Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Robert Funseth, ân nhân của HO, qua đời


Ngọc Lan/Người Việt

ARLINGTON, Virginia (NV) - “Ông Funseth vừa mất sáng nay, Thứ Sáu, 25 Tháng 

Chín, lúc 10 giờ 20 tại một bệnh viện ở Arlington, Virginia.”

Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nói với phóng viên

nhật báo Người Việt qua điện thoại, sau khi chứng kiến linh mục làm lễ và thi hài ông

Robert Funseth được đưa đến nhà quàn.

Ông Robert Funseth, từng là phát ngôn nhân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời

gian cuộc chiến Việt Nam diễn ra. Đặc biệt, khi đang làm phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa

Kỳ, ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả

tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người

thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt

Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự (ODP),” theo lời ông nói với đài RFA vào năm

2005.
Ông Robert Funseth (ngồi), phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và các nhân viên tại Việt Nam, vận động thả tù nhân chính trị. (Hình: vietnam.ttu.edu)

Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa

Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy, 1989,

đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến

định cư tại Hoa Kỳ.

***

Nói về nguyên nhân cái chết của ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho biết: “Ông mất chính

là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không

bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.”

“Nơi ông Funseth ở có những người hàng xóm rất tốt. Hai, ba ngày họ không thấy ông ra

lấy báo trước cửa, nên gọi cảnh sát và báo cho người em trai ông ở New York biết. Khi

cảnh sát đến nhà mới biết ông té nằm trên sàn cả ba ngày rồi, vậy mà ông vẫn sống. Người

ta mang ông vô nhà thương,” bà Thơ cho biết.

Cũng theo lời bà, "tôi có hứa với ông bà Funseth là tôi sẽ thay mặt cho tất cả tù nhân chính

trị chăm sóc ông bà khi họ đau ốm.”

Thế nên ngay sau khi từ Việt Nam trở về, được em trai ông Funseth báo tin cho biết, bà

Khúc Minh Thơ đã có mặt mỗi ngày tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị.

Bà cũng cho biết, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Funseth đã yêu cầu bệnh viện tháo ống trợ

thở để ông được “ra đi tự nhiên.”

Nói về ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho rằng, “Tất cả tù nhân chính trị và cả bản thân

tôi đều coi ông Funseth như một người ơn mà không cách gì trả ơn nổi. Đó là người đã

cứu rỗi linh hồn những người tù nhân chính trị, những người HO.”

Bà Thơ kể, “Tôi vẫn nhớ khi tôi vào nhà thương thăm ông, ông tỉnh lại nói chuyện với tôi

suốt hai tiếng đồng hồ. Ông cứ sợ không gặp lại tôi. Tôi có nói ông không hề cô độc, dù vợ

con ông đã mất, nhưng ông vẫn còn tụi tôi, tụi tôi hứa sẽ chăm sóc cho ông.”

“Ông nhắc, ông nhớ, ông nói thao thao về những kỷ niệm, về những người tù nhân chính

trị. Ông thương họ lắm. Cho đến lúc gần chết mà ông còn nói với tôi câu như thế này: Nếu

bà không để tâm, thì cho phép tôi để hình tôi trên bàn thờ của bà.”

“Vì sao biết không? Vì ông muốn khi nào những người tù chính trị ngày xưa có đến thăm

tôi thì cũng sẽ gặp ông luôn. Vì ông đâu có gia đình. Ông chỉ có người em và hai người

cháu lại không ở gần đây,” bà Khúc Minh Thơ giải thích tâm nguyện của ông.

Cũng theo bà Thơ, “Trong nhà ông Funseth, dưới tầng hầm, có một thư viện, nơi đó ông

cất giữ rất nhiều món quà của những người tù nhân chính trị, của những hội đoàn tặng cho

ông.”

Bà kể thêm, “Trong nhà thương, ông nhắc đủ thứ, nhớ kỹ đủ thứ. Nhớ lại những lúc tôi làm

việc với ông. Nhắc lại lúc ông đi ký thỏa hiệp, ông về kể với tôi khi sang Việt Nam ký thì

bên Việt Nam đâu có đồng ý tất cả các điều khoản đưa ra, vẫn còn một số điểm họ không

chịu ký. Trong khi những người trong phái đoàn cảm thấy như vậy là cũng được, thì ông lại

luôn nhớ câu tôi dặn trước khi ông rời khỏi Bộ Ngoại Giao để lên máy bay đi, là 'ông làm

bằng cách nào tôi không biết, nhưng ông phải yêu cầu họ ký hết các thỏa hiệp đó mới

được.' Tôi nói là nói vậy thôi chứ làm sao buộc ông như vậy được. Mọi chuyện khó khăn

lắm chứ. Vậy mà đêm đó, ông kể, 1 giờ khuya ông ngồi dậy đọc kinh cầu nguyện cho Việt

Cộng ký hết những điều khoản còn lại để cho gia đình tù nhân chính trị được yên lòng.”

“Sáng hôm sau, khi phái đoàn của ông đi ăn sáng trước khi chuẩn bị trở về Mỹ, thì ông Vũ

Khoan là người đại diện phía Việt Nam ký thỏa hiệp đó tiến đến nơi ông Funseth, và nói

phía Việt Nam đồng ý ký hết những điều khoản còn lại. Ông nói ông mừng hết lớn. Khi ông

đến phi trường Bangkok gọi về cho bà Funseth, kêu bà báo tin cho tôi biết,” bà Thơ tiếp tục

kể về người ơn của chương trình H.O.

Bà Khúc Minh Thơ còn cho biết, ông Funseth, trong những ngày nằm bệnh viện, đã nói

nguyện vọng muốn được bà Thơ “làm cho ông một buổi Funseth's Day.”

“Tôi nói ông cố gắng khỏe lại thì sẽ tổ chức, dự định cũng đúng vào dịp 30 Tháng Bảy. Giờ

ông đi rồi, nhưng tôi nghĩ tôi cũng sẽ làm ngày đó cho ông, trong một hình thức nào đó,” bà

nói.

Chia sẻ về cảm xúc của một người thân thiết với ông từ 30 năm qua, bà Khúc Minh Thơ

cho biết, “Ông ra đi tôi buồn nhưng cũng vui cho ông, vì ông vẫn thường nói ông nhớ vợ

ông, con ông, ông cứ mơ thấy họ. Thì thôi coi như ông đã được đoàn tụ với vợ con mình.

Nhớ về ông, điều cảm động nhất với tôi là việc ông cầu nguyện trong đêm để cho tất

cả cácđiều khoản trong bản thỏa hiệp được ký hết.”

---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

                                  



                         A20 Xuân Phước Đại Hội kỳ 3



      


Kính thưa quý vị quan khách và bằng hữu của anh em A20
Kính thưa quý anh chị A20 và gia đình từ khắp nơi về tham dự Hội Ngộ A20 toàn thế giới kỳ 3 tại Bắc California,
Kính thưa quý vị,
Thật là niềm vinh dự lớn lao cho anh em A20 Bắc Cali được đón tiếp quý Anh chị từ những nơi rất xa về dự Ngày Hội Ngộ hôm nay, và cũng thật bồi hồi xúc động đối với anh em A20 trong ngày Hội Ngộ, sau những ngày hồi hộp trông đợi được gặp những người bạn đã xa cách hàng chục năm, thậm chí có những anh em trên 30 năm, xúc động được gặp lại anh em, bạn bè đã từng chia xẻ đắng cay, giúp đỡ nhau vượt qua những năm tháng dài sống mong manh giữa biên giới tử sinh, nhiều người đã sẵn sàng giúp đỡ anh em, dù biết, nếu bị bại lộ, có thể bị bọn cai tù trừng phạt nặng nề, đôi khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Những dấu ấn đó, những kỷ niệm đó, nhiều lúc vẫn còn trở về với chúng ta qua những cơn ác mộng.
Hôm nay, cùng với tất cả anh em A20 Bắc Cali, BTC chúng tôi vô cùng hân hoan chào mừng toàn thể Anh em A20, gia đình và bằng hữu tới tham dự Hội Ngộ A20 toàn thế giới kỳ 3.
Trước hết cùng tất cả anh em A20 Bắc Cali., xin gửi lời cám ơn đến toàn thể quý vị và anh em A20 đã hy sinh thời gian và phương tiện về tham dự đại hội, thay mặt ban tổ chức xin cám ơn mọi đóng góp yểm trợ từ khắp nơi gửi về, xin cám ơn mọi thành viên trong ban tổ chức đã tận tụy chăm lo hoàn tất mọi công tác tổ chức tốt đẹp. Đặc biệt cám ơn thân hữu TSQ Tuấn Lê giúp BTC ghi lại những hình ảnh ngày Hội Ngộ để BTC sẽ chuyển đến Anh em A20 không thể về tham dự.
Chúng tôi cũng xin mạn phép thay mặt toàn thể anh em A20 cám ơn các phu nhân A20, các chị đã, đang và sẽ đồng hành với anh em A20, đã bươn trải vượt qua khó khăn trong quá khứ, cùng chia xẻ ngọt bùi trong hiện tại và vẫn luôn bên nhau để nâng đỡ, an ủi nhau đi nốt quãng đời còn lại.
Chúng tôi cũng xin nói đôi nét về Trại tù A20, trong một thung lũng giáp chân Trường Sơn, thuộc Xã Xuân Phước, A20 còn được anh em nhắc đến với tên Trại Trừng Giới, Trại Kiên Giam, hay có người còn gọi là Tầng Cuối Cùng Địa Ngục trong hàng Ngàn Địa Ngục do Việt Cộng thiết lập để đày ải Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa và những người chống lại hay trốn chạy chúng.
Lúc đầu, A20 chỉ lập để giam giữ những người trở về trên tàu Việt Nam Thương Tín và một số tội phạm xã hội, nhưng khi TC đe dọa sẽ cho VN một bài học từ biên giới Tây Nam giáp Kampuchia, và biên giới Việt Hoa phía Bắc, Việt Cộng đã mau chóng chuẩn bị di dời những trại tù Quân Cán Chính VNCH tại biên giới Tây Nam về gần duyên hải và các trại trên vùng Việt Bắc về miền Trung du. VC cũng cải biến A20 thêm kiên cố, rồi gạn lọc những  anh em Sĩ quan QLVNCH bất khuất, chống lại chính sách đối xử của cai tù trong các trại giam Miền Nam mà VC liệt kê vào "thành phần bất trị, không thể cải tạo" rồi tập trung về A20. Đến đầu thập niên 1980, để chuẩn bị cho những trao đổi với  Hoa Kỳ sau này, VC di chuyển các Quân Cán Chính VNCH từ các trại tù Miền Bắc vào Nam, một số anh em về A20. Do đó đa số Anh em A20 là Quân nhân QLVNCH, số rất nhỏ còn lại là Cán bộ chính quyền VNCH, những thành viên các tổ chức chống đối VC bị kết án v.v.. . .
Đa số anh em A20 chúng ta đã sống hiên ngang, cùng vượt qua bao đày đọa gian khổ vô cùng khắc nghiệt để sống sót trở về, đã nhiều lúc phải ngậm ngùi tiếc thương cho những đồng đội đã nằm xuống bị vùi thân xác bên đường mòn vào trại Xuân Phước mà ngày nay không biết mấy người đã được thân nhân tìm thấy. Chúng ta may mắn đã trở về và bằng nhiều phương cách đã đến được các miền đất tự do, trong khi nhiều anh em còn ở lại quê nhà, có những người đã vội vã nằm xuống trước khi lập thủ tục ra đi, vài anh em đến nay vẫn còn lưu lạc tại Thái Lan trốn đòn thù VC. Anh em A20 chúng ta, người trẻ nhất cũng đã ngoài 60, còn những anh lớn tuổi đã mấp mé 90 cũng có, thời gian chồng chất cùng những dấu tích đòn thù để hàng tuần chúng ta nhận hung tin, ai tín, cáo phó, phân ưu. Có những A20 hẹn hò về tham dự Hội Ngộ Kỳ 3, nhưng cuối cùng đã đáp chuyến tàu về miền miên viễn trước khi phó hội. Nhiều anh em vì điều kiện khó khăn, nhất là sức khỏe không thể về dự đại hội dù vẫn ước ao được một lần gặp lại anh em.
Thưa toàn thể anh em A20, trong ngày Hội Ngộ Kỳ 3 năm nay, chúng ta cũng không thể quên được những gương mặt thân thương A20 đã từng về tham dự các kỳ trước, hôm nay họ đã vĩnh viễn giã từ anh em. Đây cũng chính là nỗ lực thúc đẩy Bắc Cali tổ chức hội ngộ kỳ 3.
Một lần nữa, thay mặt BTC, chúng tôi xin hân hoan chào mừng toàn thể quý vị tham dự ngày Hội Ngộ A20 Kỳ 3 hôm nay, cầu chúc mọi người nhiều sức khoẻ và được mọi sự may lành. Ước mong sẽ còn có dịp gặp nhau trong những Ngày Hội Ngộ kế tiếp.
Xin chúc mọi người có một buổi Hội Ngộ vui tươi, đầm ấm.
                                                                     Thân ái kính chào
                                                                  Trưởng Ban Tổ Chức
                           NGUYỄN NGỌC TIÊN



                                                     ---------------------------------------


Buổi chiếu thứ 7 ngày 15 tháng 8 năm 2015.
A 20 Xuân Phước đã tổ chức buổi hội ngộ lần thứ 3 tại nhà hàng Flourishing Garden trong thanh phố San Jose nắng ấm,
Tất cả anh em từ các nơi quy tụ và nơi đây để ôn lại những chuyện vui buồn, tìm gặp lại những người bạn đã cùng nhau có biết bao kỷ niệm. 
Tôi xin gửi đến toàn thể anh em A 20 những người tù binh lương tâm, lời chúc mùng hội ngộ với tràn đầy niềm vui. Xin gửi tặng các anh bài thơ do tôi viết.

Buông rơi súng trận

 
Bình cũ rót đầy rượu đắng cay
Men nồng vị ngọt thoáng hương say
Mời người xa vắng thăm tình bạn
Uống cạn hôm nay, chén vơi đầy.

 
Thời đó ngày xưa tao với mày
Đã từng tham dự tiệc chia tay
Rừng chiều chia lối hai đơn vị
Mày ở đồi kia, tao chốn này.

 
Bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau
Uống cạn men say xoá tan sầu
Chiến trận hào hùng thời ly loạn
Tao mày vẫn sống tuổi bạc đầu.

 
Chợt nhớ ngày xưa giữa tang bồng
Buông rơi súng trận, bàn tay không
Ngước mặt nhìn trời, buồn ly biệt
Tao mày ôm hận nợ núi sông.

 
Cựu TSQ. Lê Tuấn





Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Tưởng nhớ ông Nguyễn Văn Học


Tưởng nhớ ông Nguyễn Văn Học



Ước ao được làm con của Ba mãi mãi. 

Con chào đời được 5 tháng thì Ba phải đi tù cải tạo. Tuổi thơ con sống trong sự đùm bọc của Mẹ và các Anh Chị.  Trong kí ức nhỏ bé của con, và hoàn cảnh đất nước lúc đó, Anh Chị em con đã có những bữa ăn không được no, nhưng gia đình mình luôn tràn ắp tiếng cười đùa.  Sự vắng mặt của Ba, con hoàn toàn không để ý đến.  

Khi Ba được ra tù cải tạo, thì con đã lên 7, cuộc sống của con như một cuốn vở vừa được mở sang một trang mới sạch đẹp hơn.  Con nói thế là vì con còn nhớ rõ con rất sợ ma, vậy mà sáng nào Mẹ cũng bắt đi Lễ Misa lúc 4 giờ sáng.  Đầu ngõ nhà mình lại có những cây tre thật to, con nghĩ cây càng to, càng rậm thì càng nhiều ma quái.  Mỗi sáng đi đến đầu ngõ, con phải nín thở, nhắm mắt chạy thật nhanh qua để không bị ma bắt.  Nhưng từ khi có Ba, mỗi sáng sớm con ung dung ngồi trên vai Ba để được cõng đến cổng nhà thờ.  Lúc đó con là con út nên được Ba nuông chiều lắm. Con thi thường xuyên bị bịnh và mỗi khi con đau bụng Ba thường lấy lá trầu xanh hơ lửa và chườm lên bụng con cho ấm lại.  Những cử chỉ chăm sóc của Ba, con còn nhớ mãi.  Ba là một người Cha hiền từ mà con rất yêu kính, Ba dành rất nhiều thời giờ cho con.  Những buổi chiều rảnh rỗi Ba dắt con ra ruộng rong chơi, đi bộ trên bờ đê, Ba cho con tha hồ chạy nhảy và Ba còn giúp con bắt những con dế đem về chơi.  Ba lại là người rất tỉ mỉ khéo tay, Ba làm cái gì cũng đẹp.  Lúc con 11-12 tuổi, Mẹ  cho con đi học thêu, con nhỏ nhất trong lớp nên mọi dụng cụ đều to lớn cho con.  Ba đã đóng cho con một con ngựa gỗ vừa tầm với con để con ngồi thêu, Ba đánh bóng thật láng để dằm khỏi đâm vào tay con.  





Cứ như vậy, hết năm này qua năm khác Ba luôn cho các con những gì tốt đẹp nhất, hình như con không bao giờ nghe Ba lớn tiếng la mắng chúng con, mà chỉ dùng những lời lẽ ôn hòa dạy bảo, nhưng rất thấm sâu trong lòng con.  Con nghĩ chắc tại con nghịch ngợm giống  Ba  nên được Ba thiên vị nhất, nhưng không phải vậy!  Bí quyết của Ba là sự hiền lành nhân từ, mà không chỉ riêng Anh Chị Em con mà tất cả mọi người có dịp tiếp xúc với Ba đều cảm nhận được điều đó. Nếu  con kể những kỉ niệm của Ba và con thì không biết bao giờ mới hết.

Nhờ sự hy sinh  7 năm lao tù cải tạo, mà Ba đã đưa được cả gia đình mình định cư tại Hoa Kỳ. Qua đến Mỹ Ba lại là tài xế đưa con đi học mỗi ngày suốt 4 năm trời, thế là Bố con mình lại có biết bao là kỷ niệm. Ba luôn khuyên dạy con ăn học nên người, Ba lúc nào cũng tin tưởng và hỗ trợ tinh thần các con của Ba.



  
Thế rồi tụi con lớn lên, ra trường, lập gia đình và rời xa Ba Mẹ.  Mỗi khi đưa các con về thăm Ngoại, Ba hay nói: “Có chuyện này hay lắm Ba chờ Cún tới kể cho Cún nghe mới thích”.  Nói chuyện với Ba lúc nào cũng rất thoải mái. Ba là người thông minh nói năng duyên dáng tế nhị, nhưng  rất dí dỏm và hòa đồng, ai ở gần bên  Ba cũng đều thương Ba của con cả.  

Ba là một người Cha nhân từ luôn quan tâm đến nhu cầu của từng đứa con, Ba đang sống trong an vui thoải mái, thì sức khoẻ của Ba yếu dần, và cái ngày định mệnh ấy đến.   Ngày 6 tháng 3, 2015 Ba phải đi cấp cứu, sau 2 ngày kết quả chính thức cho biết Ba bi ung thư phổi giai đoạn cuối và bác sĩ nói Ba chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng.  Nghe tin Ba vậy, đất trời như sụp xuống trước mặt con.  Nhưng đó mới là sự bắt đầu.  Chúng con không ai cầm được nước mắt khi thấy Ba email cho bạn bè  của Ba với chủ đề: Tin Sét Đánh, trong nội dung Ba viết “những cơn đau của ung thư phổi thật khủng khiếp, người trần gian không thể diễn tả nổi ….” Viết xong Ba đứng dậy lê từng bước nặng nề vào phòng. Ba ơi! Nếu như Ba nói những  cơn đau đó trên trần gian này không diễn tả nổi, thì đối với con không bút mực nào có thể viết được  lòng yêu thương con dành cho Ba.  Chỉ vài ngày sau đó, Ba bị té trong phòng tắm, con nghe tiếng thét  hoảng sợ của Mẹ và Chị, con gục xuống tưởng rằng con đã mất Ba rồi.  Mắt con cay nhòa và chân con như mọc đầy gai, không thể nào lê nổi thân xác của mình nữa.




Ba phải nhập viện trở lại, nhìn Ba đau đớn co rút người lại, nhưng không một lời than trách. Khi tỉnh dậy Ba nói, nhìn thấy các con khóc Ba còn đau đớn hơn nên Ba đã âm thầm chịu đựng. Thế mà  những cơn đau quái ác đâu có tha cho Ba, Ba run rẩy co quắt lại các Anh Chị Em con nói với nhau. Ba có 6 đứa con và đại gia đình mình có tất cả 30 người, ước gì tụi con có thể chia bớt sự đau đớn cho Ba. Ba là một người hiền lành có vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng  Ba lại có một ý chí kiên cường và một đức tin thật mạnh mẽ. Mỗi sáng thức dậy, Ba ra Đài Đức Me mà chính tay Ba đã xây cho chúng con, Ba chắp hai tay tạ ơn Thiên Chúa đã cho Ba một đêm bình an.  Để chống chọi lại với những  cơn đau, Ba tập thể dục mỗi ngày, Ba đi bộ chậm chạp, nhìn Ba đi con thương Ba vô cùng. Chắc Ba biết con là người nắm rõ bịnh lý của Ba, nên lâu lâu Ba lại ghé tai con hỏi nhỏ bịnh Ba ra sao?  Nó có lên trên đầu Ba không mà Ba nhức đầu quá Cún? Con phải cố bình tĩnh mà quay đi chỗ khác gạt nước mắt. 

Con nhớ lần cuối chúng con đưa Ba vào bịnh viện, Ba phải chụp hình phổi, lúc đó Ba đã không còn đứng được, họ phải cho Ba nằm. Ba đau quằn quại, họ không cho con ở đấy.  Ba kéo lấy tay con và nhoài người  ôm con thật chặt như cầu cứu điều gì. Con không thể diễn tả được, nhưng sẽ  không  bao giờ quên ánh mắt ấy của Ba. Ba đau đớnquá không nói được gì vì phải  dùng hết sức chống lại với cơn đau, trong khi nước mắt Ba chảy thành dòng. Thấy vậy họ cho con ở lại bên Ba, và cả hai Bố con cùng khóc.  Ai ngờ đâu, đó chính là lần cuối cùng  con được Ba ôm thật chặt trước khi Ba đi sâu vào hôn mê.  

Căn bịnh ngặt nghèo đã cướp đi mạng sống của Ba chỉ vọn vẹn trong vòng 6 tuần. Mọi người vẫn còn bàng  hoàng, ngay cả khi con đang viết những dòng tưởng nhớ về Ba, con vẫn không nghĩ  Ba đã không còn bên con nữa. Ba nấc nhẹ lên 2 tiếng rồi nhẹ nhàng nhắm mắt ra đi bình an, nhưng sao  trong lòng con lại xót xa đến thế? Mọi người an ủi chúng con rằng, vì đời sống tốt lành, đức tin mạnh mẽ và sự chịu đựng đau đớn thật  kiên cường của Ba, Chúa đã gọi Ba về sớm để Ba được hưởng  hạnh phúc bên Ngài trên Thiên Đàng. 





Chúng con biết Ba thương Mẹ nhiều lắm vì Ba Mẹ đã có với nhau 50 năm chung sống. Sự ra đi của Ba sẽ để lại cho Mẹ nỗi hụt hẫng mất mát thật to lớn. Chúng con xin hứa với Ba là mãi mãi theo lời Ba dạy, Anh Chị Em chúng con sẽ luôn yêu thương nhau, kính trên nhường dưới, và sẽ tiếp tục chăm sóc Mẹ như những ngày Ba còn bên chúng con vậy.  Tất cả chúng con không hề hối hận điều gì vì chúng con hết lòng yêu thương Ba, chúng con chỉ mong phải chi Ba có thể sống lâu hơn với chúng con. Nếu như có được điều ước hay sự chọn lựa, tất cả Anh Chị Em chúng con đều ước ao được làm con của Ba và là anh chị em với nhau mãi mãi.  

Hôm nay chúng con xa Ba, nhưng trong lòng tất cả chúng con luôn luôn thương nhớ đến người Cha khả kính của chúng con, gia đình mình sẽ được đoàn tụ lại trên nước Trời Ba nhé!  Chúng con xin tiễn biệt Ba và thương chúc Ba  luôn mãi bình an trên Thiên Quốc.

Kính chào tạm biệt người Cha thân yêu của chúng con,

Cún của Ba

PS: Anh Học !
Muốn viết về anh vài hàng nhưng con gái của anh giỏi quá, cháu viết hết về anh rồi, cháu chẳng chừa cho tôi chút nào để mà viết.




Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

“Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ. Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!”..

               “Vinh quang một đời của người cầm quân là  một món nợ.
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!”..

(Vương Mộng Long)

Bảy giờ sáng ngày Ba Mươi tháng Tư 1975, tôi dừng quân trên một tọa độ cách thủ đô Sài-Gòn hơn hai chục cây số. Nơi đây là đoạn cuối của Quốc Lộ 1. Chỉ còn một quãng đường ngắn ngủi nữa thôi, Quốc Lộ 1 sẽ chấm dứt.
Tối qua, 29 tháng Tư chúng tôi rút về tới Long-Bình thì Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân đã di chuyển đi đâu mất rồi. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của tôi như con gà con lạc đàn. Tôi vào máy gọi Liên Đoàn 24 BĐQ, gọi Tiểu Đoàn 81 BĐQ, gọi Tiểu Đoàn 63 BĐQ, và gọi cả Sư Đoàn 18 BB/ HQ trên tần số riêng. Tần số nào cũng rối loạn. Tôi không bắt liên lạc được với ai. Nửa đêm, thình lình máy vô tuyến đưa lệnh, chẳng hiểu của giới chức nào, chỉ vắn tắt một câu “Các đơn vị cấp tốc rút về phòng thủ Sài-Gòn!”
Mờ sáng Ba Mươi tháng Tư, chúng tôi bỏ Long-Bình, rồi từng bước, rút về hướng thủ đô, để “phòng thủ thủ đô”. Cuối cùng, lết bộ tới Cầu Hang (Biên-Hòa) thì mỏi mệt quá, tôi cho quân dừng lại nghỉ. Trên Quốc Lộ 1, cách Cầu Hang chừng hai trăm mét, hơn sáu chục người lính sống sót cuối cùng của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân bơ vơ.
Vào giờ này, quân số Tiểu Đoàn 82 BĐQ bách thắng của Quân Khu 2 còn lại chừng nửa đại đội, với bốn sĩ quan là tôi (Thiếu Tá Vương Mộng Long), Thiếu Úy Thủy, Trung Úy Trâm, Chuẩn Úy Thiều cùng hơn sáu mươi binh sĩ. Ông Đại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó chết đêm 28 tháng Tư. Chuẩn Úy Nguyễn Hữu Phước và Trung Úy Đăng mất tích. Thiếu Úy Châu đi thụ huấn chưa về. Thiếu Úy Học, Thiếu Úy Hoàng vắng mặt từ chiều 27 tháng Tư, trước khi tiểu đoàn vào vùng. Chuẩn Úy Gấm, Chuẩn Úy Trung, Chuẩn Úy Lê Văn Phước (Ban 3) cùng Trung Úy Trần Văn Phước thất lạc trên đường rút lui từ Hố-Nai về Long-Bình ngày hôm qua.

Những trận đánh cuối cùng và Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa

Những trn đánh cuối cùng và Chân dung người lính Vit Nam Cng Hòa

Sơn Tùng




Quân đi VNCH chính thc buông súng và tan rã vào trưa ngày 30/4/75, sau nht lnh đu hàng ca Chun tướng Nguyn Hu Hnh, mt tên nm vùng được Tng thng 3 ngày Dương Văn Minh b nhim làm quyn Tng Tham Mưu Trưởng. Đó là mt ngày đen ti mà cho đến hôm nay, sau đúng 40 năm, hu như vn còn in rõ trong tâm nim ca hàng triu người lính cũ ca quân đi min Nam cùng vi nhng cm nghĩ cay đng, đau xót. Nhng cm nghĩ y có l cũng được c nhng người chết mang theo.
Bốn mươi năm sau khi tan hàng rã ngũ bng mt cuc bc t kinh tm, chân dung tht ca người lính VNCH vn còn b che m sau nhng màn khói huyn thoi, phn bi và vô ơn. Có l trong lch s thế gii, không có người lính nước nào phi chu mt s phn nghit ngã như người lính VNCH. Trong khi cm súng chiến đu và sau khi đã buông súng hng chc năm, người lính y vn chưa thoát khi cái s phn nghit ngã bám theo mình.

Trong Lửa Đỏ, Giữa Sự Chết, Trên Quê Hương!


Trong Lửa Đỏ,
Giữa Sự Chết,
Trên Quê Hương!

Phan Nhật Nam

Một

Cách đây 50 năm, tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, Gia Định những buổi chiều mưa dầm Tháng 6 miền Nam, anh xoay xở quay quắt giữa những thây chết của những người lính thuộc đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động, Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh.. Những người chết của chiến trận Đồng Xoài, Bình Dương nổ ra từ những ngày đầu Tháng 6. Đối với một gã lính vừa qua tuổi 20 năm ấy, sự mất mát của hàng trăm chiến hữu chỉ được đưa về sau nhiều ngày kể từ khi tử trận quả là một sự đau thương quá lớn.. Thân thể người chết căng cứng, xanh đen, tím thẩm, dòi bọ lúc nhúc bò theo những vết thương sũng máu. Khoảng đất nghĩa trang đặc sánh bởi máu, thịt, con người chảy vữa, sênh sếch.. Trong  đó có máu, thịt của bạn anh, Thiếu Úy Trần Trí Dũng, gã học sinh đã cho bạn cùng lớp và toàn Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng niềm hãnh diện.. Vô địch bóng bàn học sinh, thủ quân đội bóng rỗ, cũng là trung phong hàng đầu của hội tuyển bóng tròn trường trung học đá hay nhất miền Trung. Nhưng giờ đây, tất cả dạng hình tươi trẻ sống động của Dũng với lúm đồng tiền trên má không còn nữa.. Kéo fermeture bao đựng xác – Bạn anh, người bạn ấu thơ của Đà Nẵng hơn mươi năm trước bấy giờ chỉ là một thây xác sùi sụp nước nhờn tím thẩm hôi hám. Có chăng được phần an ùi. xác Dũng còn nguyên dạng hình chưa bị vữa nát. Buổi đá banh năm xưa ở Sân Vận Động Chi Lăng làm sao tưởng ra tình cảnh nầy Dũng ơi?!

Xóm nhà dân trước nghĩa trang phải di tản vì mùi hôi thối bốc kín đặc khoảng không. Tiếng kêu khóc của thân nhân tử sĩ âm âm oán thán, xót xa, xé cắt.. Có bà cụ vật vã thều thào bên chiếc poncho gói xác người vừa lật mặt.. Nam ơi! Nam ơi! Sao cháu bỏ bà.. Anh ngồi xuống bên cạnh bà cụ.. Bà ơi, con cũng tên Nam, cha mẹ con không còn, con gọi bà bằng bà thay anh Nam. Trở về hậu cứ đơn vị nơi phi trường Biên Hòa, sân cờ tiểu đoàn trắng màu khăn tang, con trẻ chạy thất thanh quanh những người mẹ đang nằm lăn trước bậc thang các văn phòng đại đội.. Thiếu úy ơi! Thiếu úy ơi! Hóa ra anh là sĩ quan còn sót lại của một tiểu đoàn nhảy dù mà từ tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, 4 đại đội trưởng đồng tử nạn.. Không biết Đại Úy Phát, đại đội trưởng Đại Đội 74 và đám quân binh thất lạc nay đang ở đâu. Thế nên, những tưởng Tháng 6 năm 1965 đã quá sức chịu đựng của con người - Cho dẫu là người lính có khẩu hiệu Nhẩy Dù Cố Gắng!