Ngọc Lan/Người Việt
ARLINGTON, Virginia (NV) - “Ông Funseth vừa mất sáng nay, Thứ Sáu, 25 Tháng
Chín, lúc 10 giờ 20 tại một bệnh viện ở Arlington, Virginia.”
Chín, lúc 10 giờ 20 tại một bệnh viện ở Arlington, Virginia.”
Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nói với phóng viên
nhật báo Người Việt qua điện thoại, sau khi chứng kiến linh mục làm lễ và thi hài ông
Robert Funseth được đưa đến nhà quàn.
Ông Robert Funseth, từng là phát ngôn nhân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời
gian cuộc chiến Việt Nam diễn ra. Đặc biệt, khi đang làm phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa
Kỳ, ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả
tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người
thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt
Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự (ODP),” theo lời ông nói với đài RFA vào năm
2005.
Ông Robert Funseth (ngồi), phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và các nhân viên tại Việt Nam, vận động thả tù nhân chính trị. (Hình: vietnam.ttu.edu)
|
Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa
Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy, 1989,
đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến
định cư tại Hoa Kỳ.
***
Nói về nguyên nhân cái chết của ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho biết: “Ông mất chính
là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không
bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.”
là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không
bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.”
“Nơi ông Funseth ở có những người hàng xóm rất tốt. Hai, ba ngày họ không thấy ông ra
lấy báo trước cửa, nên gọi cảnh sát và báo cho người em trai ông ở New York biết. Khi
cảnh sát đến nhà mới biết ông té nằm trên sàn cả ba ngày rồi, vậy mà ông vẫn sống. Người
ta mang ông vô nhà thương,” bà Thơ cho biết.
Cũng theo lời bà, "tôi có hứa với ông bà Funseth là tôi sẽ thay mặt cho tất cả tù nhân chính
trị chăm sóc ông bà khi họ đau ốm.”
Thế nên ngay sau khi từ Việt Nam trở về, được em trai ông Funseth báo tin cho biết, bà
Khúc Minh Thơ đã có mặt mỗi ngày tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị.
Bà cũng cho biết, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Funseth đã yêu cầu bệnh viện tháo ống trợ
thở để ông được “ra đi tự nhiên.”
Nói về ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho rằng, “Tất cả tù nhân chính trị và cả bản thân
tôi đều coi ông Funseth như một người ơn mà không cách gì trả ơn nổi. Đó là người đã
cứu rỗi linh hồn những người tù nhân chính trị, những người HO.”
Bà Thơ kể, “Tôi vẫn nhớ khi tôi vào nhà thương thăm ông, ông tỉnh lại nói chuyện với tôi
suốt hai tiếng đồng hồ. Ông cứ sợ không gặp lại tôi. Tôi có nói ông không hề cô độc, dù vợ
con ông đã mất, nhưng ông vẫn còn tụi tôi, tụi tôi hứa sẽ chăm sóc cho ông.”
“Ông nhắc, ông nhớ, ông nói thao thao về những kỷ niệm, về những người tù nhân chính
trị. Ông thương họ lắm. Cho đến lúc gần chết mà ông còn nói với tôi câu như thế này: Nếu
bà không để tâm, thì cho phép tôi để hình tôi trên bàn thờ của bà.”
“Vì sao biết không? Vì ông muốn khi nào những người tù chính trị ngày xưa có đến thăm
tôi thì cũng sẽ gặp ông luôn. Vì ông đâu có gia đình. Ông chỉ có người em và hai người
cháu lại không ở gần đây,” bà Khúc Minh Thơ giải thích tâm nguyện của ông.
Cũng theo bà Thơ, “Trong nhà ông Funseth, dưới tầng hầm, có một thư viện, nơi đó ông
cất giữ rất nhiều món quà của những người tù nhân chính trị, của những hội đoàn tặng cho
ông.”
Bà kể thêm, “Trong nhà thương, ông nhắc đủ thứ, nhớ kỹ đủ thứ. Nhớ lại những lúc tôi làm
việc với ông. Nhắc lại lúc ông đi ký thỏa hiệp, ông về kể với tôi khi sang Việt Nam ký thì
bên Việt Nam đâu có đồng ý tất cả các điều khoản đưa ra, vẫn còn một số điểm họ không
chịu ký. Trong khi những người trong phái đoàn cảm thấy như vậy là cũng được, thì ông lại
luôn nhớ câu tôi dặn trước khi ông rời khỏi Bộ Ngoại Giao để lên máy bay đi, là 'ông làm
bằng cách nào tôi không biết, nhưng ông phải yêu cầu họ ký hết các thỏa hiệp đó mới
được.' Tôi nói là nói vậy thôi chứ làm sao buộc ông như vậy được. Mọi chuyện khó khăn
lắm chứ. Vậy mà đêm đó, ông kể, 1 giờ khuya ông ngồi dậy đọc kinh cầu nguyện cho Việt
Cộng ký hết những điều khoản còn lại để cho gia đình tù nhân chính trị được yên lòng.”
“Sáng hôm sau, khi phái đoàn của ông đi ăn sáng trước khi chuẩn bị trở về Mỹ, thì ông Vũ
Khoan là người đại diện phía Việt Nam ký thỏa hiệp đó tiến đến nơi ông Funseth, và nói
phía Việt Nam đồng ý ký hết những điều khoản còn lại. Ông nói ông mừng hết lớn. Khi ông
đến phi trường Bangkok gọi về cho bà Funseth, kêu bà báo tin cho tôi biết,” bà Thơ tiếp tục
kể về người ơn của chương trình H.O.
Bà Khúc Minh Thơ còn cho biết, ông Funseth, trong những ngày nằm bệnh viện, đã nói
nguyện vọng muốn được bà Thơ “làm cho ông một buổi Funseth's Day.”
“Tôi nói ông cố gắng khỏe lại thì sẽ tổ chức, dự định cũng đúng vào dịp 30 Tháng Bảy. Giờ
ông đi rồi, nhưng tôi nghĩ tôi cũng sẽ làm ngày đó cho ông, trong một hình thức nào đó,” bà
nói.
Chia sẻ về cảm xúc của một người thân thiết với ông từ 30 năm qua, bà Khúc Minh Thơ
cho biết, “Ông ra đi tôi buồn nhưng cũng vui cho ông, vì ông vẫn thường nói ông nhớ vợ
ông, con ông, ông cứ mơ thấy họ. Thì thôi coi như ông đã được đoàn tụ với vợ con mình.
Nhớ về ông, điều cảm động nhất với tôi là việc ông cầu nguyện trong đêm để cho tất
cả cácđiều khoản trong bản thỏa hiệp được ký hết.”
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét