Thương Tiếc

                                     Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

                                                 Tổ Quổc Ghi Ơn

Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân:Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa 

Cố Thiếu Tướng Phạm Văn Phú



Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam
Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Cố Chuẩn Tướng Trần  Văn Hai
Cố Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ



Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn

Cố Trung Tá Nguyễn Văn Long ( CSQG )


 HỌ TÊN

Cấp bậc - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Nghĩa, tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.



---------------------------------------------------------------------------------




Bảy Tay Súng Oai Hùng


Một vụ cướp súng công an đào thoát thật ly kỳ xảy ra tại trại tù A.20 Xuân Phước.

Trại tù A.20 Xuân Phước của Việt Cộng toạ lạc tại một địa điểm cách ga xe lửa Lahaye khoảng 15 cây số thuộc tỉnh Phú Yên (Trung phần). Đây chính là nơi mà trong thời chiến tranh trước 1975 VC dùng làm Mật Khu an dưỡng cho các cán binh CS của chúng. Sau khi chiếm được miền Nam tháng Tư 1975, chúng biến nơi này thành trại tù lớn, chia làm hai khu, Khu A và Khu B. Và mỗi Khu còn chia ra thành nhiều Phân trại. Phân trại E giam giữ các anh em Sĩ quan QLVNCH. Bọn VC đã đưa toàn bộ số đàn ông di tản qua Mỹ trở về từ con tàu Việt Nam Thương Tín nhốt tại đây, rồi sau biến các tù nhân này thành những phu hồ để xây dựng những ngôi nhà ở và nhà giam bằng xi măng cốt sắt. Đồng thời chúng áp dụng một quy chế đối xử với tù nhân vô cùng khắt khe. Bọn cai tù tuyên bố rằng, nơi đây chúng sẽ "biến sắt thành bùn", bất cứ tù nhân nào dù ngoan cố tới đâu cũng phải bị khuất phục. Nhưng ngược lại, chúng đã luyện cho các tù nhân trở thành Gang Thép !
Các anh em tù gọi đây là "Trại Kiên Giam".
Ở đây chúng tôi không nói về các sinh hoạt của trại tù, vì đã có 2 quyển sách nói về Trại tù A.20 Xuân Phước rồi. Một, là quyển "Trại Kiên Giam" của nhà văn Nguyễn Chí Thiệp, cựu sinh viên quốc gia hành chánh, hiện ở Texas. Và hai, là quyển "Cuối Tầng Địa Ngục" của nhà văn Đỗ Văn Phúc, cựu đại úy CTCT, hiện cũng ở Texas.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tường thuật lại vụ cướp súng công an rồi đào thoát của 7 cựu Sĩ quan QLVNCH, đó là :


1.- Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Anh Ngữ Quân Đội)
2.- Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3.- Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu (TQLC Khoá 25VBĐL)
4.- Tr/úy Trần Lưu Úy (Phi công F5E)
5.- Tr/uý Nguyễn Hồng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6.- Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC)
7.- Đại úy Lê Thái Chân (Pháo binh Dù)
Tại trại A-20 Xuân Phước, Phân trại A, các tù nhân được chia ra thành từng đội, mỗi đội có khoảng trên dưới 30 người. Hàng ngày các đội được hướng dẫn đi ra ngoài trại để làm lao động như đào ao nuôi cá, cuốc đất trồng hoa màu, v.v... Mỗi lần dẫn tù từ trại đi "lao động" luôn luôn có 1 quản giáo mang súng ngắn và 2 vệ binh mang súng dài đi kèm.
Nhưng vào ngày 13 tháng 11 năm 1980, đội của các anh em 7 Sĩ quan trên chỉ có một quản giáo và 1 vệ binh đi kèm. Vì đã có chuẩn bị từ trước, cho nên thấy đây là cơ hội tốt. Bởi vậy, thừa lúc giải lao, chỉ có một tên vệ binh đứng gần, một anh bèn dùng xẻng đập vào đầu tên vệ binh lăn ra bất tỉnh. Các anh em cướp súng rồi hè nhau tẩu thoát về phía chân núi. Tên quản giáo ở đàng xa thấy động định chạy lại... thì anh em liền nổ một phát súng chỉ thiên, tên quản giáo hoảng sợ quay đầu hướng về trại chạy thục mạng.
Thực ra, trong toán tổ chức trốn trại lần này chỉ có 6 anh em thôi, không có Đại úy Đặng Ly Thông. Nhưng khi anh em bỏ chạy thì Đại úy Thông chạy theo luôn miệng la ơi ới... đợi tui với ! Những anh em trong đội còn lại thì ngồi yên tại chỗ. Mấy tiếng đồng hồ sau, trong trại mới báo động, bọn công an trong trại kéo ra mở cuộc truy lùng có dẫn theo cả chó, đồng thời đưa những anh em trong đội còn lại trở về trại.
Hơn tuần lễ trôi qua, anh em trong trại rất vui mừng tưởng đâu vụ trốn trại trên đã thành công. Nào hay mấy tuần sau có điện từ Tuy Hoà gọi trại cho người tới nhận diện 6 cái xác chết của tù nhân trốn trại. Một anh tù hình sự đi theo đám công an có nhiệm vụ chôn cất đã kể lại rằng, một toán du kích người Thượng phát hiện có 6 người, một người đang ngồi trên bờ, bên cạnh để 2 khẩu súng, một CKC và một AK, còn 5 người thì đang tắm dưới suối. Toán Du kích này đoán ngay là tù trốn từ trại A.20 Xuân Phước vì chúng đã được báo động từ trước. Lập tức chúng liền nổ súng bất ngờ làm anh em không kịp trở tay.
Toán công an trại tới nhận xác, nhận diện từng người, thấy Đại úy Lê Thái Chân lọt sổ. Nhưng một thời gian sau Đại úy Lê Thái Chân cũng bị bắt trở lại và bị kêu án 18 năm tù. Sau đó Chân được thả ra năm 1995 và qua Mỹ năm 1999, định cư tại thành phố Utica, tiểu bang New York, là một nơi hẻo lánh ít thấy người Việt.
Khi hay tin tới Mỹ, chúng tôi liền liên lạc với anh ngay. Chân bèn kể vắn tắt câu chuyện như sau :
Sau khi chạy được vào chân núi, anh em không dám đi đường lộ mà phải vượt đường rừng, men gần các buôn Thượng để kiếm thực phẩm như đào trộm khoai để mưu sinh. Dọc đường anh em cướp được thêm một khẩu AK của một tên du kích người Thượng tên Ma Lan.
Toán của anh đi hơn 1 tuần lễ thì giáp với biên giới Cam Bốt. Có đêm anh em đứng trên ngọn núi Ban Mê Thuột nhìn qua phía Cam Bốt thấy lửa đỏ trời và tiếng súng đại bác vang rền. Trong thời gian này quân VC tràn qua Cam Bốt. Vì Chân nguyên là Sĩ quan đề-lô pháo binh, anh có nhiệm vụ đi trước thám sát địa hình. Một hôm, anh bỗng nghe có nhiều loạt súng nhỏ nổ, anh quay lại chỗ anh em đợi thì không thấy ai cả. Do đó, anh bị lạc mất anh em, nên không biết chuyện gì đã xẩy ra cho các bạn đồng đội.
Cho đến mấy ngày sau, ngày 18-12-1980 anh chạm trán với một toán bộ đội VC, chúng chận hỏi giấy tờ. Anh chối quanh, chúng làm dữ đòi bắn bỏ. Sau anh đành nhận đại là tìm đường vượt biên. Chúng đưa anh về đồn tạm giam. Qua hôm sau chúng điều tra ra anh trốn trại, nên đánh anh một trận suýt chết, rồi giải giao anh trở về trại Xuân Phước. Tới lúc đó, anh mới được anh em đồng tù thuật lại về cái chết của 6 đồng đội. Tất cả 6 cái xác được chôn chung một cái huyệt, san bằng, không để lại chút dấu vết gì !
Sau khi Chân vắn tắt kể cho nghe câu chuyện, chúng tôi còn muốn biết thêm nhiều chi tiết nữa, nhưng Chân hẹn lại dịp khác. Lần khác gọi lại thì Chân lại bận. Chúng tôi yêu cầu Chân viết ra giấy, hoặc thâu vào băng gởi cho chúng tôi cũng được. Chân đồng ý.
Một mặt chúng tôi viết bài "Bảy Tay Súng Oai Hùng" này gởi cho Chân xem. Chân có đính chính vài chỗ, nhứt là tên họ và cấp bậc của 6 người bạn. Đồng thời kèm theo mấy dòng :
- Anh Sáu,
Chuyện vượt ngục của Em dài dòng và chi tiết nhiều lắm. Thuận tiện Em sẽ thâu băng và nhờ Anh góp ý. OK nhé ! Bây giờ chỉ gởi thêm một ít chi tiết và tùy Anh định liệu.
Nhưng đó là lần liên lạc cuối cùng. Gọi điện thoại không được. Báo gởi đi bị trả về. Không biết bây giờ Chân ở đâu ?
Tin vui : Sau khi bài này được Post lên Net hôm 30-12-2008, anh em Nhảy Dù đã giúp tìm được địa chỉ của Anh CHÂN.


Quang Phục Võ Văn Sáu
12-2008


---------------------------------------------------------------------------------

Tiếp Những Bước Chân


Viết nhân ngày giỗ đầu của 7 anh hùng đội 14, trại A 20 Xuân Phước
Bài này được chính tác giả diễn đọc trong 5 buổi văn nghệ tại 5 nhà giam 1, 2, 3, 4, 5
Trại A 20 Xuân Phước nhân dịp tết 1981 (đầu năm 1982)


Hỡi những con người dũng cảm
Hôm nay anh em, bè bạn
Kỷ niệm một năm
Ngày các anh
Đã ghi một điểm son vào trang sử đấu tranh
Trong ngục tù cộng sản
Làm sao chúng tôi quên được các anh
Và buổi chiều hôm đó
Tháng 11 miền trung trời lộng gió
Dáng các anh lam lũ, hiền lành
Tên công an võ trang đang thả hồn vào một khoảng trời xanh
Có biết đâu
Các anh chợt biến thành sư tử
Lao thẳng tới quân thù
Chiếc nón cối vàng biểu tượng của ngục tù
Cùng với xác tên công an đổ xuống
Khẩu AK liền trở thành bầu bạn
Theo các anh trên mỗi bước tự do
Bỏ lại sau lưng quân thù điên vì tức giận
Và đồng đội mừng vui đến độ sững sờ
Đêm ấy trời đổ mưa
Giữa núi rừng rét mướt
Vẫn lầm lũi bay đi
Bảy cánh chim phiêu bạt
Ngày lại ngày trôi qua chậm chạp
Không bị đưa đi hành xác
Chúng tôi thơ thẩn trước sân
Hướng về xa tít cánh rừng
Chờ tin các anh
Rồi tin vui vọng về
Hạ thêm quân thù trên đường vượt thoát
Tên xã trưởng mang nhiều tội ác
Với dân lành
Đền tội trước các anh
Thêm khẩu K54 theo làm bạn đồng hành
Chúng tôi nửa mừng, nửa lo nhưng vẫn đầy hy vọng
Các anh sẽ thành công trong việc đi tìm lẽ sống
Và những mơ uớc rất người
Cho riêng mình và cho cả cuộc đời
Nhưng tin lại về như sét đánh ngang tai
Ruột chúng tôi thắt lại
Các anh hùng tưởng sẽ còn đi mãi
Đã phải mang số phận đau thương
Ngã xuống sau một trận chiến kinh hồn
Với quân thù đông hơn gấp bội
Hơn 5 năm trong ngục tù lặn lội
Các anh mới làm chủ được đời mình
Vỏn vẹn 13 ngày ngang dọc tung hoành
Rồi trở về với đất trong tư thế người chiến sĩ
Để lại tiếc thương cho cha, cho mẹ
Cho anh em, đồng đội bạn bè
Ôi ! Biết tìm ở đâu và biết lấy những gì
Để bù đắp nỗi đau buồn mất mát
Cho cái chết
Của những anh hùng
Nằm bên nhau giữa núi rừn
Chắc các anh cũng biết
Tổ quốc chúng mình bây giờ
Cả cây lúa, cây ngô
Cũng khao khát được tự do
phất phơ trong gió
Mà không bị những đôi mắt từ đâu đó
Nhìn soi mói từng phút từng giờ
Mới ngậm sữa đã lăm le chờ thu thuế
Người dân Việt mình hôm nay
Khổ đau đã hằn trên mặt
Thấm vào thịt da
Tràn ra khoé mắt
Và trong cả nụ cuời
Những niềm tin ở một ngày mai
Vẫn rực sáng trong lòng người đi tới
Bởi mặt đất giờ vẫn còn nóng hổi
Máu xương các anh vẫn đốt lửa căm thù
Vẫn khao khát mang tự do
ấm no
Hạnh phúc
Cho mấy mươi triệu người đang cùng cực
Dưới vuốt nanh lũ quỷ đỏ hung tàn
Thôi hãy nằm yên
Dưới lòng đất mẹ
Để lắng nghe những bước chân tuổi trẻ
Của chúng tôi đồng đội các anh
Trong tim cũng mang niềm khao khát chân thành
Niềm khao khát của các anh
Vững vàng đi tới


Phạm Đức Nhì


                                           -------------------------------------------*Sáu trong bảy anh hùng của trại A 20:


1. Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Sinh Ngữ Quân Đội)
2. Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3. Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu ( Khoá 25VBĐL,Đại đội trưởng ĐĐ 1, TĐ 18, TQLC)
4. Tr/úy Trần Lưu Úy (Phi công F5)
5. Tr/uý Nguyễn Hùng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6. Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC )



                        Nguyễn Ngọc Bửu TQLC trung úy ĐĐT-1,TĐ18
                                         27-03-1948 Tây-Ninh
                                         1980 A 20 Phú-Khánh



                            Nguyễn Hùng Quân Th úy Phóng viên Chiêu Hồ
                                   Hy Sinh năm 1980 tại A 20 Phú Khánh


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Những A20 đã gửi xác trong trại:

- Bùi Ngọc Phương (chết năm 1983)
- Kê Văn Kéo
- Khúc Thừa Văn
- Lê Danh Chấp (Thiếu tá)
- Lê Kiên (Bùi Lượng)
- Lê Quang Minh (trưởng ban thi đua)
- Lê Văn Thương
- Lương Thiện
- Lý Thành Cầu (Đại Tá Quốc Dân Đảng)
- Nguyễn Quang Minh (chết ở A20)
- Nguyễn Đáo
- Nguyễn Minh Châu (Châu Campuchia) Th/T TQLC
- Nguyễn Văn Của (ông già Của) tự tử chết trong xà-lim C1 - T20
- Phạm văn Be (án chung thân, bị xử bắn ở A20)
- Phan Văn Cải
- Quách Văn Trung (chết ở phân trại B, nhà 3)
- Thơ (Dược Sĩ Thơ)
- Trần Văn Sáng
- Trần Vĩnh Đắc ( Đại Tá)
- Võ Hiếu Nghĩa
- Võ Văn Hải
- Bùi Hữu Nghĩa (Thiếu tá truyền tin, chết trong trại kiên giam A20)

* Và sau đó:

- Bùi Mạnh Bái (chết cách đây 7, 8 năm ở Trung Mỹ Tây, Hốc Môn.)
- Cao Văn Khanh (Đại tá Khanh chết ở Mỹ)
- Đỗ Trọng Thư (chết vì stroke ở Pháp)
- Đỗ Văn Minh (cà chua) (chết ở Mỹ)
- Dương Cự (luật sư) (chết ở VN)
- Dương Đức Mai (trợ thủ của chúa trại) chết ở Mỹ
- Hoàng Tứ Quí (chết)
- Huỳnh Cự (chết ở Bình Thạnh.VN 1991)
- Huỳnh Văn Công (chết ở Bình Thạnh VN 1990)
- Lê Quang Trinh (chết)
- Lê Thanh Hồng Vân (chết ở Seattle WA)
- Lê Thanh Thức (cụ Thức) (chết đã 3, 4 năm ở VN)
- Lê Văn Tính (chết)
- Nay Luett (Tổng Trưởng Sắc Tộc, có tin chết tại Phú Bổn)
- Ngô Khắc Tịnh - Tổng Trưởng Tư Pháp (chết tại Saigon)
- Ngô Khắc Tĩnh - Tổng Trưởng Giáo Dục (chết tại San José 2005)
- Nguyễn ĐìnhTú (Nguyễn Tú) nhà báo, chết tại Virginia Hoa Kỳ, 7/2010
- Nguyễn Hữu Giao - Luật sư (chết ở Pháp)
- Nguyễn Hữu Nghề (mất tại Houston ngày 6/8/2010)
- Nguyễn Ngọc Nhung (bác Nhung chết ở Bình Long)
- Nguyễn Nhung (chúa đảo Côn Sơn) (chết ở Sài Gòn)
- Nguyễn Quang Minh (chết ở A20)
- Nguyễn Tấn Chức BS (chết ở VN )
- Nguyễn Thanh Nhàn (Nhàn cụt) chết ở Sài-Gòn
- Nguyễn Văn Đèn (chết tại Vũng Tàu V-N 1995)
- Nguyễn Văn Đoan (chết ở VN)
- Nguyễn Văn Phước (cỏ kiểng) chết về bịnh ung thư máu ở Houston
- Nguyễn Xuân Thanh (mất ở Atlanta)
- Nhiêu Tô (chết)
- Phạm Ngọc Đông (Đông rỗ) (vượt biên chết trên biển)
- Phạm văn Mùi (chết ở nhà) Gia đình Đại úy Mùi ở ngay chợ La Hai
- Phan Lạc Giang Đông (chết ở Mỹ 2001)
- Phan Thành Trường (chết ở Pháp)
- Phú (Phú sụp) (chết ở VN)
- Tạ Văn Hườn (Quờn) (chết)
- Tăng Khánh Niên (chết ở Saigon khoảng năm 93, 94)
- Trần Công Linh (chết ở Đức 2010)
- Trần Văn Lợi (mắt kiếng) Th/t CS bị lao phổi về chết ở quê tỉnh Bến tre )
- Trịnh Đình Lâm (chết ở VN)
- Trương Anh Dũng (Dũng ba đuông) (chết ở Las Vegas)
- Vũ Bội Ngọc (ông đại sứ) (chết ở V-N)
- Vũ Đức Vọng (Th/T Trưởng Khối CTCT Tiểu khu Quảng Trị)
- Vũ Mạnh Dũng (sinh viên Văn Khoa, chết ở VN)
- Yong Phi Phan (trung úy KQ)
- Võ Sư Lê Sáng (Chưởng môn Vô Vi Nam) chết ngày 27-9-2010



                                            Phan Lạc Giang Đông


                                                         Huỳnh Cự
                                      Trung tá hồi chánh chết tại V-N 1991



                                       Ký giả lão thành Nguyễn Tú
                                                 (1924 - 2010 )




                                A 20 Chưởng môn VOVINAM Lê Sáng
               chết tại 31 Sư vạn Hạnh Q 10-Sài-Gòn 4 giờ sáng ngày 27-09-2010






Nguyễn Văn Đèn, (Mất Tại Vũng Tàu V.N )

Người Hùng Bất Khuất




----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một nén hương cho người nằm xuống





BĐQ Đỗ như Quyên

________________________________________

Trong những lúc rảnh rỗi, tôi hay mò mẫm vào internet để tìm hiểu thêm về cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, vì vào năm 1975, tôi chỉ mới vừa 20 tuổi mà thôi. Qua những lần lang thang trên mạng, tìm kiếm lung tung, may mắn tôi đã tìm được các thông tin về những cái chết của 15 vị tướng QLVNCH từ 1955 đến 1975.
Quân lực Mỹ có 11 vị tướng tử trận từ 1967 đến 1972. Riêng các cố vấn cho những đơn vị Biệt Động Quân thì tôi đã tìm được danh tánh 55 người. Đặc biệt, đối với các cố vấn BĐQ bị tử thương trên quê hương chúng ta, Trung Đoàn 75/BĐQ Mỹ chỉ cung cấp họ, tên, ngày tháng, đơn vị BĐQ/ QLVNCH họ đã phục vụ mà không có ghi cấp bậc của mỗi người.
Tôi có hỏi về lý do nầy thì được cựu cố vấn BĐQ Dennis Kim trả lời như sau: “Theo truyền thống của BĐQ Mỹ, lúc còn sống thì các chiến sĩ BĐQ tuy mang cấp bậc khác nhau, nhưng khi đã nằm xuống thì từ binh sĩ đến sĩ quan đều bình đẳng trước cái chết.” Đó là lý do mà các tử sĩ BĐQ Mỹ không có ghi cấp bậc trên bia mộ, cũng như trong các bản thông tin lưu hành nội bộ của Trung Đoàn 75/ BĐQ Mỹ.

BĐQ Đỗ như Quyên

NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình minh Thế làm ông chết tại chổ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về “thủ phạm” bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v… Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng T.M.T. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng T.M.T. để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng T.M.T. tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình minh Thế.
…“Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.
Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.
Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.
Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn “Le Mal Jaune”, bản tiếng Anh là “Yellow Fever”).
…Chính tôi đã giết Trình minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale * quả có mặt tinh đời khi chọn Thế … *(Đại Tá Edward Lansdale, 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)

TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ:

Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Thành), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.
Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:

Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.
Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).
Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.
Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để “giết người bịt miệng” lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.

CÁI CHẾT ĐAU LÒNG

CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:


Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.

NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH:

Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.

CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN:


Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH:


Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam .


NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT

CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ:


Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.

THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ:


Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.


CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI:


Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).
Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.

CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG:


Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973).
Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :


Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.
Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.


CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN


THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG:


• Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .
• 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)
• 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.
• 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.
• 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.
• 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.
• 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.
• 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.
CHUẨNTƯỚNG BÙI VĂN NHU


Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.
• Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.
• 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG
• 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA
• 1960-1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS
• Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng và đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
• 1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha
• 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.


CÁC VỊ TƯỚNG MỸ TỬ THƯƠNG TẠI VIỆT NAM

THIẾU TƯỚNG WILLIAM JOSEPH CRUMM:


Sinh ngày 20-9-1919, Scarsdale New York, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược, Mỹ. Ngày 7-7-1967, tướng W. J. Crumm đích thân lái một chiếc B.52 dẫn đầu một hợp đoàn gồm 3 chiếc B.52 đến yểm trợ chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Lúc còn cách ngoài khơi tỉnh Vĩnh Bình (vùng 4 chiến thuật) khoảng 32km, tai nạn xảy ra khi hai chiếc B.52 chạm cánh vào nhau và rớt xuống biển đông VNCH. Có sáu người bị chết (không tìm được xác) và bảy người được cứu sống. Trong số người tử nạn có thiếu tướng W. J. Crumm. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên của quân đội Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .

THIẾU TƯỚNG ROBERT FLANKLIN WORLEY:

Sinh ngày 10-10-1919, Riverside California . Nguyên Tư Lệnh Phó Không Lực 7, Không Lực Thái Bình Dương. Ngày 23-7-1968, tướng R.F. Worley tự mình lái chiếc máy bay phản lực loại RF-4C Phantom, đến yểm trợ một đơn vị bạn ở hưóng tây-nam Huế thì máy bay bị trúng đạn phòng không của Cộng sản Bắc Việt. Chiếc Phantom được ghi nhận đâm vào một sườn núi, khoảng 85km tây-bắc phi trường Đà Nẳng.

THIẾU TƯỚNG BRUNO ARTHUR HOCHMUTH:


Sinh ngày 10-5-1911 Houston, Texas, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến, hoạt động trong hai tỉnh Thưà Thiên và Quảng Trị. Vào ngày 14-11-1967, tướng B.A. Huchmuth đang trên đường đến thăm chuẩn tướng Ngô quang Trưởng, Tư Lệnh SĐI/BB thì trực thăng của ông bổng dưng phát nổ trên không tại hướng tây bắc thành phố Huế. Trong số những quân nhân Mỹ tử nạn trên chiếc trực thăng còn có thiếu tá Nguyễn ngọc Chương là sĩ quan liên lạc SĐI/BB cạnh Bộ Tư Lệnh SĐ3/ TQLC Mỹ.

Thiếu tướng B.A.Hochmuth là vị tướng duy nhất của TQLC Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .

THIẾU TƯỚNG KEITH LINCOLN WARE:


Sinh ngày 23-11-1915, Denver Colorado , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Sư đoàn Anh Cả Đỏ, The Big Red One Division). Ngày 13-9-1968, trong lúc đang chỉ huy đơn vị cơ hữu chạm súng với VC, chiếc trực thăng chỉ huy của ông bị trúng đạn phòng không của VC, và bị rơi ở địa điểm khoảng 6km tây-bắc Lộc Ninh tỉnh Bình Long.

CHUẨN TƯỚNG WILLIAM ROSS BOND:


(Chúng tôi tạm dịch chức vụ Brigadier General, tướng một sao của quân đội Mỹ là chuẩn tướng) Sinh ngày 4-12-1918, Portland , Maine , nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 199 Bộ Binh. Ngày 1-4-1970, lúc nhận được tin một đơn vị của mình là Chi đội 2, Chi đoàn D, Thiết đoàn 17 Kỵ Binh bị địch tấn công khi đang hộ tống một đoàn xe tiếp tế trên tỉnh lộ 15, phía nam Võ Xu tỉnh Long Khánh. Tướng W.R. Bond đã đáp trực thăng của mình xuống ngay trận địa để đôn đốc chiến sĩ. Khi ông chạy khỏi máy bay độ vài thước thì bị trúng đạn ngay vào ngực. Trực thăng khẩn cấp đưa ông khỏi trận địa, nhưng ông đã tắt thở lúc còn trên không. Chuẩn tướng W.R. Bond là vị tướng thứ nhất của quân đội Mỹ tử trận ngay trên mặt đất Việt Nam , không phải trên máy bay.

THIẾU TƯỚNG ALBERT BROADUS DILLARD, JR:

Sinh ngày 1-9-1919, Lake Charles , Louisiana , nguyên Tư Lệnh Công Binh Mỹ ở Việt Nam . Ông bị tử thương ngày 12-5-1970 lúc từ Pleiku bay trực thăng dến trại Biên Phòng Plei D’Jreng để thám sát Tỉnh lộ 509. Trực thăng của tướng J.B. Dillard bị trúng đạn phòng không của CS và phát nổ. Địa điểm xảy ra khoảng 16 km hướng tây-nam thị xã Pleiku.

THIẾU TƯỚNG GEORGE WILLIAM CASEY:


Sinh ngày 9-3-1922, Allston Massachusetts , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn I Không Kỵ (The First Air Calvary Division). Ngày 7-7-1970, tướng G.W. Casey từ Phước Vinh tỉnh Tuyên Đức, dự tính đến thăm thương binh ở bệnh viện dã chiến Cam Ranh. Trên đường bay, trực thăng chở ông bị trúng đạn phòng không của CS Bắc Việt và đâm xuống đất.

Hải Quân Đề Đốc (THIẾU TƯỚNG) REMBRANDT C. ROBINSON:


Sinh ngày 2-10-1924 Clearfield Pennsylvania . Nguyên Hạm Trưởng (Soái Hạm) Khu Trục Hạm USS Flotilla 11, kiêm Tư Lệnh Chiến Đoàn Khu Trục Hạm thuộc Hạm Đội 7. Vào buổi tối ngày 8-5-1972, sau khi dự họp trên một chiến hạm gần đó, ông dùng trực thăng trở về soái hạm thì tai nạn xảy ra lúc máy bay không đáp đúng vị trí trên tàu. Trực thăng lao xuống biển và vở tan làm chết tất cả những người trên trực thăng. Nơi xảy ra tai nạn nằm ngoài khơi biển đông Việt Nam , gần bán đảo Đồ Sơn thành phố Hải Phòng, Bắc Việt. Đề đốc R.C. Robinson là vị tướng Hải quân duy nhất của quân đội Mỹ bị chết trong chiến cuộc Việt Nam .

CHUẨN TƯỚNG RICHARD JOSEPH TALLMAN:


Sinh ngày 28-3-1925, Honesdale Pennsylvania , nguyên Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Yểm Trợ (Third Regional Assistance Command: TRAC). Ngày 9-7-1972, tướng R.J. Tallman đáp trực thăng xuống An Lộc, tỉnh Bình Long để họp với thiếu tá Joe Hallum thuộc toán cố vấn Trung đoàn 48/BB và đại uý Willbanks, toán cố vấn Trung đoàn 43 SĐ 18/BB. Cuộc họp bàn thảo về sự phối hợp yểm trợ cho lực lượng phòng thủ ở thị xã An Lộc. Lúc trực thăng sắp cất cánh thì quân VC tập trung pháo kích dữ dội vào khu vực bải đáp làm chết tại chổ bốn người. Chuẩn tướng Tallman bị thương nặng, được tản thương về bệnh viện 3 dã chiến tại Saigon, và chết lúc còn trên bàn mổ.

Có tất cả 11 vị tướng Mỹ chết ở Việt Nam . Ngoài ra còn 2 vị tướng chết vì bạo bệnh.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog