Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân

Hiện Tượng Độc Nhất

Phù hiệu Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bài viết về Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân, QL-VNCH, huyền thoại về những con người của lịch sử phương Đông xưa cũ. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
***
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân – Tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh
Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.
Thiếu úy Trương Quang Ân có đủ tất cả điều kiện thuận lợi để được thuyên chuyển đến một văn phòng bình yên tránh nơi lửa đạn, hoặc một đơn vị tham mưu, chuyên môn (mới thật sự đúng với khả năng tham mưu sắc sảo của ông sẽ được chứng thực ở thời gian sau). Nhưng không, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù, đơn vị tổng trừ bị cho những chiến trận lớn nổ rộng suốt miền châu thổ Bắc Việt Nam, nơi những đỉnh núi cao lẫn trong mây vùng bắc Trường sơn dọc biên giới Lào Việt.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chết Tập Thể Trong Tù Cải Tạo


Lời nói đầu: Khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) non trẻ của miền Nam Việt Nam sụp đổ bởi sự phản bội của nước bạn đồng minh, quân Cộng miền Bắc tiến chiếm miền Nam, trên thế giới đã có một nhận định cho rằng: Sẽ có cuộc tắm máu xảy ra. Nhưng không, rút kinh nghiệm của các nước Cộng Sản anh em và của chính Cộng Sản Việt Nam (CSVN) qua những lần tắm máu, sau khi cướp được chính quyền, bị thế giới lên án nặng nề. Lần này, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, CSVN không áp dụng thủ đoạn tắm máu mà thi hành chính sách KHÔ MÁU đối với Quân Dân Cán Chính VNCH.
Bài viết sau đây, tôi kể lại một chuyện thật, không hư cấu, một trong trăm ngàn sự thật về chính sách đối xử tàn độc của chế độ CSVN với nhân dân Miền Nam Việt Nam! Đề tài khô khan, mong người đọc thông cảm.

TRẠI TÙ SUỐI MÁU, Biên Hòa
Phản Kháng Của Tù Cải Tạo Trong Đêm Noel 1978

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Người thương binh



Người thương binh vắn số.



Là một hoa tiêu trực thăng, tôi đã tham dự nhiều phi vụ tản thương nhưng đây có lẽ là trường hợp đặc biệt trở thành một kỷ niệm buồn cho tôi…
Chúng tôi được gọi đến bốc thương binh cho một đơn vị Địa Phương Quân.
Anh lính được khiêng trên cái cáng làm bằng áo mưa nhà binh và đặt nằm ngay sau lưng ghế của phi công, bụng và ngực băng thấm máu loang lổ, nằm thiêm thiếp…
Phi cơ đang bay thì anh tỉnh đậy, lấy tay khều sau lưng ghế. Nghe tiếng động, tôi quay lại, anh ra dấu là muốn hút thuốc. Tôi lấy một điếu thuốc, châm lửa, cởi seat belt cúi xuống gắn lên môi anh. Cố gắng lắm, anh mới rít được vài hơi rồi lắc đầu tỏ vẻ không muốn hút nữa. Tôi lấy điếu thuốc vứt đi… Nằm thiêm thiếp một lát, anh lại gọi và đưa cho tôi cái bóp của anh, ra dấu như muốn nhắn tôi điều gì. Cúi sát để nghe anh thều thào là anh đang cảm thấy thân thể lạnh từ từ, chắc không sống được nên nhờ tôi mang cái bóp về cho gia đình, hình ảnh vợ con và địa chỉ ở trong đó. Tôi nhận lấy cái bóp, lòng lo sợ vì phải chăng anh đã biết là mình sắp chết? Tôi hối hoa tiêu phụ bay nhanh thêm để hy vọng đem anh về kịp bệnh viện. Thỉnh thoảng ngó lại trông chừng, nhưng chưa về đến thì anh đã trút hơi thở cuối cùng, đầu nghẹo sang một bên, khuôn mặt bình thản như người đang ngủ. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi chứng kiến một người trút hơi thở cuối cùng.
Tôi cảm nhận giữa biên giới sống chết chỉ là một hơi thở mong manh! Đời thật vô thường, thế là xong một kiếp người bạc bẽo!

TÌNH LÍNH




Người Lính trong xã hội lúc nào cũng là kẻ thiệt thòi... phải chăng điều đó vẫn còn đúng (?)
Chuyện này gần như không là truyện... hư cấu, nếu người đọc là một cựu quân nhân QLVNCH.
Xin mời các CỤ đọc... giải trí cuối tuần.


TÌNH LÍNH
Hieunguyen11

Những ngày tháng Giêng, năm 1973 đơn vị tôi đóng quân tại quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương khoảng hơn hai tháng. Ta và địch đặt trong tình trạng án binh bất động của Hiệp Định Ngưng Bắn da beo. Trong thời gian dưỡng quân này, tôi thường ra chợ Phú Giáo uống cafe nghe nhạc tại một quán nhỏ. Ở đây có một cô bé thường bưng cafe cho tôi trông rất dễ thương. Cô ta tên KO, con của chủ quán.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Lời tử sĩ


Li t sĩ
Dâng lên anh linh t sĩ đã có lúc an ngh
ti nghĩa trang Quân Đi Biên Hòa
M ch đp cho con ngôi m mi
Đ xương con ra nát vthi gian
Làm phân bón cây nhân quyn sai trái
Cho ngày sau con cháu sng huy hoàng
Em ch bun nhìn m anh xiêu tán
Thy bia anh đy du đn căm thù
Ngay c núi sông gic còn rao bán
thì hn nào yên được gic ngàn thu!
Con hãy đ xác cha hòa vi đt
Ba chết ri, ci táng được gì đâu!
Đng đi ba biết bao người b xác
Dưới truông hào, trên núi thm, rng sâu
Ch hãy đ cho em vào phiêu lãng
cho em quên mi hn tháng Tư bun
Bao mươi năm đt min Nam tươi sáng
ch mt ngày mưa thm l trào tuôn
Bn hãy đ cho tôi tròn tiết tháo
Sng anh hùng thì chết cũng quang vinh
Ch xin x bn cường quyn vô đo
Thêm ti lòng người đã quyết hy sinh
Nếu bn mun tôi ngàn thu yên gic
xin hãy thay tôi dng li cờ vàng
Tôi không mun được m tươm m tt
Khi nước nhà mây vn trng màu tang

Vũ Đình Trường




Các bạn quý mến,

Trong cuộc chiến VN, rất nhiều gia đình có thân nhân ở trong và ngòai Quân đội đã vĩnh viễn nằm xuống vì sự dã man của CSVN. Ai trong số những Gia đình không may đó đọc được bài thơ này mà không thấy mắt mình cay cay

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Những trại tù cuối cùng

Kiều công Cự, TQLC….
Trên đường về Nam (12/1980)
Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!)
Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo conđường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế.Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bịcòng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.

Thân Phận Kiếp Người

Lời dẫn nhập:
Kính thưa quý vị,
Phải chăng vì duyên số chưa tròn, nên mối tình thưở học trò đành lỗi hẹn.
Cái thưở "Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên" đó , có khi đã làm đỏ cay khóe mắt.
Rồi người con trai lên đường trả nợ tang bồng. Làn tên mũi đạn, với bao hiểm nguy đã giúp chàng chiến binh vơi bớt niềm riêng.
Người con gái lên xe hoa chôn chặc niềm rung mơ đầu đời.
*Ngày 30.4.1975 chàng chiến binh đành ngậm ngùi "gãy" súng, cùng với quê hương thống hận chịu đọa đày lao lý. Thân phận người con gái cũng bị vùi dập tả tơi dưới bàn tay cộng sản thô bạo.
*Sau tận cùng khốn nhục, người chiến binh năm xưa lại phải đành tạm mất quê hương để đổi lấy niềm hy vọng tái dựng cuộc cờ mong góp bàn tay lấy lại non sông.
*Tượng đài chiến sĩ là nơi người lính năm xưa đến tìm tình đồng đội
Tượng đài thuyền nhân tỵ nạn là nơi tạ tội với non sông, và gười chiến binh già vẫn khắc khoải khi nghĩ về Đất Mẹ,
*Phải chăng hồn thiêng Người Xưa đã nghe tiếng lòng thiết tha chân tình, để rồi một hôm, anh đọc được tên người con gái đã đi vào tim anh trên phiến bia ghi tên . Ước mơ gặp nhau dù chỉ một lần thôi, vĩnh viễn chìm vào đáy biển oan khiên.

Bay Trên Đất Bắc

Lê Bá Định

Tôi đã nhiều lần vượt vùng trời Bến Hải với những chuyến bay ném bom trên đất Bắc. Lần này tôi được chỉ định dẫn dắt mười hai phi cơ tiến đánh một mục tiêu xa hơn những lần trước. Đó là hai trại quân quan trọng nằm trong vùng rừng nơi phía Tây Bắc thành phố Vinh.

Tôi ghi nhớ nhiều về chuyến bay này vì là lần đầu tiên tôi điều khiển hoàn toàn một phi vụ Bắc phạt.

Khi vượn khoe chữ



Tống phước Hiến




Ai từng bị giam tại trại Z.30.D Hàm Tân, Thuận Hải đều biết đến tên Thượng úy Vọng, dưới cái tên thường gọi là mai liên tức miên lai.
Cũng như hầu hết bọn cán bộ Cộng sản cai tù, Vọng thích châm chọc, xỉa xói đay nghiến tù. Tuy vậy, tù nhớ Vọng vì đặc điễm nổi bật nhất của Vọng là tếu. Cái chân thành nhất của Vọng là không bao giờ Vọng biết rằng mình đã tếu và đang tếu. Chính cái mà Vọng bảo là “tấm lòng chân thật của cán bộ cách mạng” đã trở thành “chất liệu xây dựng” nên nhân cách kẻ dốt ưa nói chữ, tạo thành “sự nghiệp đặc thù” để được có biệt danh là Vọng tếu.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Em Không Nhìn Được Xác Chàng!

http://batkhuat.net/van-emkhong-nhinduoc-xacchang.htm



Tưởng Niệm Chiến Sĩ QLVNCH
Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG !
"em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong"
Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.
Lưu Trùng Duơng

Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngũ làm Cộng quân khiếp viá. Đối với Cộng quân, những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt Trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sinh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

NÓ VÀ TÔI

Kính chuyển đọc mẫu chuyện bi hùng . Thành kính nghiêng mình tưởng niệm "Liệt Sĩ Trần Đình Tự" và các liệt sĩ chiến hữu thuộc cấp của ông . Các Vị là những biểu tượng sáng ngời của tinh thần bất khuất, là những ngôi sao chói lọi làm rạng rỡ truyền thống của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Quí vị ra đi để ngàn thu được Tổ Quốc ghi công, dân tộc ghi ơn và con cháu hãnh diện... khác với những kẻ hèn nhát, man trá, a dua, tư thông, tiếp tay cho địch, tuy được thoát cảnh lao tù, giữ được tài sản vợ con..., nhưng ngàn năm sau đám hậu duệ phải xấu hổ gục mặt cúi đầu trước công luận.
Lịch sử sẽ phán xét rất công bằng !!!
Tuệ Quang TTT

NÓ VÀ TÔI

Kính chuyển đọc mẫu chuyện bi hùng . Thành kính nghiêng mình tưởng niệm "Liệt Sĩ Trần Đình Tự" và các liệt sĩ chiến hữu thuộc cấp của ông . Các Vị là những biểu tượng sáng ngời của tinh thần bất khuất, là những ngôi sao chói lọi làm rạng rỡ truyền thống của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quí vị ra đi để ngàn thu được Tổ Quốc ghi công, dân tộc ghi ơn và con cháu hãnh diện... khác với những kẻ hèn nhát, man trá, a dua, tư thông, tiếp tay cho địch, tuy được thoát cảnh lao tù, giữ được tài sản vợ con..., nhưng ngàn năm sau đám hậu duệ phải xấu hổ gục mặt cúi đầu trước công luận.
Lịch sử sẽ phán xét rất công bằng !!!
Tuệ Quang TTT

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Viên ngọc nát (Hồi ký- Vương Mộng Long- K20)

“Người yêu nước có thể bị giết.
Nhưng tinh thần ái quốc của một dân tộc thì bất diệt.”
(Vương Mộng Long)
---o---



Giữa năm 1978, toán bốn người cựu sĩ quan của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, tù cải tạo ở Trại 4, Xã Cẩm-Nhân, Yên-Bái, vượt ngục lần thứ nhì, nhưng bị thất bại. Đại Úy Lê Bá Tường chết trong rừng. Còn lại Thiếu Tá Đặng Quốc Trụ, Đại Úy Trần Văn Cả và tôi (Thiếu Tá Vương Mộng Long) bị bắt đưa về tạm giam ở Đoàn 776 Yên-Bái.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Chung quanh cuộc Hội Ngộ A-20 tại thung lũng Hoa Vàng


 
Nguyễn Đức Thành vẫn thư sinh, trắng trẻo, nhưng nghiêm túc, nói năng gãy gọn đâu ra đó. Bùi Đạt Trung một cựu sĩ quan BĐQ mà chúng tôi gọi thân mật là Trung “điên” lần này không điên tí nào cả. Anh duyên dáng trong một bài tù ca soạn theo thể kích động và đồng thời là một “quản ca”điệu nghệ như thời gian còn trong quân trường để điều khiển những bản nhạc hát chung được anh em A-20 hoan nghênh đặc biệt.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Cộng Ðồng Việt Nam tại Pháp tham gia Lễ Hội Nhiệt Ðới Paris 7-7-2012

Cảm nghĩ của người vợ Sĩ Quan tù cải tạo trong buổi hội ngộ lần thứ 2 trại giam A20 Xuân Phước


Kính thưa các anh chị trong đại gia đỉnh A20,
Thật vinh dự được các anh chị cho phép tôi được trình bày cảm nghĩ cá nhân chúng tôi trong vị trí của một người vợ tù, nhất là vợ của người tù chính trị A20
Truyền thống người phụ nữ VN là truyền thống của đức trung tín, vui lòng dâng hiến trọn đời mình cho gia đình và cho chồng con.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Lễ giổ Phi Hành Đoàn Tinh Long 07. Lần đầu tiên sau 36 năm

Lễ giổ Phi Hành Đoàn Tinh Long 07. Lần đầu tiên sau 36 năm, gia đình & thân nhân và các chiến hữu VNAF đã tổ chức một lễ giổ cho Phi hành Đoàn Tinh Long 07 ( PHĐ TL07) tại nghĩa trang An Khánh, Thủ Thiêm, Q.2, SGN sáng ngày 29-4-2011.














Gia đình & thân nhân có :
Em gái thứ 5 của cố NT Tr/Úy Trang Văn Thành ( Trưởng phi cơ ) là chị Trang Thị Thiên từ quê nhà Rạch Giá , Kiên Giang lên SGN cùng đi với chị Võ Thị Hà là em vợ của cố NT Trang Văn Thành . ( Chị Võ Thị Hòa , vợ của Tr/Úy Trang Văn Thành hiện định cư tại Mỹ ) Chị Hòa và chị Hà là cháu ruột của cố Tư Lệnh Phó Không Quân Thiếu Tướng Võ Xuân Lành , ông là chú ruột của hai chị . Khi biết được điều này , tôi càng thêm phần kính phục Vị Anh Hùng Trung Úy Trang Văn Thành vì Anh đã không hề dựa dẫm , núp bóng vào ông chú vợ để tìm một vị thế an toàn & an nhàn cho bản thân mà vẫn hiên ngang bay vào lữa đạn hiểm nguy , sát cánh chiến đấu cùng bạn bè chiến hữu cho tới giờ phút sau cùng & phi vụ cuối cùng của Anh

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất


Hồi ức của Tướng Lê-Quang-Lưỡng về binh chủng Dù
19 tháng 6.

Tướng Lê-Quang-Lưỡng
Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất
Tôi vẫn nhớ rõ như mới nhìn thấy hôm qua những khuôn mặt, giọng nói tác phong của những anh em Dù đã cùng tôi vào sinh ra tử. Thiếu Tá Thanh Tiểu đoàn 8 mà đồng đội của người Tiểu Đoàn Trưởng nầy thường gọi là Thành Râu. Anh em chúng tôi có Thiếu Tá Châu Lùn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Hạnh, Hào Hoa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Thiếu Tá Trang Trĩ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Tá Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 nổi nóng mặt đỏ gay, Thiếu Tá Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7, biệt danh là Lô Lọ Rượu. Anh em chúng tôi còn có Cậu Út Biên Hòa hay cậu "Bảy Tình" Mười Lựu Đạn tức Trung Tá Thành, Tiểu Đoàn 6, Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn 2 tài đức song toàn.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Duy Trác - Tuổi già của tôi



Năm ngoái, khi sang Houston tôi mới biết gia đình anh chị Duy Trác mất tất cả mười mấy người thân trên biển cả.Nhìn và nghe anh chị và hai cháu trình bầy, yêucầu đại chúng trong pháp hội góp lời cầu nguyện vãng sinh cho hương linh, vì chị Duy Trác và gia đình vẫn còn mơ thấy thân nhân, khó ai cầm được nước mắt. Đây là tâm sự của anh Duy Trác từ dạo ấy, xin mời đọc.- Nhân-Yến.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Hơn 50 Cựu Tù Nhân Lương Tâm đi dự tiệc cưới tại Biên Hòa Đồng Nai
Posted on June 11, 2012
VRNs (11.06.2012) – Đồng Nai – Lúc 11h30’ Ngày 03/06/2012 Tại Hội Trường Giáo xứ Thánh Tâm Biên Hòa, Đồng Nai hơn 50 cựu tù nhân lương tâm thuộc các trại Hàm Tân, Z30A Xuân Lộc, và Trại trừng giới khét tiếng A 20 Xuân Phước tỉnh Phú Yên, dù Anh Quyết người cha của chú rễ trong đám cưới chỉ mời qua phone gấp nhưng anh em ở các tỉnh xa đã đón xe về dự đông đủ, có người phải trả cả triệu đồng tiền xe đi về… rất nhiều anh em không đi được có gọi điện hối tiếc!
Đám cưới có gì đặc biệt?
Anh Quyết một người giáo dân thuộc giáo xứ và là một cựu tù chính trị của trại trừng giới A 20 Xuân Phước, đại diện đàng trai và anh Phúc cũng cựu tù Lương Tâm Z30A, Hàm Tân và Xuân Phước đại diện đàng gái.
Không hẹn mà gặp cái gặp bất ngờ cho hai họ là có hơn 50 cựu tù nhân lương tâm tham dự làm cho hai họ cảm động vô cùng, có người rưng rưng nước mắt!
Gả con gái có chồng hay cưới vợ cho con trai là một trách nhiệm lớn và là ngày vui, ngày hạnh phúc không riêng gì của các con mình, chính từ suy nghĩ đó mà các cựu Tù không bao giờ quên những họ hàng đặt biệt là những người gắn bó hàng thập kỷ với nhau chia đắng xẻ cay trong các trại tù khét tiếng nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc ta.
Trong tù không có cha mẹ, anh chị em, con cái chỉ có bạn tù với nhau, phần đông các anh em là thuộc quân dân cán chính VNCH của Miền Nam Tư Do trước đây, chịu mức án trên dưới 20 năm, chung thân hay cả án tử hình!
Những ngày thi hành án trong các trại giam CSVN họ gắn bó tinh thần và phần vật chất ít ỏi cùng với nhau để mà sống sót, vượt qua khổ nạn và khinh miệt chờ ngày trở về với gia đình và đồng bào! Do đó tình thương và sự gắn bó với nhau trong tù CSVN là một giá trị nhân văn đeo đuổi suốt quãng đời còn lại của mọi người tù Lương Tâm Việt Nam hiện sống trong quốc nội. Nếu nhìn cảnh họ hàn huyên, tâm tình với nhau, ôm nhau, bắt tay siết mạnh kéo vào người với nhau, chụp ành với nhau hay ôn lại quãng đời tù và nhắc tên những bạn tù đã chết hay vắng mặt hôm nay đủ biết rằng quá khứ đau buồn trở thành văn hóa ứng xử của những ngày vui, ngày hạnh phúc của từng gia đình các tù nhân Lương Tâm Việt Nam.


Lưu trữ Blog