sách vớ đến trường học. Tôi có sách in để tập đọc và những cuốn vở giấy trắng để tập viết. Tôi tập viết bằng bút chì và dùng bút bi để tô lại những giòng chữ đã viết bằng bút chì trước đó.
Vào một buổi sáng, khi anh em tôi sửa soạn đi học thì chợt nghe những tiếng nổ lớn thật gần, lúc thì nghe như ở ngoài đường và khi thì đường như ở trên không. Má tôi dặn hai anh em tôi ở trong nhà, không được đi đâu, để má chạy ra ngoài ngõ xem xét tình hình. Anh Trung, anh lớn của tôi lúc đó đã lên học trung học rồi, anh hiểu biết hơn tôi nhiều lắm, anh chạy ra cửa sổ nhìn lên trời một lúc rồi la lên thật lớn:
"Máy bay trực thăng bay nhiều quá! Lại đây coi nè Nam, không biết lính mình bay đi đâu mà nhiều vậy cà?"
Tôi chạy lại chỗ anh Trung, nhìn theo hướng anh chỉ, thấy ba chiếc máy bay trực thăng đang bay xát với nhau ở trên trời, phía sau lại có thêm ba chiếc nữa. Anh tôi đã lớn, có thắc mắc là phải, còn tôi thì đâu có biết gì đâu mà hỏi. Một lát sau thì mẹ tôi chạy trở về, nói với anh em tôi:
"Ngoài đường người ta chạy đông lắm. Có người nói máy bay của mình đã ném bom vào phi trường Tân Sơn Nhứt, khói đen bay đầy trời. Thôi, bữa nay tụi con nghỉ học đi, để mai mốt coi ra sao."
Má tôi quay trở vào bếp ngồi lui cui sửa soạn gánh hàng đem ra chợ bán. Tôi thấy má tôi ngồi đó thôi chứ không làm được gì, một hồi, bà lên nhà trên nói với anh Hai tôi:
"Hổng biết ba mày lúc rày đang ở đâu nữa? Đánh tới Sàigòn rồi!"
Đi tới đi lui trong nhà một hồi, má tôi lại nói với anh em tôi:
"Hai đứa bay ở nhà, má qua nhà Bác Bẩy để hỏi coi bả có đi chợ bán hông?"
Hai anh em tôi lại trở lại cửa sổ đứng nhìn máy bay bay, một hồi vẫn chưa thấy má tôi về, anh Trung biểu tôi lấy mấy cuốn tập ra để anh chỉ tập đọc. Tới gần trưa má tôi mới trở về nhà, mặt má buồn rầu rầu, nói với tụi tôi:
"Má đi ráp xóm, hổng ai muốn ra chợ hết trơn. Dì Tám thì lo xếp quần áo đồ ăn khô đặng lỡ Việt cộng đánh vô như hồi Tết Mậu Thân, còn có đồ mà chạy, có đồ mà ăn. Để má cũng xếp cho tụi con đứa một bọc đặng lo thân. Má có hỏi, nhưng bác Bẩy Trai với dương Tám cũng còn ở đơn vị, không có về, chắc đánh lớn lắm."

45 Năm Sau Mậu Thân





45 Năm Sau Mậu Thân: Máu Vẫn Chưa Khô Trên Thành Phố Huế
Phạm Trần
“Không ai ảo tưởng sử học đứng ngoài chính trị nhưng lẽ ra phải biết nhìn thẳng, nhận thức quá khứ một cách sâu sắc mới có thể đạt tới một tương lai tốt đẹp thì dường như chúng ta lựa chọn một cái nguyên lý hời hợt hơn là “khép lại quá khứ” gần như đồng nghĩa với quên lãng quá khứ chỉ vì một nhận thức nông cạn nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại. Một lịch sử thiếu công bằng như thế khó có thể tạo nên một niềm tin vào lịch sử, nhất là của giới trẻ.”

Đó là lời của Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã viết trên báo Lao Động và được báo Dân Trí đăng lại này 07/08/2011.

Nếu đem quan điểm của ông ứng dụng vào lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử cuộc chiến tranh được gọi là hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước” hay “giải phóng miền Nam” thì qủa thực
bộ máy tuyên truyền xuyên tạc sự thật của đảng đã “vo tròn bóp méo” lịch sử để nhồi nhét vào đầu thanh thiếu niên Việt Nam trong nhiều thế hệ những gỉa dối để đạt mục tiêu giết đi sự thật.

Nhưng sự thật thì muôn đời vẫn là sự thật và chỉ khi nào biết nhìn nhận sự thật thì mới làm tốt cho tương lai.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Nỗi Buồn Nhớ Mẹ


Lời đầu năm của người vợ tù chính trị
     
Lê thị Xuân
(Cựu nữ Thiếu Úy CSQG)

         
            Thế là đã 20 năm xa quê, tôi vẫn khắc khoải thương nhớ quê hương, nơi mà mỗi góc phố, mỗi con đường còn ghi đậm trong tim tôi..
          Cũng như anh, người bạn đường của tôi, mỗi mùa xuân tới, là một háo hức được về thăm quê Mẹ, nhưng cũng mỗi mùa xuân tới, vẫn còn lưu lạc nơi đất khách, chúng tôi lại se sắc niềm đau vì lại thêm một lần thất hứa và lại thêm một lần hứa sẽ trở vế.
            Dù “tuổi già giọt lệ như sương”, trong khóe mắt cay cay nỗi ngậm ngùi. Tôi chia với anh “nỗi đau chưa được về như đã 19 lần hứa sẽ về:

                                     Nỗi Buồn Nhớ Mẹ

                              
                         

                                 Hai mươi mùa xuân nơi xứ lạ,
                             Hai mươi lần. con hẹn sẽ về,
                             Con Vẫn còn nguyên bao ước nguyện
                             Vẫn còn nguyên vẹn khối tình quê

                   Nhớ buổi ôm hờn xa đất Mẹ
                   Trời mây trắng xóa một màu tang.
                   Lệ con chảy ngược vào tim máu
                   Xương óc con ghi lẽ bẽ bàng.

Mười chín năm dài nghe Mẹ gọi
Khắc khoải căm hờn ngập núi sông.
Đất khách bồi thương nhớ Mẹ
Ray rứt niềm đau, xé cõi lòng.

                   Tiếng Mẹ vực con đứng thẳng người
                   Giúp con tiếp bước với cha ông
                   Hồn thiêng quyện mãi vào hơi thở
                   Con quyết trở về với Quê hương.

Con nhớ nỗi buồn nơi mắt Mẹ
Mẹ ơi, con Mẹ tóc ngã màu
Sương gió làm con thêm nhớ Mẹ
Xa Mẹ, đau hoài một  nỗi đau

                                          (Tống phước Hiến – Nỗi buồn nhớ Mẹ)

           Tôi, người chị cả trong gia đình có 8 người em, bố là Hạ sĩ quan Nhảy dù, mẹ tảo tần. Như những gia đình khác, cuộc sống bình thường, chúng tôi cũng được đến trường. Nhưng biến cố Tết Mậu thân, ba tôi phải giải ngũ vì bị thương nặng. Biến cố nầy lôi tôi ra khỏi học đường. Tôi gia nhập vào Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa phục vụ tại “Ban Thăng Thưởng và Thuyên Chuyển” thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa  (BTL/CSQG/VNCH). Tuy thế, các em tôi vẫn được tiếp tục đến trường.
Đầu năm 1973, tôi gặp một Sĩ quan mới tốt nghiệp và được BTL/CSQ VNCH chọn về phục vụ tại BT/CSQG. Qua giao thiệp, anh cho biết đã làm đơn xin ra đơn vị. Theo hệ thống hành chánh, đơn của anh nằm trong hồ sơ xin trình ký của tôi. Đơn anh viết”Tình nguyện phục vụ trên toàn lãnh thổ VNCH”, gây trong tôi vài ý nghĩ. Tôi giúp anh ra khỏi BTL/CSQG.Thời gian sau, anh gởi thư cám ơn, nhờ vậy, tôi biết anh phục vụ tại một buôn trên cao nguyên, đó là vùng chướng khí, hầu hết là người Thượng, an ninh khá nguy hiểm. Tuy thế, anh vui lòng và không hối hận. Tin qua thư lại, cuối cùng chúng tôi là của nhau.