Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

“Đại Học Máu” - Xuân Phước

“Đi Hc Máu” - Xuân Phước
                               (Trích từ : - http://phamhoangtung.blogspot.com)
                                          - hcsvvdhdalat.com/index.php?
                                                                --------
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

          Tuy Hòa cách Nha Trang 120 km, và từ Sài Gòn đến Tuy Hòa độ 561 km,còn từ Hà Nội vào Tuy Hòa khoảng 1.156 km.


Bn đ ch khong cách t Sài Gòn đến Phú Yên.
nh ngun: map google. 

Bn đ tnh Phú Yên, Tri Tù A.20
hay Tri Xuân Phước thuc huyn Đng Xuân.
nh ngun: map Vit Nam google.

                                            LCH S TRI TÙ

              Dưới đây chúng tôi xin phép trích dẫn một số dữ kiện của những bạn tù thuộc thế hệ trước chúng tôi để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về vị trí, lịch sử trại tù A.20.
            1.- Trại A-20 Xuân Phước được hình thành tháng 10 năm 1976 do đoàn tù Việt Nam Thương Tín xây cất.
            2.- Có 5 phân trại: A, B, C, D, E và trại Hốc Kè là trại kỷ luật của công an, và là nơi tập trung các tù sắp được thả để bóc lột sức lao động lần chót.
            3.- Ngày 5/9/1979, 30 tù từ trại Z-30A Xuân Lộc chuyển đến phân trại E.
            4.- Năm ngày sau, thêm 78 tù từ Z-30D Hàm tân.
            5.- Vài ngày sau, thêm 118 tù từ trại Z-30C Hàm Tân.
            6.- Tháng 10 và tháng 11, thêm đợt tù từ trại Suối Máu.
            7.- Tổng số tù: trên 10.000, trong đó phân trại E có 700.
            8.- 13/11/1980: 7 tù nhân cựu Sĩ Quan cướp súng, vượt trại, khoảng tuần lễ sau đó, 6 người bị bắn chết, một bị bắt sống, chịu án chung thân (Đại Uý Lê Thái Chân, Pháo Binh Dù).
           9.- 1982, đợt thả tù quy mô, đa số là tù nhân từ Suối Máu. Nhưng lại thêm tù nhân chuyển từ trại Nam Hà về.
          10.- Giữa năm 1984: đa số tù từ Nam Hà được thả.
          11.- Cuối 1984, khoảng 100 tù nhân được chuyển về Z-30A Xuân Lộc.
          12.- Tháng 1-1985, thả một đợt trước Tết, trong đó có tác giả hồi ký này.

Trại Tù A-20, Xuân Phước
*
Dữ kiện được trích từ:
Cựu tù A.20 Đỗ Văn Phúc
***
Trại A-20 được thế giới biết đến nhiều như một trại giam man rợ nhất. Ngay cả trong danh sách những tù nhân mà các chính phủ, hội đoàn đã và đang tranh đấu với Cộng Sản Việt Nam để được trả tự do, trại A-20 vẫn chiếm hàng ưu tiên một. Trại A-20 từng giam giữ những chiến sĩ Ðoàn Viết Hoạt, Phạm Trần Anh, các vị thượng tọa, đại đức, linh mục tranh đấu cho nhân quyền như Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Quang Minh.  
Ðây là một trại tù trừng giới ở miền Nam nơi giam giữ lâu dài những anh em quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa được chúng liệt vào thành phần bất trị, các bạn chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ sau ngày 30-4, và đám tù hình sự mang án chung thân hoặc tử hình.
Ðã đến đây thì chẳng ai nghĩ đến ngày về nữa. Ngay cả trong giấc ngủ, cũng chẳng mơ được chuyện thoát ra khỏi trại. Muốn biết thêm về trại A-20, quý vị có thể tìm đọc trong “Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày” của Thương Tọa Thích Thiện Minh, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam; “Trại Kiên Giam” của Nguyễn Chí Thiệp; “Đoạn Trường Bất Khuất” của Phạm Trần Anh; và nhiều bài của Vũ Ánh đăng trên nhật báo Người Việt hay nguyệt báo KBC Hải Ngoại. 

Trong Lòng Thung Lũng Kỳ Lộ


  
Ảnh nguồn: Cựu tù A.20 Đỗ Văn Phúc
http://www.michaelpdo.com/XuanPhuoc2.htm
(ảnh tự vẽ lại theo trí nhớ)

*
Chúng tôi từ các trại Z-30C, Z-30D (Hàm Tân) được chuyển ra đó cuối năm 1979. Từ ngã ba Chí Thạnh, khoảng 40 cây số phía Bắc thị xã Tuy Hòa, đoàn xe rời quốc lộ 1, rẽ về hướng tây, chạy trên một con lộ nhỏ đất đá lởm chởm xuyên qua những vùng đất khô cằn, những xóm nhà tiêu điều đói khổ. Ði sâu vào lòng chảo vùng Kỳ lộ, nơi những dãy núi tiếp nối nhau bao lấy một thung lũng nhỏ hẹp mà ngày xưa là quận lỵ Ðồng Xuân thuộc tỉnh Tuy Hòa.
Trong những năm chiến tranh, nơi đây là địa bàn du kích rất mạnh của giặc. Có thể nói gần 100 phần trăm dân số ở đây là thân cộng. Ðiều này chẳng lạ, vì trước đây, Xuân Phước là căn cứ địa kháng chiến chống Pháp và sau 1954, qua hàng chục năm trời xa cách ánh sáng văn minh tự do, người dân chỉ biết có Cộng Sản mà thôi. Họ gắn bó với phong trào Cộng Sản vì gia đình nào cũng có người thân trong hàng ngũ du kích. Xuân Phước, cũng như Củ Chi ở miền Nam là chỗ dựa vững chắc cho bọn du kích, nơi cung cấp chỗ ẩn náu, tài lực, nhân lực cho Cộng Sản.
VNCH chỉ bình định được vùng này từ khi có sự tăng viện của quân đội Ðại Hàn, với lối chiến tranh cứng rắn và đôi khi tàn khốc mà quân ta không nỡ thi hành đối với đồng bào mình (dù rằng đồng bào này cũng cầm súng cho kẻ địch!)….
Trại có 5 phân trại, gọi tên theo vần A, B, C, D, và E. Phân trại A dành cho tù Việt Nam Thương Tín, là những người đã thoát khỏi Việt Nam những ngày cuối tháng tư 75 trên con tàu Việt Nam Thương Tín. Họ đã chạy tới đảo Guam thuộc Mỹ, và tranh đấu đòi trở về. Họ được bọn Việt Cộng tổ chức tiếp đón, ca ngợi rồi sau đó, đưa tuốt vào trại tù sau khi đã tước đoạt toàn bộ tiền bạc, tư trang. Những người tù VNTT tương đối ngoan ngoãn, nên được chúng cho nhiều đặc ân như đi lao động tự giác, thì giờ ít gò bó, được thăm nuôi thường xuyên....
Phân trại B, cách đó chừng 5 cây số, giam tù hình sự có trọng án (thường từ 20 năm đến chung thân và tử hình). Bọn này thuộc loại giết người cướp của hiếp dâm. Tại đây có một số cán bộ chiến sĩ VNCH, lãnh tụ tôn giáo biệt giam trong một cấm thành nằm lọt giữa trại với những bức tường cao.
Phân trại C và D nằm xa hơn, nhốt tù hình sự. Anh em chúng tôi được đưa vào phân trại E, gồm 3 dãy nhà gạch kiên cố, có hàng rào kẽm gai cách biệt. Mỗi dãy dài khoảng 40 mét, chia làm hai căn cũng ngăn bằng hàng rào kẽm gai cao quá đầu. Mỗi căn có hai tầng giuờng đúc xi măng, chứa từ 100 đến 120 người, mỗi người chỉ được bề ngang chừng bốn tấc, không đủ trải tấm chiếu. Chúng tôi phải nằm nghiêng hoặc xoay ngược đầu với bạn để có thể tạm ngủ được qua đêm.

                                                  -******-
Dữ kiện được trích từ cựu tù A.20 Tống Phước Hiến
 và cựu tù A.20 Vũ Ánh.

          */- Trại Giam A.20 còn được gọi là trại Kiên Giam, là Trại Trừng Giới...Trại A.20 dựng trong mật khu Kỳ Lộ, có người gọi là thung lũng tử thần Kỳ Lộ.
a-/A20 Tống Phước Hiếnhttp://quehuongvaphannguoi.blogspot.com
         b/- langa20xuanphuoc.blogspot.com
          c/- Các loại trại có mã số A như A-20 (Xuân Phước), A-30 (Pleibong) và A-10 (Khe Sanh) được thành lập để kiên giam một số tù cải tạo mà họ coi là nguy hiểm. Phương thức lọc lựa những "khuôn mắt" tù này nằm trong Phương Án 4, một trong những phương án đầy ải tù nhân chính trị cũng như các cựu sĩ quan quân đội, viên chức và sĩ quan cảnh sát và đảng viên của các chính đảng ở Miền Nam Việt Nam nhất là Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cho rằng "không cải tạo được". ..
          Đây không phải là kiểu trại như Lý Bá Sơ hay Đầm Đùn thời Việt Minh mà mang hơi hướng của kiểu trại trừng giới do Stalin lập ra ở Siberia. Anh em chúng ta gọi A-20 là "trại trừng giới" cũng là xuất phát từ ý đồ của kiểu trại này: kỷ luật thật khắt khe, lao động khổ sai nhưng thiếu ăn triền miên, đau ốm không được cấp thuốc men và những kiểu hành hạ về tinh thần như tạo ra những sự kiện để thúc đẩy tù cải tạo đấu tố nhau, bình bầu mức ăn lấy của người này cho người kia, tạo ra bối cảnh chia rẽ nghi kỵ lẫn nhau. Trừng giới chỉ có nghĩa là trừng phạt nghiêm khắc (punish strictly) mà thôi.
--------------------------
Ðỗ Thái Nhiên.

          Kiến thức của một người là phần còn lại sau khi người đó đã học và đã quên. Trong cái "phần còn lại" khiêm tốn này, người ta nhận biết một thực tế rằng : mỗi môn học thường có một số câu nói có tính hoặc định đề, hoặc qui luật, hoặc tâm lý tổng quát khiến cho người theo học nhớ nằm lòng một cách dễ dàng. Những người đã học hình luật một cách tổng quát hẳn nhiên không thể quên được câu nói sau đây : "Kể từ sau khi ra khỏi cổng nhà tù, phạm nhân mới thực sự cảm thấy y là một người tù". Phạm nhân ở đây có thể là tù hình sự, có thể là tù chính trị. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập tới tù chính trị. Nói rõ hơn, bài viết này nhằm giải đáp câu hỏi : Tại sao sau khi lấy lại tự do, người cựu tù chính trị mới thực sự cảm thấy họ là tù chính trị, mới thực sự biết được họ là ai ?
Tù có nghĩa là không được tự do. Người ta có thể bị mất tự do về thể chất, tức là bị câu thúc thân thể. Người ta cũng có thể bị mất tự do về tinh thần, tức là tư tưởng bị giam bó hoặc bị ràng buộc bởi một khuôn phép nào đó.
Trong thời gian còn bị giam cầm trong các nhà tù, người tù chính trị tuy bị mất quyền tự do đi lại, tự do giao dịch với xã hội, nhưng trong phạm vi nhà giam, trong giao dịch giữa người tù với những người bạn đồng tù, người tù không tìm thấy những ngăn cách đáng kể. Tất cả đều áo rách vai, quần thủng đáy ; tất cả đều cầm cự với thần đói bằng khoai mì trắng, nước muối trong ; tất cả đều vào tù với cái "tội" đã yêu nước theo cung cách mà mỗi người đều tự cho là hữu lý nhất.
Người tù chính trị bị giam càng lâu càng cảm thấy thật rõ rằng nhà tù chỉ có thể trói buộc thể xác, chứ không thể trói buộc tinh thần. Ðời sống tinh thần chỉ bị bó hẹp khi nào một người bị những người chung quanh chối từ giao tiếp. Mặt khác, nói đến tù, người ta không thể không bàn đến trách nhiệm. Trách nhiệm chủ quan và trách nhiệm khách quan. Một người tri tình gia nhập một tổ chức chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975. Nếu bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt giam, người này trở thành một tù chính trị trên bình diện trách nhiệm chủ quan. Trách nhiệm chủ quan của một người là trách nhiệm của đương sự đối với những hành vi do chính đương sự chủ động gây ra. Thế nào là trách nhiệm khách quan ? Xin bạn hãy lấy tỷ dụ luận để làm khởi điểm cho lý luận diễn dịch : trong tai nạn lưu thông, nếu chủ xe không là tài xế và nếu tài xế là người có lỗi trong tai nạn, thì trách nhiệm bồi thường phải qui vào chủ xe (bảo hiểm của chủ xe) chứ không qui vào tài xế. Trách nhiệm của chủ xe như vừa kể gọi là trách nhiệm khách quan. Trách nhiệm khách quan là trách nhiệm mà một người phải gánh chịu về những hành vi không do đương sự tri tình tạo ra. Tương tự như vậy, một thanh niên sanh ra tại Miền Nam Việt Nam, rồi lớn lên. rồi đi học, rồi tốt nghiệp kỹ sư Công Chánh. Sau khi nhập ngũ, do lệnh động viên, "ông" Kỹ sư Công Chánh trở thành "ông" Sĩ quan Công Binh. Sau năm 1975, "ông" Sĩ quan Công Binh trở thành "ông" tù nhân cải tạo. Trong tỷ dụ này, quá trình hình thành một tù nhân cải tạo rõ ràng là một quá trình tác động của luật pháp và hành chánh thuộc hai chế độ chính trị Nam và Bắc đối nghịch. Nhân vật thanh niên là một nhân vật hoàn toàn thụ động. Trách nhiệm khiến người Sĩ Quan Công Binh trở thành người tù cải tạo là trách nhiệm khách quan. Nói như vậy hoàn toàn không hàm ngụ ý nghĩa rằng tất cả cựu quân nhân và cựu công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đều đã sinh sống triệt để thụ động như ông Kỹ Sư Công Chánh trên kia. Sự phân tích tù chính trị qua hai bình diện khách quan và chủ quan chỉ nhằm đi đến kết luận mạnh mẽ rằng : Tất cả những người đã bị CSVN giam cầm vì lý do chính trị, từ người âm mưu lật đổ chế độ cho đến những cựu quân nhân và cựu công chức, kể cả những người  thụ động nhất, đều phải được nghiêm túc ghi nhận : họ là những tù chính trị.
Sau khi đã xác nhận thành phần nội dung của tù chính trị, chúng ta hãy tìm hiểu tâm trạng của tù chính trị kể từ sau khi họ từ giã cổng nhà tù. Có lẽ chúng ta nên khởi hành từ những tâm trạng tệ hại nhất.
Ðiều bị gọi là "tâm trạng tệ hại nhất" chính là tâm trạng của những cựu tù nhân mà trong thời gian bị giam cầm ở các trại tù chính trị họ đã cam tâm nhận lời làm "mật báo viên" (antenne) cho giám thị trại tù. Do vai trò "antenne" những vị tù phản trắc này được ăn no hơn một tí, mặc ấm hơn một tí... họ trở thành "người tù quyền lực" giữa đám bạn tù cùng khổ. Thế nhưng ngay sau khi được trả tự do, họ trở thành những cựu tù khốn khổ và hèn hạ nhất : họ bị bạn bè xa lánh, họ thường trực bị ám ảnh bởi những cuộc báo thù có thể đến với họ bất kỳ lúc nào. Quả thực "sau khi từ giã cổng nhà tù, người cựu tù antenne mới thực sự cảm thấy họ là tù". Tâm trạng của cựu tù antenne thật đau đớn nhưng đơn giản. Dĩ nhiên chúng ta không nên tốn nhiều giấy mực cho những người tù mất phẩm chất này.
Thế nào là người tù có phẩm chất ? Người tù có phẩm chất là người tù : một mặt tự mình duy trì tính bất khuất, mặt khác khích lệ tất cả các bạn tù phải quyết tâm duy trì tính bất khuất trước mọi hành hạ cũng như dụ dỗ của hàng ngũ công an. Tuy nhiên có những người tù đã thể hiện được phẩm chất cao quí trong suốt thời gian bị giam cầm, nhưng ngay sau khi ra khỏi cổng nhà tù, họ lại có những biến thái rất đáng quan ngại :

- Biến Thái I : Có những cựu tù nhân do những hành hạ thái quá trong trại tù, nay đã bị suy nhược về tinh thần cũng như thể chất. Họ mang mặc cảm tự ty đối với những người chung quanh về trình độ hiểu biết, trong nghiệp vụ chuyên môn, về sức khỏe cũng như về nghị lực trong công việc. Ngoài những lo lắng cho đời sống bản thân và đời sống gia đình, họ hầu như không muốn nghĩ đến điều được trang trọng gọi là dòng tâm-sinh-mệnh dân tộc.

- Biến Thái II : Có những cựu tù nhân tự cho rằng những gì họ học hỏi trong tù và nhất là những gì họ đã phải chịu đựng trong tù là tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối khả kính. Kể từ sau lúc họ ra khỏi nhà tù, mọi người chung quanh có nghĩa vụ phải kính trọng họ vô điều kiện. Trong tất cả những buổi hội họp bàn chuyện phục vụ quê hương dân tộc, nếu có chiếu ngồi thì chiếc chiếu dành cho họ phải là chiếc chiếu duy nhất thượng hạng trong các loại "chiếu trên". Từ trên chiếc chiếu duy nhất thượng hạng đó, họ nhìn những người chung quanh bằng đôi mắt trịch thượng của đấng lãnh chúa nhìn thuộc viên của ông ta. Quan sát thái độ của những cựu tù thuộc nhóm Biến Thái II, nhiều người liên tưởng đến tài phiệt.        Những kẻ dựa vào thành tích tài chánh của họ để lấn át người khác gọi là tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích ở tù để xem những người chung quanh như thuộc viên, có lẽ đáng được gọi là "tù phiệt". Cuộc gặp gỡ giữa các "tù phiệt" chẳng khác nào cuộc gặp gỡ giữa các quân nhân vô kỷ luật. Quân nhân vô kỷ luật sẽ sản sinh ra nạn "kiêu binh". Tù phiệt sẽ sản sinh ra "kiêu tù".

- Biến Thái III : Có những cựu tù nhân đã biến những kỷ niệm tệ hại trong tù thành lòng thù hận cứng rắn đối với Cộng Sản Việt Nam. Ðành rằng nguồn gốc của lòng thù hận này là hữu lý, thế nhưng mỗi khi bàn thảo về tương lai Dân Tộc, mọi người phải để lòng thù hận bên ngoài phòng họp. Chúng ta chống Cộng sản vì Cộng sản gây tác hại đối với dòng sống Dân Tộc chứ không vì lòng thù hận phát xuất từ trại tù. Thái độ chính trị thích nghi và chừng mực không bao giờ được hướng dẫn bởi lòng thù hận. Hơn thế nữa, lòng thù hận rất nhiều khi đã đẩy người thù hận rơi vào tình trạng cực kỳ nghịch lý : họ chống Cộng sản cứng rắn đến độ họ đòi hỏi mọi người phải chống cộng theo đúng cung cách của họ. Người nào chống cộng theo một cung cách mà họ cho là "khác lạ", lập tức người này sẽ bị chụp mũ là tay sai của Cộng sản, là "trở cờ". Người ta bảo "trời xanh có mắt", nhưng trong thực tế tôi thấy "quần chúng có mắt". Chính nhờ "có mắt" cho nên quần chúng chẳng bao giờ quan tâm tới ý kiến của những người thường xuyên chống cộng với thái độ hận thù ngun ngút. Hận thù càng cao càng xa rời quần chúng và càng lạc hướng đấu tranh.
Cựu tù nhân nào vướng phải một trong ba Biến Thái kể trên, cựu tù nhân đó đã tự cô lập hóa, tự giam bó tinh thần mình.Nói đúng hơn: "Sau khi rời khỏi cổng nhà tù, người tù nào tự cô lập hóa thì người tù đó sẽ thực sự cảm thấy đương sự là một người tù". Dĩ nhiên trong tình trạng cô lập hóa, không người nào có thể tiếp tục phục vụ Dân Tộc. Thế nên, cựu tù nhân chính trị giải trừ ba loại Biến Thái tâm lý nói trên không do đòi hỏi của các tiêu chuẩn đạo đức cổ điển, mà do nhu cầu phục vụ Dân Tộc. Ðành rằng chỉ có một vài cá nhân trong tập thể cựu tù chính trị đã vướng mắc Biến Thái, tuy nhiên để tránh hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh" bài viết này đã thành hình. Mặt khác, hoàn cảnh chính trị hiện nay vô cùng phức tạp :

-Những người CSVN đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng không lối thoát.
-Những người trước kia chống cộng, nay đã "trở cờ". Họ cho rằng chống cộng ngày nay đã trở thành không thực tế, mặc dầu họ không hiểu thực tế là gì và lại càng không hiểu nội dung cuộc khủng hoảng của cộng sản. Họ không tự nhận biết họ đang nộp đơn xin làm tay sai cho một ông chủ mà thủ tục phá sản của ông này đã đi vào bước thứ nhất.

-Những người khác rất trung kiên chống cộng, chống ồn ào, chống vô điều kiện, chống chẳng cần quan tâm đến tương lai của cuộc đấu tranh, chống chẳng cần biết : Làm thế nào để kết hợp đại khối Dân Tộc ? Mô hình của xã hội Việt Nam sẽ là mô hình nào ? Bằng cách nào chúng ta tiến tới mô hình đó ?
-Sau cùng là khối đa số VN thầm lặng. Khối này thường xuyên cảm thấy lòng quặn đau mỗi lần nghĩ đến quê hương. Khối này ngày lại ngày chau mày nhíu mặt trước những chuyển biến chính trị phức tạp của quốc nội cũng như quốc tế.

Trong hoàn cảnh chính trị rối ren như đã sơ phác, tập thể Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam không thể đóng vai khách qua đường. Tuy nhiên muốn làm một điều gì đó cho quê hương, trước tiên mỗi người cựu tù chính trị phải quay về với chính mình để triệt để gột rửa các Biến Thái Tâm Lý nói trên, nếu có. Chỉ có quay về với chính mình như vừa nêu, người cựu tù chính trị mới nhận biết : Tù Chính Trị, Anh Là Ai ?

- Anh là Người đã cống hiến cho quê hương một phần lớn mồ hôi, máu và nước mắt trong lao tù.
- Anh là Người sau khi ra khỏi nhà tù vẫn tiếp tục duy trì một tâm lý vững vàng : không tự ty yếm thế ; không tù phiệt, kiêu tù ; không phục vụ quê hương do lòng thù hận, mà do tim óc trong sáng của một chiến sĩ cách mạng.
-Anh là Người quyết tâm tiếp tục phục vụ Dân Tộc như Anh đã và đang phục vụ. Trên bước đường phục vụ Dân Tộc trong những ngày tới, Anh thừa biết : mọi việc làm sẽ là Dã Tràng se cát nếu chúng ta không hiểu được qui luật Ðoàn Kết Dân Tộc, không thấy được mối tương quan biện chứng giữa Dân Tộc Tính và Nhân Loại Toàn Tính, và không hình dung được cũng như không thể khai thác được cuộc khủng hoảng tư tưởng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia Cộng Sản hiện nay.

Tù chính trị, Anh là ai ? Bây giờ, Anh đã biết rồi. Kính mời Anh lên đường. Thân mến
chúc Anh thành công.
-----------------------------
MÔI TRƯỜNG CHÍNH TR KHÔNG DUNG TH
Phạm Hoàng Tùng


Sử dụng sức tù nhân như trâu bò.Gulag Liên Sô (hồi ký của Jacques Rossi.)
                   
Chính trị là một lĩnh vực liên can đến cá nhân, tập thể, xã hội. Tổng quát, chính trị có mục đích nhắm đến con người, khoan nói đến mục đích tốt hay xấu.
           Con người là phần tử phức tạp, người xưa có câu để lại: Dò sông dò biển dễ dò, có ai lấy thước mà đo lòng người. Đúc kết những bài học của cổ nhân và ngày nay cho chúng ta thấy, con người được coi là một vũtrụ thu nhỏ, thế cho nên, muốn tìm hiểu và chinh phục là một việc làm không đơn giản.
Chính trị học được dạy tại các đại học trên thế giới, từ quốc gia tiên tiến dân chủ đến các chế độ độc tài nghèo nàn. Môn học này trong trường đại học được đúc kết từ thực tế, người giảng dạy có thể có nhiều kiến thức từ sách vở, hay các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực tế, còn người học phần đông là giới trẻ chưa có kinh nghiệm đời.
           Trong các chế độ dân chủ, người hoạt động chính trị hiếm khi bị cầm tù, ngoại trừ mang tội hình sự như giết người, hãm hại gái tơ, lường lận lấy tiền người
khác…chứ họ không bị bỏ tù vì quan điểm chính trị khác với chính quyền.
           Trong hệ thống chính trị theo khuôn mẫu Liên Sô, đảng độc quyền của giai cấp công nhân!!!, thì nhà tù Gulag là nơi dành để giam giữ những ai có quan điểm
chính trị khác nhà cầm quyền. Phần lớn là giam họ cả đời để tiêu diệt sự khác biệt về chính trị. Chính trị trong môi trường như thế này mang bản chất không dung thứ, tận diệt người khác để mình tồn tại, tước bỏ quyền tự do của người khác để mình tự do thụ hưởng tất cả của cải trong xã hội.

         - Trại Cải Tạo Phạm Nhân Xuân Phước (Phú Yên 1975 -1995) cũng như nhiều trại cải tạo khác đi theo khuôn mẫu Gulag.
         Có thể coi đây là một môi trường dành cho người hoạt động chính trị rèn luyện bản thân họ, tất nhiên phải khắc nghiệt hơn môi trường thanh bình ở các trường đại học, bởi vì đôi khi họ phải trả giá bằng mạng sống, còn chuyện tù đày cả đời, mất tự do cả đời thì không ít

Theo dõi dữ kiện từ hồ sơ Gulag Liên Sô

          Mức sống và điều kiện làm việc trong các trại tù Cộng Sản Liên Bang Sô Viết tùy thuộc vào nhiều yếu tố, do tác động của những biến cố lớn bên ngoài như Đệ Nhị Thế Chiến, nạn đói hay thiếu hụt lương thực khắp Liên Bang Xã Hội Chủ Nghĩa, làn sóng khủng bố, sự gia tăng thình lình số lượng tù nhân hoặc sự phóng thích số lượng lớn tù nhân.            
              
            Tuy nhiên đại đa số tù nhân trong hầu hết thời gian ở tù phải đối diện với phần thực phẩm được nhà tù cung cấp thấp kém, quần áo tù không đầy đủ trong một lãnh thổ như Liên Sô luôn phải đương đầu với cái lạnh khắc nghiệt, số lượng tù nhân bị nhốt chung quá đông, nhà giam tù nhân lại xây dựng thiếu tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh tồi tàn, việc chăm sóc sức khỏe thiếu thốn nếu không nói là làm cho có lệ mà thôi.
Đại đa số tù nhân bị cưỡng bức lao động bằng tay chân rất nặng nhọc. Mức độ cơ giới hóa công việc lao động trong trại tù rất thấp so với công nghiệp dân sự, dụng cụ lao động thô sơ, máy móc nếu có thì ít khi được cung cấp. Giờ lao động chính thức thường dài hơn và ngày nghỉ ít hơn so với công nhân dân sự ngoài xã hội. Đôi khi các qui định làm việc chính thức bị các cơ quan quản lý trại giam địa phương mở rộng thêm.
Tổng quát các cơ quan quản trị trung ương chứng tỏ sự quan tâm có thể thấy được trong duy trì nhân lực lao động của trại tù cải tạo ở một điều kiện cho phép hoàn thành các kế hoạch sản xuất và xây dựng do cấp trên chuyển giao. Bên cạnh phơi bày rộng rãi những cuộc trừng phạt đối với tù nhân nào không chịu làm việc (thực tế, sự trừng phạt chỉ áp dụng cho các tù nhân quá yếu để hoàn thành các định mức lao động), nhà tù còn đề ra một số phần thưởng tích cực nhằm thúc đẩy năng suất lao động tù nhân. 
Phần thưởng này bao gồm tiền (từ đầu thập niên 1930) và trả lương (từ 1950 trở đi), việc giảm án tù trên căn bản từng cá nhân, các kế hoạch phóng thích tù nhân hoàn thành hay vượt định mức lao động (tới năm 1939 mới có, sau này một lần nữa trong các trại được lựa chọn từ năm 1946 trở đi), sự đối xử ưu tiên và có đặc quyền dành cho những “lao động tiên tiến”.
Một kế hoạch phần thưởng phân biệt có cả yếu tố cưỡng ép và thúc đẩy được áp dụng chung cho tất cả trại tù gồm mức dinh dưỡng được tiêu chuẩn hóa, điều này có nghĩa là số lượng thực phẩm cấp phát cho người tù ăn tùy thuộc vào phần trăm số lượng công việc được giao.
Naftaly Frenkel được tin là người giới thiệu chính sách “dinh dưỡng” nói trên. Một mặt, nó có hiệu quả trong việc thúc ép nhiều tù nhân làm việc nghiêm chỉnh, tuy nhiên đối với nhiều người lại có hiệu quả ngược lại, làm họ mau kiệt sức, đôi khi gây cho tù nhân bị chết vì không thể hoàn thành định mức lao động sản xuất quá cao.
 Naftaliy Frenkel hay Naftaly Aronovich Frenkel (1883–1960), công dân Sô Viết, nhân viên cơ quan cảnh sát mật Cheka. Frenkel nổi tiếng vì vai trò tổ chức công việc trong hệ thống trại Gulag, bắt đầu từ trại cưỡng bức lao động trên đảo Solovetsky, khu vực này được coi là nơi có trại Gulag đầu tiên của Liên Sô. 


Naftaly Frenkel.
 Naftaly Frenkel có nguồn gốc Do Thái tuy nhiên lại không rõ ràng. Trong vài tài liệu cho rằng ông sinh tại Haifa thuộc đế quốc Ottoman. Có nguồn tin lại nói ông sinh tại Constantinople. Vào đầu thế kỷ 20, Naftaly Frenkel xuất thân từ một thương buôn và là thành viên một tổ chức băng đảng ở Odessa, Ukraine.
          Năm 1927, Naftaly Frenkel bị bắt giữ và gửi tới trại Solovetsky (Solovki). Nơi đây, Naftaly Frenkel nhanh chóng nổi lên từ thân phận tù nhân tới nhân viên ban quản trị trại tù do sức mạnh của đề nghị do ông ta trình lên như sau: Ban giám thị trại nên bó buộc tỷ lệ phần ăn của tù nhân với năng suất lao động của họ. Đề nghị này được biết là”Cân Dinh Dưỡng”.
          Ý kiến của Naftaly Frenkel về sự khai thác hiệu quả sức lao động của tù nhân khiến cho ông mau bước vào vị trí cao của đẳng cấp Cộng Sản Sô Viết. Naftaly Frenkel được phóng thích khỏi nhà tù, dần dần được đề bạt lên chức vụ Tổng Giám Đốc Dịch Vụ Kỹ Thuật Và Công Trình. Sau cuộc họp mặt cá  nhân với Stalin, Naftaly Frenkel được bổ nhiệm làm nhân vật đứng đầu công trình xây dựng Kinh Baltic-Biển Trắng, một kế hoạch cưỡng bức lao động tù nhân. Naftaly Frenkel sau này cũng hướng dẫn công trình xây dựng Đường Xe Lửa Baikal Amur Mainline tùy thuộc nặng nề vào nhân lực Gulag.
          Trong suốt thời gian 1937-1945, Naftaly Frenkel là Tổng Giám Đốc Xây Dựng Đường Xe Lửa. Vì những đóng góp cho chế độ, Naftaly Frenkel được tưởng thưởng “Huân Chương Lenin” ba lần và danh hiệu ”Anh Hùng Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa”.
          Ý tưởng và cách thức tổ chức trại tù bằng cách siết chặt bao tử tù nhân của Naftaly Frenkel đã nhanh chóng được thực hiện trong chế độ tù giam, trại “cải tạo tư tưởng con người” (tẩy não /brainwash) bằng cưỡng bức lao động của chế độ Sô Viết, đặc biệt dưới thời Stalin. 
           Ý tưởng và cách tổ chức này đã ảnh hưởng nặng nề tới chế độ tù giam của những nhà nước Cộng Sản chư hầu...(hết).

    
       Học chính trị trong môi trường đại học thanh bình, ổn định là điều kiện lý tưởng cho những người trẻ tuổi có đam mê trong lĩnh vực phức tạp này. Tuy nhiên cần có thời gian trui rèn trong thực tế mới lượng định được kiến thức mình học tại nhà trường có phù hợp với tình hình chính trị trong đời sống xã hội.
            Trong những quốc gia không dân chủ, thì những người hoạt động chính trị được rèn luyện ngay trong thực tế. Họ dấn thân hoạt động vì lý tưởng và phải đương đầu với hiểm nguy của môi trường chính trị không dung thứ. Trong môi trường này, không có bài bản lý thuyết hay nguyên tắc hoặc sự lượng định khả năng cá nhân bằng các học vị, thay vào đó là bản lĩnh đối phó để tồn tại và tìm cách đạt được mục tiêu.

           Chính trị từ nguyên nghĩa đã nói lên sự chính đáng của kẻ cai trị. Từ “chính” đối lập dứt khoát với từ ngữ gian tà hay ma đầu, thủ đoạn xảo trá, ác tâm hay sát nhân hoặc thảm sát để đạt tới mục đích chính trị.
          Nhìn lại lịch sử Việt Nam chúng ta từ năm 1945 tới nay, kể cả hai phe, kể cả mọi màu sắc chính trị, kể cả trong và ngoài nước, ai can đảm tự nhận tổ chức mình, đảng mình, cá nhân lãnh tụ nào làm đúng với chữ chính trong chính trị?
           Có những người làm chính trị vì lý tưởng cao đẹp để phụng sự quốc gia dân tộc, vì lợi ích và danh dự dân tộc, nhưng chỉ là thiểu số hiếm hoi như ngọc quý trong cái đầm lầy sình bùn. Phần còn lại, họ đã làm sai nghĩa, thậm chí còn biến chính trị thành một đấu trường hung hiểm, nơi để giành giựt quyền lực, giành giựt địa vị, nôm na hơn là giành nhau để cướp tiền của quốc gia, đây chính là bọn ma đầu chính trị chỉ biết có tiền và tham vọng quyền lực.
          Khi gian tà thắng thế, và người có hoài bảo cao thượng trở thành kẻ thua cuộc, trở thành mẫu người lỗi thời, thì lĩnh vực chính trị là đất dụng võ, là nơi hoành hành của bọn bất lương ngụy trang dưới những bộ mặt cách mạng, canh cải.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét